Nguyên tắc, phương pháp phòng và điều trị hội chứng hô hấp ở lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng hô hấp ở lợn thịt tại trại tân thái đồng hỷ thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 36 - 40)

Phần 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

2.2.3. Nguyên tắc, phương pháp phòng và điều trị hội chứng hô hấp ở lợn

Để công tác phòng bệnh đạt hiệu quả cao cần thực hiện các biên pháp sau:

* Phòng bệnh khi chưa có dịch

- Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý

Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho đàn lợn đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức đề kháng của chúng với bệnh dịch.

Thường xuyên theo dõi đàn lợn, phát hiện sớm lợn có biểu hiện lâm sàng, cách ly điều trị kịp thời hoặc xử lý để tránh lây nhiễm bệnh trong đàn.

- Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y

Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi lợn. Đảm bào chuồng trại kín, ấm vào mùa đông và thoáng mát, khô sạch vào mùa hè, mật độ nuôi nhốt vừa phải.

Phòng trừ tổng hợp là biện pháp quan trọng nhất gồm: Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại thường xuyên, định kỳ phun thuốc sát trùng: kiểm soát nồng độ NH3, CO2 trong chuồng nuôi.

Nên tự túc về con giống, nếu nhập giống từ bên ngoài thì nên mua giống từ những vùng an toàn dịch. Lợn mua về phải nhốt riêng để theo dõi ít nhất một tháng, nếu không có triệu trứng ho, khó thở thì mới nhập đàn. Đối với đực giống, cần phải chặt chẽ hơn: kiểm tra lại lai lịch, nguồn gốc, nhốt riêng ít nhất hai tháng, hàng ngày theo dõi triệu chứng hô hấp sao cho đảm bảo mới đưa vào sử dụng.

- Phòng bệnh bằng vacxin:

Vaccine dựa trên cơ sở các vi sinh vật có tính gây bệnh nhưng không có tác động có hại. Điều này đạt được bằng các biến đổi vi sinh vật đó theo một số cách nên khi gây nhiễm vào cơ thể sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch tế bào hoặc miễn dịch dịch thể nhưng không gây ra hậu quả bệnh lý do vi sinh vật đó.

Vaccine vô hoạt: Loại vaccine này dựa trên các vi sinh vật đã bị diệt bằng hóa chất, nhiệt độ hay tia xạ. Nói chung, các vaccine vô hoạt an toàn nhưng có nhược điểm là kích thích đáp ứng miễn dich tương đối yếu nên phải định kỳ tiêm nhắc lại để tạo miễn dịch chắc chắn.

Vaccine nhược độc: Vaccine này dựa trên các vi sinh vật sống đã được biến đổi nên khi gây nhiễm vào cơ thể gia súc sẽ tạo ra các đáp ứng miễn dịch nhưng không gây được bệnh, hay cùng lắm là bệnh nhẹ (chỉ là phản ứng đáp ứng miễn dịch), có thể giảm độc bằng nhiều cách khác nhau, bằng các yếu tố vật lý, hóa học hay bằng tác nhân sinh học như nuôi cấy nhiều đời trên cơ thể

động vật không cảm thụ để giảm độc. Nói chung, vaccine nhược độc có hiệu lực hơn vaccine chết, nhưng do vaccine nhược độc là vi sinh vật sống, nên đòi hỏi bảo quản, sử dụng phải cẩn thận hơn. Thường giữ vaccine trong nhiệt độ tủ lạnh, thậm chí trong nhiệt độ lạnh âm sâu.

Quy trình phòng bệnh bằng vaccine đối với một số bệnh đường hô hấp ở lợn thịt và lợn nái sinh sản, nái hậu bị được trình bày ở bảng 1.4.

* Phòng khi có dịch

Bệnh này phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ dịch bệnh, tạo cho con vật sức đề kháng tốt, sinh trưởng, phát triển nhanh.

Phải có chuồng cách ly để nuôi dưỡng những lợn mới nhập hoặc những lợn ốm.

Phải định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại, phân rác, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 20%, NaOH 10%, Crizin 5 - 10%, Formon 5%, rắc vôi bột, quét vôi tường.

Bồi dưỡng tốt đàn lợn ốm, cho thức ăn dễ tiêu, đủ protein, vitamin và muối khoáng, có thể trộn thêm khoáng sinh Oreomicin, Tetramycin và thức ăn để phòng bệnh.

2.2.3.2 Nguyên tắc điều trị

Bệnh lý của hội chứng hô hấp gồm hai quá trình là rối loạn đường hô hấp và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Hậu quả là do con vật ho nhiều, khó thở, phổi bị viêm nặng, dẫn tới mất dần chức năng hô hấp, cơ thể thiếu oxy trầm trọng, lượng axit lactic sinh ra nhiều nhưng chuyển hóa không kịp nên cơ thế con vật bị trúng độc toan mà chết. Bởi vậy, để điều trị hội chứng hô hấp cần tuân theo nguyên tắc cụ thể như sau:

+ Phát hiện sớm và kịp thời điều trị: cần tiến hành cách ly lợn bệnh và theo dõi chặt chẽ hiện tượng ho, khó thở của con vật bị bệnh, xác định bệnh và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời không để con vật bị nhiễm khuẩn và viêm phổi quá nặng gây khó khăn cho việc điều trị.

+ Điều trị căn nguyên phải kết hợp điều trị triệu chứng: việc điều trị có thể dùng liệu pháp khác nhau để đạt được mục đích loại trừ căn nguyên. Để

điều trị hội chứng hô hấp do vi khuẩn gây ra thì việc điều trị kháng sinh không thể tránh khỏi, tuy nhiên việc lựa chọn kháng sinh để điều trị cần phải kiểm tra qua thử kháng sinh đồ và kiểm nghiệm qua thực tế điều trị. Vì một số loại kháng sinh trên lý thuyết có tác dụng rât tốt với vi khuẩn gây bệnh, nhưng khi thử kháng sinh đồ và trên thực tế điều trị lại không có hiệu quả cao do vi khuẩn đã tăng độc lực hoặc biến chủng, gây kháng thuốc hoặc nhờn thuốc.

Ngoài ra, phải tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh. Đồng thời với việc điều trị căn nguyên cần kết hợp điều trị triệu chứng. Triệu chứng của hội chứng hô hấp thường là ho, khó thở, có thể bị sốt... do đó cần sử dụng thuốc có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho giúp cho quá trình lưu thông khí được tốt và dùng các thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, tránh quá trình viêm lan rộng để giảm mức độ trầm trọng của bệnh. Ngoài ra, kết hợp bổ sung thêm các loại vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực..., để tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp nhanh chóng phục hồi đường hô hấp bị tổn thương.

+ Điều trị bệnh phải kêt hợp chăm sóc nuôi dưỡng tốt để hạn chế tới mức thấp nhất tác động của bệnh nguyên, giúp con vật nâng cao sức đề kháng chống lại các yếu tố bất lợi.

+ Ngăn ngừa bệnh kế phát:

Để giảm tác động xấu của bệnh, ngoài việc nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, cần phải ngăn ngừa bệnh kế phát. Khi có dịch bệnh xảy ra, sức đề kháng của vật nuôi rất kém, vật nuôi rất dễ mắc bệnh kế phát hoặc bệnh ghép làm cho bệnh càng trở nên trầm trọng và phức tạp hơn. Đôi khi tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết do bệnh thì ít mà do nguyên nhân kế phát thì nhiều. Như bệnh suyễn lợn thường kế phát các bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn, nhiễm khuẩn Streptococcus suis... Do đó, cần tiêm phòng định kỳ các bệnh theo lịch tiêm vaccine, tiêm phòng có chất lượng và hiệu quả.

- Phương pháp điều trị.

Điều trị các hội chứng hô hấp do vi khuẩn gây ra bằng kháng sinh đặc hiệu. Trên thực tế có nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị như:

Dùng kháng sinh Lincomycin, tiêm bắp thịt, liều 1ml/10kg thể trọng.

Tulavitryl, tiêm bắp thịt, liều 1ml/40kg thể trọng.

Genta-Tylan, tiêm bắp thịt, liều 2ml/10kg thể trọng.

Tiamulin tiêm bắp, liều 0,15mg/kg TT.

Tylospec tiêm bắp, liều 1ml/10kg TT.

Hanceft tiêm bắp, liều 1ml/10kg TT.

Oxytetracyclin tiêm bắp hoặc dưới da, liều 5mg/kgTT.

Các thuốc này đều dùng liên tục trong 5 – 7 ngày. Kết hợp sử dụng Brohexine, để điều trị triệu chứng, long đờm, giảm ho, giãn phế quản... và các thuốc trợ sức trợ lực như B.complex, vitamin C...

Nếu lợn ho do giun phổi hoặc ấu trùng giun tròn thì có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Hanmectin 25% hoặc Levamisol 7.5% tiêm dưới da hoặc Menbendazol cho uống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng hô hấp ở lợn thịt tại trại tân thái đồng hỷ thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)