Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm
3.1.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng su ất của các giống thí nghiệm
hàng và khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố này được quyết định bởi tính di truyền của giống và chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh. Vì vậy năng suất ngô cũng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như: Thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác, chế độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 tại Thái Nguyên
Giống B/C
(bắp)
CD bắp (cm)
ĐK bắp (cm)
H//B (hàng)
H/H (hạt)
KL.1000 hạt (gr)
KK11-12 1,02 15,27 4,51 14,20 31,90 334,37
KK11-13 1,03 16,10 4,32 13,53 33,50 320,44
KK11-14 1,03 15,17 4,53 14,60 31,53 329,18
KK11-15 1,01 16,53 4,37 12,73 33,40 332,37
KK11-16 1,03 14,87 4,35 14,10 34,93 307,45
KK11-18 0,99 13,30 4,31 15,20 29,43 275,23
KK11-19 0,98 12,87 4,77 14,00 32,73 354,78
KK11-20 1,02 12,57 4,41 13,07 28,90 328,36
NK4300
(đ/c) 1,00 14,37 4,62 13,13 32,67 327,60
P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% =
LSD05 =
2,6 0,05
2,1 3,06
2,2 0,17
2,4 0,59
6,3 3,48
4,7 26,37 3.1.6.1. Số bắp/cây
Hoa cái của cây ngô được phát sinh từ các chồi nách. Ở cây ngô các đốt hình thành lá thân đều mang mầm nách và phát triển thành hoa cái.
Nhưng trong quá trình phát triển chỉ có 1-2 mầm nách phía trên trở thành bắp hữu hiệu.
Số bắp/cây của các giống thí nghiệm đạt 0,98-1,03 bắp (vụ Đông 2012) và 0,93-0,99 bắp (vụ Xuân 2013).
Số bắp/cây không có sự sai khác giữa các giống thí nghiệm ở cả hai vụ nghiên cứu (P>0,05).
Bảng 3.10: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên
Giống B/C
(bắp)
CD bắp (cm)
ĐK bắp (cm)
H//B (hàng)
H/H (hạt)
KL.1000 hạt (gr)
KK11-12 0,93 12,99 4,45 13,93 26,40 333,09
KK11-13 0,95 14,84 4,20 13,40 31,00 318,57
KK11-14 0,98 14,60 4,34 14,53 31,47 325,63
KK11-15 0,90 14,29 4,22 12,47 29,10 332,00
KK11-16 0,96 14,44 4,21 13,73 32,63 300,67
KK11-18 0,97 13,00 4,19 14,80 27,30 274,37
KK11-19 0,93 12,51 4,58 13,80 29,83 353,68
KK11-20 0,99 12,17 4,29 12,87 26,87 327,80
NK4300
(đ/c) 0,97 13,52 4,41 13,07 28,67 324,13
P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% =
LSD05 =
6,2 0,10
2,8 0,66
1,3 0,09
3,2 0,74
5,0 2,53
3,7 20,65 3.1.6.2. Chiều dài bắp
Chiều dài bắp là một chỉ tiêu quan trọng tỷ lệ thuận với năng suất, chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngược lại.
Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và chế độ canh tác.
Vụ Đông 2012, chiều dài bắp của các giống thí nghiệm đạt 12,57-16,53 cm và không có sự sai khác giữa các giống (P>0,05).
Vụ Xuân 2013, chiều dài bắp của các giống thí nghiệm đạt 12,17-14,84 cm. Giống KK11-12 và KK11-18, chiều dài bắp đạt 12,99 và 13,00 cm, tương đương với giống đối chứng.
Giống KK11-19 và KK11-20, chiều dài bắp đạt 12,51 và 12,17 cm, ngắn hơn giống đối chứng. Các giống còn lại, chiều dài bắp đạt 14,29-14,84 cm, dài hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
3.1.6.3. Đường kính bắp
Đường kính bắp ở cây ngô được đo ở giữa bắp. Trần Văn Minh (1993) [21] cho rằng đường kính bắp là một trong những yếu tố tương quan thuận với năng suất. Vì vậy, các giống có đường kính bắp lớn thường có tiềm năng năng suất cao.
Kết quả theo dõi đường kính bắp của các giống thí nghiệm ở bảng 3.9 và 3.10 cho thấy:
Giống KK11-19, đường kính bắp đạt 4,77- 4,58 cm, tương đương với giống đối chứng trong vụ Đông 2012 và lớn hơn giống đối chứng ở vụ Xuân 2013.
Giống KK11-12 và KK11-14, đường kính bắp đạt 4,51 và 4,53 (vụ Đông 2012); 4,45 và 4,34 cm (vụ Xuân 2013), tương đương với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.
Các giống còn lại có đường kính bắp thấp hơn giống đối chứng ở cả vụ Đông 2012 và Xuân 2013.
3.1.6.4. Số hàng/bắp
Số hàng hạt trên bắp là đặc điểm được quyết bởi đặc điểm di truyền của giống. Số hàng trên chùm hoa cái được xác định ở thời kỳ cây ngô có 12 lá.
Tuy nhiên số hàng hạt chỉ được xác nhận sau quá trình thụ phấn thụ tinh.
Số hàng hạt trên bắp ngô luôn luôn chẵn vì hoa cái của cây ngô mọc thành từng đôi bông nhỏ, mỗi bông nhỏ có hai hoa nhưng một hoa bị thoái hóa chỉ còn một hoa tạo thành hạt.
Vụ Đông 2012, số hàng/bắp của các giống thí nghiệm biến động từ 12,73- 15,20 hàng. Giống KK11-13, KK11-15 và KK11-20, số hàng/bắp đạt 12,73-13,53 hàng, tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại có số hàng/bắp đạt 14,00-15,20 hàng, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Vụ Xuân 2013, KK11-12, KK11-14 và KK11-18 có số hàng/bắp tương ứng là 13,93; 14,53 và 14,80 hàng, lớn hơn giống đối chứng chắc chắn ở múc tin cậy 95%. Các giống còn lại số hàng/bắp đạt 12,47-13,80 hàng, tương đương với giống đối chứng.
3.1.6.5. Số hạt/hàng
Số hạt/hàng được xác định ở thời kỳ phun râu sau khi kết thúc quá trình thụ tinh. Trong điều kiện thuận lợi, quá trình tung phấn và phun râu ở cây ngô xảy ra đồng thời, hiệu quả của quá trình thụ phấn, thụ tinh cao, làm tăng số hạt/hàng. Nếu gặp điều kiện bất thuận (nhiệt độ cao, hạn, mưa bão,...) sẽ làm tăng khoảng cách tung phấn phun râu, giảm số hạt/hàng.
Domasnhew P.P (1968) là người đầu tiên xác định số hạt/hàng tương quan chặt với năng suất. Nghiên cứu của Trần Văn Minh (1993) [21] cũng cho rằng số hạt/hàng tương quan thuận chặt với năng suất (r = 0,73). Chính vì vậy số hạt/hàng là một trong những chỉ tiêu luôn được quan tâm trong chọn tạo giống.
Số liệu nghiên cứu ở vụ Đông 2012 và Xuân 2013 cho thấy: Giống KK11-20 có số hạt/hàng là 28,90 hạt, ít hơn giống đối chứng ở vụ Đông 2012.
Giống KK11-14 và KK11-16, số hạt/hàng đạt 31,47 và 32,63 hạt, nhiều hơn giống đối chứng chắc chắn ở vụ Xuân 2013. Các giống còn lại có số hạt/hàng biến động từ 29,43-34,93 (vụ Đông 2012) và 26,40-31,00 (vụ Xuân 2013), tương đương với giống đối chứng.
3.1.6.6. Khối lượng 1000 hạt
Khối lượng 1000 hạt được xác định từ sau quá trình thụ tinh đến kết thúc quá trình chín sinh lý, đây là chỉ tiêu tương quan thuận với năng suất.
Nếu sau khi trỗ cờ, tung phấn, phun râu gặp điều kiện bất thuận quá trình sinh trưởng của cây kết thúc sớm sẽ hạt làm khối lượng nghìn hạt thấp.
Qua theo dõi khối lượng 1000 hạt của các giống thí nghiệm chúng tôi thấy khối lượng 1000 hạt của hầu hết các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 lớn hơn vụ Xuân 2013. Do vụ Xuân 2013, cuối vụ nhiệt độ cao đã đẩy nhanh quá trình chín, làm giảm khả năng tích lũy vật chất khô vào hạt.
Giống KK11-19 có khối lượng 1000 hạt đạt 354,78 gr (vụ Đông 2012) và 353,68 gr (vụ Xuân 2013), lớn hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Giống KK11-18, khối lượng 1000 hạt đạt 274,37-275,23 gr, nhỏ hơn giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.
Giống KK11-16, khối lượng 1000 hạt đạt 300,67 gr, nhỏ hơn giống đối chứng ở vụ Xuân 2013.
Các giống còn lại khối lượng 1000 hạt biến động từ 307,45-334,37 gr (vụ Đông 2012) và 318,57-333,09 gr (vụ Xuân 2013), tương đương với giống đối chứng.
3.1.6.7. Năng suất lý thuyết (NSLT)
Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của giống trong điều kiện trồng trọt nhất định. Những giống có tiềm năng năng suất cao, nếu được trồng trong điều kiện thích hợp sẽ phát huy hiệu quả của giống tốt hơn.
Qua theo dõi năng suất lý thuyết của các giống thí nghiệm ở vụ Đông 2012 và Xuân 2013 chúng tôi thấy: Vụ Xuân 2013, các yếu tố cấu thành năng suất thấp hơn so với vụ Đông 2012, do đó năng suất lý thuyết cũng thấp hơn, vì năng suất lý thuyết được quyết định bởi các yếu tố cấu thành năng suất.
Bảng 3.11: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ngô lai thí nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013 tại Thái Nguyên
Vụ Đông 2012 Vụ Xuân 2013
Giống NSLT
(tạ/ha)
NSTT (tạ/ha)
NSLT (tạ/ha)
NSTT (tạ/ha)
KK11-12 86,00 76,90 64,39 63,85
KK11-13 84,06 65,37 71,59 67,53
KK11-14 86,97 74,99 83,03 74,20
KK11-15 82,52 69,26 61,84 59,15
KK11-16 88,73 72,65 73,42 68,68
KK11-18 70,36 64,37 61,28 58,20
KK11-19 92,31 83,89 76,60 74,62
KK11-20 72,30 62,46 63,89 60,93
NK4300 (đ/c) 80,58 76,14 66,82 64,80
P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
CV% = LSD05 =
7,1 10,09
5,2 6,49
8,5 10,22
7,8 8,84
Vụ Đông 2012, năng suất lý thuyết của các giống thí nghiệm biến động từ 70,36-92,31 tạ/ha. Giống KK11-19, năng suất lý thuyết đạt 92,31 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống KK11-18, năng suất đạt 70,36 tạ/ha, thấp hơn giống đối chứng. Các giống còn lại năng suất lý thuyết đạt 72,30-88,73 tạ/ha, tương đương với giống đối chứng.
Vụ Xuân 2013, giống KK11-14 đạt năng suất lý thuyết 83,03 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng chắc chắn (P<0,05). Các giống còn lại năng suất lý thuyết tương đương với giống đối chứng.
3.1.6.8. Năng suất thực thu (NSTT)
Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh chính xác khả năng thích nghi của giống trong điều kiện trồng trọt. Trong điều kiện trồng trọt thích hợp, năng suất thực thu sẽ rút ngắn khoảng cách với năng suất tiềm năng. Kết quả nghiên cứu ở hai vụ thí nghiệm cho thấy:
Vụ Đông 2012, năng suất thực thu của các giống thí nghiệm biến động từ 62,46-83,89 tạ/ha. Giống KK11-19, năng suất thực thu đạt 83,89 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng. Giống KK11-12, KK11-14 và KK11-16, năng suất thực thu đạt 72,65-76,90 tạ/ha, tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại có năng suất thực thu thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Vụ Xuân 2013, hai giống KK11-14 và KK11-19, năng suất thực thu đạt 74,20 và 74,62 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Các giống còn lại năng suất thực thu biến động từ 58,20-68,68 tạ/ha, tương đương với giống đối chứng.
Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm ở vụ Đông 2012 và Xuân 2013 cho thấy các giống ngô tham gia thí nghiệm đều có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên.
Trong các giống ngô tham gia thí nghiệm, giống KK11-19 và KK11-14 có ưu thế hơn cả. Giống KK11-19, năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% ở cả hai vụ nghiên cứu. Giống KK11-14, năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng ở vụ Xuân 2013 và tương đương giống đối chứng ở vụ Đông 2012.
Hình 3.3: Năng suất lý thuyết của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013
Hình 3.4: Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013