Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng tại thái nguyên (Trang 52 - 55)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm

3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô thí nghiệm

Đông 2012 và Xuân 2013 tại Thái Nguyên

Đơn vị tính: ngày Gieo -TC Gieo - TF Gieo - PR Gieo - CSL Giống Đông

2012

Xuân 2013

Đông 2012

Xuân 2013

Đông 2012

Xuân 2013

Đông 2012

Xuân 2013

KK11-12 53 66 54 68 56 68 114 118

KK11-13 54 68 55 68 57 69 118 116

KK11-14 53 67 54 68 55 69 119 116

KK11-15 52 70 52 70 52 70 112 119

KK11-16 54 68 55 68 57 69 116 119

KK11-18 54 69 57 70 57 71 113 116

KK11-19 51 68 52 68 52 68 112 114

KK11-20 48 68 50 68 50 70 105 114

NK4300

(đ/c) 53 72 54 73 54 72 116 115

P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% =

LSD05 =

1,2 1,1

1,8 2,2

1,2 1,1

1,6 1,9

0,8 0,8

1,3 1,6

2,9 5,7

0,7 1,4

Quá trình sinh trưởng, phát triển của ngô được chia thành 2 giai đoạn:

Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây ngô là giai đoạn mọc và kết thúc là chín sinh lý. Việc nhận biết các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngô trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn, là cơ sở để tác động các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý. Trong các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô, giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu là giai đoạn vô cùng quan trọng, quyết định đến năng suất của giống.

Ở cây ngô, các giai đoạn sinh trưởng biến động phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng là cơ sở xác định thời vụ gieo trồng hợp lý để tạo điều kiện thích hợp nhất cho cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt.

3.1.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Giai đoạn trỗ cờ được tính khi xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ, giai đoạn này ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của cây. Từ giai thời kỳ xoáy nõn (trước trỗ 10-15 ngày), trên đồng ruộng cây ngô sinh trưởng, phát triển rất nhanh, đây là thời kỳ nhạy cảm nhất của cây ngô, nếu thiếu dinh dưỡng, gặp hạn sẽ làm giảm đáng kể số hạt trên bắp.

Kết quả theo dõi giai đoạn gieo đến trỗ cờ của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013 cho thấy:

Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các giống thí nghiệm là 48-54 ngày (vụ Đông 2012) và 66-72 ngày (vụ Xuân 2013). Giống KK11-19 và KK11-20 có thời gian gieo đến trỗ cờ là 48-51 ngày (vụ Đông 2012) và 68 ngày (vụ Xuân 2013) ngắn hơn giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu. Giống KK11- 15 thời gian gieo đến trỗ cờ tương đương với giống đối chứng ở cả vụ Đông 2012 và Xuân 2013. Các giống còn lại thời gian từ gieo đến trỗ cờ tương đương với giống đối chứng NK4300 ở vụ Đông 2012 và ngắn hơn giống đối chứng ở vụ Xuân 2013.

3.1.1.2. Giai đoạn gieo đến tung phấn, phun râu

Tung phấn, phun râu là giai đoạn quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh và hình thành hạt ở cây ngô. Quá trình tung phấn phun râu ở cây ngô diễn ra trong khoảng thời gian 5-8 ngày. Giai đoạn này yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa) rất nghiêm ngặt. Nhiệt độ thích hợp cho ngô thụ phấn, thụ tinh là 18 - 200C. Độ ẩm thích hợp cho quá trình nở hoa ở cây ngô là 80%. Ở điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ không khí thấp sẽ làm hiệu quả của quá trình thụ phấn thụ tinh giảm. Hạt phấn sau khi rời khỏi bao phấn sức sống giảm rất nhanh.

Giai đoạn ra hoa nếu nhiệt độ nhỏ hơn 130C và lớn hơn 350C hạt phấn chết trong bao phấn. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp còn gây ảnh hưởng lớn hơn khi kết hợp với ẩm độ không khí thấp (<60%) (Nguyễn Thế Hùng, 2006) [15].

Vụ Đông 2012, giống KK11-15, KK11-19 và KK11-20 có thời gian gieo đến tung phấn là 50-52 ngày ngắn hơn giống đối chứng. Giống KK11-18 thời gian gieo đến tung phấn là 57 ngày dài hơn giống đối chứng, các giống còn lại có thời gian gieo đến tung phấn tương đương với giống đối chứng.

Thời gian gieo đến tung phấn của các giống thí nghiệm vụ Xuân 2013 là 68-73 ngày,các giống thí nghiệm có thời gian từ gieo đến tung phấn ngắn hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Các giống thí nghiệm có thời gian gieo đến phun râu ở vụ Đông 2012 là 50-57 ngày, vụ Xuân là 68-72 ngày. Giống KK11-15, KK11-19 và KK11-20 thời gian gieo đến phun râu ngắn hơn giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.

Giống KK11-18 thời gian gieo đến phun râu dài hơn giống đối chứng ở vụ Đông 2012, tương đương với giống đối chứng ở vụ Xuân 2013. Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến phun râu dài hơn giống đối chứng ở vụ Đông 2012 và ngắn hơn giống đối chứng ở vụ Xuân 2013.

Nhìn chung vụ Xuân 2013, do nhiệt độ thấp và lượng mưa ít hơn ở giai đoạn đầu nên các giống thí nghiệm đều sinh trưởng phát triển chậm. Thời gian từ gieo đến trỗ cờ - tung phấn - phun râu của các giống thí nghiệm trong vụ Xuân 2013 dài hơn vụ Đông 2012.

Khoảng cách tung phấn - phun râu của các giống thí nghiệm là 0-2 ngày, thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh hình thành hạt. Giống đối chứng có quá trình phun râu xảy ra trước tung phấn ở vụ Xuân 2013, đây là một trong những đặc điểm quan trọng, nếu trong điều kiện hạn những giống có đặc điểm sinh sản là tính cái chín trước sẽ có lợi thế hơn trong quá trình kết hạt.

3.1.1.3. Giai đoạn gieo đến chín sinh lý

Giai đoạn chín sinh lý được xác định khi các hạt trên bắp đã đạt khối lượng khô tối đa. Giai đoạn này lớp tinh bột đã tiến đến cùi và lớp sẹo đen được hình thành, đó là dấu hiệu kết thúc sự phát triển của hạt. Thời gian từ gieo đến chín sinh lý được gọi là thời gian sinh trưởng của giống.

Qua theo dõi thời gian gieo đến chín sinh lý của các giống thí nghiệm cho thấy: Các giống thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng trung bình, biến động từ 105-119 ngày (vụ Đông 2012) và 114-119 ngày (vụ Xuân 2013). Giống KK11-12, KK11-15 và KK11-16 thời gian sinh trưởng là 118-119 ngày (vụ Xuân 2013) dài hơn giống đối chứng. Giống KK11-20 thời gian sinh trưởng là 105 ngày (vụ Đông 2012), ngắn hơn giống đối chứng. Các giống còn lại có thời gian sinh trưởng tương đương với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng tại thái nguyên (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)