Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm
3.2.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh
Trong môi trường sống của cây trồng, ngoài yếu tố bất lợi của điều kiện khí hậu, cây trồng còn phải đối mặt với những vi sinh vật gây bệnh như:
virus, vi khuẩn, nấm mốc.... Những sinh vật này có khả năng gây nên những tác hại rất lớn cho đời sống của cây trồng.
Để tồn tại và phát triển tốt, cây trồng sẽ có những phản ứng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh, đây chính là khả năng chống chịu sâu bệnh.
Ngô là cây trồng thuộc họ hòa thảo, ngoài ra cấu trúc hạt chứa nhiều tinh bột nên có rất nhiều loại sâu bệnh gây hại trên cả thân lá và hạt. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, các loại sâu hại ngô có thể lên đến 100 loài và có khoảng 100 loài bệnh hại ngô (Đường Hồng Dật, 2006) [11].
Sự xuất hiện và mức độ gây hại của các loài sâu bệnh trên cây ngô thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng và mùa vụ. Trong nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu tập trung theo dõi khả năng chống chịu của cây ngô với một số loại sâu bệnh chính như: Sâu đục thân, sâu cắn râu, bệnh khô vằn.
3.2.1.1. Sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis. Hubner)
Sâu đục thân ngô là loài ưa nhiệt độ và ẩm độ cao, vì vậy sâu xuất hiện trên đồng ruộng quanh năm nhưng phát sinh nhiều nhất vào các tháng mùa hè và mùa thu. Trong chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây ngô trên đồng ruộng, có 2 giai đoạn xuất hiện và gây hại mạnh của sâu đục thân là thời kỳ 7-9 lá và trỗ cờ. Sau khi ngô phun râu 2 tuần mật độ sâu bắt đầu giảm. Sâu đục thân ở thời kỳ còn nhỏ, sống trong nõn ngô, cắn hại lá. Tuổi 3 sâu đục vào thân, cắn đứt các mạch dẫn, làm giảm quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, nước trong cây.
Những cây bị sâu đục thân khả năng chống đổ kém khi gặp gió bão.
Kết quả theo dõi tỷ lệ nhiễm sâu đục thân của các giống thí nghiệm cho thấy: Các giống thí nghiệm đều bị sâu đục thân với tỷ lệ thấp <15%, đánh giá
điểm 1-2. Giống KK11-13, KK11-14 và KK11-19,KK11- 20 có khả năng chống chịu sâu đục thân tốt nhất, đánh giá điểm 1, tương đương với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.
Giống KK11-15 và KK11-18, khả năng chống chịu sâu đục thân đánh giá điểm 2 ở cả vụ Đông 2012 và Xuân 2013.
Bảng 3.12: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống thí nghiệm
Vụ Đông 2012 Vụ Xuân 2013
Sâu hại Sâu hại
Giống Sâu đục thân (điểm)
Sâu cắn râu (%)
Bệnh Khô vằn
(%)
Sâu đục thân (điểm)
Sâu cắn râu (%)
Bệnh Khô vằn
(%)
KK11-12 1 4,25 5,42 2 16,80 30,51
KK11-13 1 12,19 10,97 1 8,48 23,40
KK11-14 1 12,99 13,58 1 10,96 14,27
KK11-15 2 7,29 7,29 2 16,44 23,01
KK11-16 1 3,13 3,13 2 6,32 35,81
KK11-18 2 1,04 1,10 2 11,31 28,86
KK11-19 1 2,09 2,50 1 4,27 15,07
KK11-20 1 7,29 7,29 1 9,70 22,63
NK4300 (đ/c) 1 8,34 8,33 1 4,31 33,60
P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% =
LSD05 =
16,3 2,96
15,3 1,75
18,3 3,11
6,5 2,83
3.2.1.2. Sâu cắn râu (Heliothis zea và H. armigare.)
Sâu cắn râu phát sinh nhiều lứa trong năm thời kỳ chưa hình thành bắp loại sâu này ăn lá non, nhưng khi ngô phun râu, chúng chỉ tập trung ở đầu bắp để cắn râu. Vòng đời của loại sâu này rất ngắn chỉ khoảng 7 ngày là hóa
nhộng. Khi mới xuất hiện mật độ sâu trên đầu bắp có thể rất lớn, tuy nhiên khi trưởng thành, số lượng sâu giảm dần và cuối cùng chỉ còn 1con/bắp vì loại sâu này có tính ăn thịt lẫn nhau.
Sâu cắn râu gồm 2 loại: loại sâu có màu xanh và loại có màu xám.
Loại sâu có màu xám (Heliothis Zea): Loại sâu này cắn râu và chui một nửa mình vào trong bắp.
Loại sâu có màu xanh (Heliothis armigare): Loại sâu này thường cắn râu sau đó chui cả mình vào bắp.
Qua theo dõi chúng tôi thấy sâu cắn râu xuất hiện trên đồng ruộng ở cả hai vụ Đông 2012 và Xuân 2013 và có cả hai loại màu xanh và màu xám, nhưng loại màu xám có số lượng nhiều hơn.
Vụ Đông 2012, giống KK11-13 và KK11-14, tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu cao nhất (12,19-12,99%), cao hơn giống đối chứng. Giống KK11-15 và KK11-20, tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu là 7,29%, tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Vụ Xuân 2013, tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu của các giống thí nghiệm là 4,27- 16,80%. Giống KK11-16 và KK11-19, tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu là 6,32 và 4,27%, tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu là 8,48-16,80%, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
3.2.1.3. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn)
Bệnh khô vằn do nấm gây nên, bệnh xuất hiện ở khắp các vùng trồng ngô ở nước ta. Bệnh phát sinh phát triển gây hại mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao (28-300C), ẩm độ cao, đặc biệt mưa nhiều. Bệnh gây hại nhiều ở các vụ ngô đông, xuân và hè thu. Ở vụ ngô xuân bệnh thường phát sinh vào lúc cây 6-7 lá, sau đó phát triển mạnh vào hình thành và phát triển của bắp đến thu hoạch.
Bệnh gây hại trên nhiều bộ phận của cây như: lá, thân, bắp và bông cờ.
Bệnh xuất hiện trên các các lá già phía dưới gốc sau đó lan lên các lá trên, khi số lá bị nhiễm lớn hơn 1/3 số lá hiện có sẽ gây ảnh hưởng lớn tới năng suất ngô. Tùy theo mức độ bị bệnh năng suất ngô bị giảm trung bình từ 20-40%.
Khi cây ngô bị bệnh nặng, gây thối thân, dễ đổ, hạt bị chín ép, năng suất có thể giảm đến hơn 70%.
Các yếu tố thời vụ, chế độ nước, mức bón phân đạm, mật độ gieo trồng đều gây ảnh hưởng mức độ phát sinh và phát triển của bệnh. Thời vụ gieo muộn (vụ xuân), bón phân đạm nhiều, mật độ trồng dày nhiễm bệnh khô vằn ở mức độ cao hơn so với thời vụ gieo sớm, bón phân cân đối và mật độ trồng hợp lý.
Số liệu bảng 3.12 cho thấy: Vụ Đông 2012, tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn của các giống ngô thí nghiệm là 1,10-13,58%. Giống KK11-13 và KK11-14 tỷ lệ nhiễm bệnh là 10,97 và 13,58%, cao hơn giống đối chứng. Giống KK11- 15 và KK11-20, tỷ lệ nhiễm bệnh là 7,29%, tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại tỷ lệ nhiễm bệnh là 1,10-5,42%, thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Vụ Xuân 2013, do nhiệt độ và ẩm độ cao hơn so với vụ Đông 2012, nên bệnh khô vằn phát triển mạnh, tỷ lệ nhiễm bệnh của các giống thí nghiệm là 14,27-35,81%. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh cao hơn so với vụ Đông 2012. Giống KK11-16, tỷ lệ nhiễm bệnh là 35,81%, tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại tỷ lệ nhiễm bệnh là 14,27-30,51%, thấp hơn giống đối chứng chắc chắn (P<0,05).
Kết quả theo dõi khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013 cho thấy: KK11-19 và KK11-20 là hai giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn so với các giống còn lại trong thí nghiệm, khả năng chống chịu sâu đục thân đánh giá điểm 1, tỷ lệ
nhiễm bệnh khô vằn và sâu cắn râu tương đương hoặc thấp hơn so với giống đối chứng.