Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo đàn và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng hô hấp ở lợn thịt tại trại tân thái đồng hỷ thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 51 - 55)

Phần 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.4.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo đàn và

Bảng 2.1: Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp theo đàn và theo cá thể Dãy chuồng

Theo dõi (dãy)

Lợn mắc bệnh theo đàn Lợn mắc bệnh theo cá thể Số đàn

Theo dõi (đàn)

Số đàn mắc bệnh (đàn)

Tỷ lệ (%)

Số lợn Theo dõi

(con)

Số lợn mắc bệnh

(con)

Tỷ lệ (%)

1 28 28 100 293 37 12,62

2 26 26 100 261 61 23,37

Tính chung 54 54 100 554 98 17,68

Qua bảng 2.1 cho thấy: Lợn mắc hội chứng hô hấp theo đàn với tỷ lệ rất cao, chiếm 100%. Kết quả này đã cho thấy hội chứng hô hấp xảy ra có tính chất lây lan rất mạnh, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, chuồng trại ô nhiễm, mầm bệnh có thể tồn tại và phát triển trong đàn. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, có thể qua đường tiêu hóa hay sinh dục (do quá

trình thụ tinh nhân tạo, tinh dịch hay các dụng cụ thụ tinh có tồn tại virus gây bệnh), qua nhau thai. Trong đàn chỉ cần có một lợn bệnh thì mầm bệnh sẽ thường xuyên được đào thải ra ngoài môi trường. Mặt khác, mầm bệnh được thải ra có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường. Chúng có thể bám vào các hạt bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi... hoặc tồn tại trong dịch nhầy, phân, trên nền chuồng... Trong môi trường này lợn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố trên nên mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Ngoài ra, qua điều tra cho thấy: Nguyên nhân làm hội chứng hô hấp lây lan mạnh như vậy vì trong trại thường xuyên có sự di chuyển lợn, dồn, ghép đàn, mật độ nuôi nhốt đông, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Đặc biệt, khi điều kiện nhiệt độ, ẩm độ môi trường cao, khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và chăm sóc nuôi dưỡng của lợn ngoại ở nước ta kém, làm giảm sức đề kháng của lợn.

Tỷ lệ cá thể mắc bệnh chiếm từ 12,62% – 23,37%. Trong 2 dãy chuồng theo dõi có 554 con có tới 98 con mắc bệnh, trong đó dãy 2 có số tỷ lệ đàn, tỷ lệ con mắc bệnh cao nhất (100% và 23,37%). Dãy 1 có số đàn và số con mắc bệnh với tỷ lệ thấp nhất (100% và 12,62%). Theo điều tra cho thấy: Nguyên nhân dãy 2 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vì dãy 2 được nuôi ở dãy chuồng có cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh kém nhất. Đây là dãy chuồng đã được xây dựng từ lâu, cơ sở vật chất đã bị xuống cấp, các ô chuồng không có ngăn riêng để lợn thải phân nên tình trạng vệ sinh rất kém, nồng độ khí độc như NH3, H2S… thường cao, mật độ nuôi nhốt đông. Ngoài ra, các ô chuồng của dãy 2 không có hệ thống che chắn khi thời tiết thay đổi (mưa, gió) những nguyên nhân trên chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Dãy 1 có tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp thấp nhất, vì đây là những chuồng mới được xây dựng, có ngăn riêng cho lợn thải phân nên tình trạng vệ sinh tương đối tốt, có quạt thông khí nên nồng độ khí độc giảm, mật độ nuôi thích hợp , có hệ thống che chắn tương đối tốt.

Có thể thấy rõ ràng, điều kiện vệ sinh, mật độ nuôi nhốt, môi trường mang mầm bệnh... có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh. Điều kiện vệ sinh kém không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển mà còn ảnh

hưởng đến sức khỏe của đàn lợn, bởi nồng độ các khí độc như NH3, H2S, CO...

trong phân, nước tiểu của lợn thải ra rất cao, dẫn tới làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho mầm bệnh nhân lên cả về số lượng và độc lực để gây bệnh.

Ngoài ra, mật độ nuôi nhốt quá đông cũng ảnh hưởng rất lớn tới mức độ lây lan của bệnh. Kết quả này hoàn toàn phù hợp theo Benfield, (1992) [24].

Mặt khác thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân làm cho hội hứng hô hấp gia tăng ở lợn ngoại.

2.4.2. Kết qu theo dõi t l mc hi chng hô hp theo tui ln tht nuôi ti tri Tân Thái

Để biết được ảnh hưởng của lứa tuổi đến tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở lợn thịt, chúng tôi tiến hành chia lợn làm các giai đoạn sau: giai đoạn từ cai sữa đến hai tháng tuổi, giai đoạn từ > 2-3 tháng tuổi, giai đoạn từ > 3-4 tháng tuổi và giai đoạn từ > 4-5 tháng tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.2

Bảng 2.2. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo tuổi Tháng tuổi Số lợn theo dõi

(con)

Số lợn mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc bệnh (%)

Sau cai sữa - 2 148 16 10,81

>2 – 3 145 19 13,1

>3 – 4 129 27 20,93

>4 – 5 132 36 27,27

Tính chung 554 98 17,68

Qua bảng 2.2 các kết quả thu được cho thấy: tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp tăng dần theo tháng tuổi. Lợn ở giai đoạn từ cai sữa đến hai tháng tuổi có tỷ lệ mắc thấp nhất và sau đó tăng dần ở giai đoạn >2-3 tháng tuổi, >3-4 tháng tuổi, >4-5 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. đặc biệt là ở lứa tuổi >4-5 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất chiếm 27,27%. Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi cai sữa – 2 tháng tuổi là thấp nhất, chỉ chiếm 10,81%. Có tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp tăng dần theo tháng tuổi bởi vì: Lợn sống trong môi trường thời gian dài hơn nên tiếp xúc với nhiều mầm bệnh dẫn tới dễ cảm nhiễm hơn.

kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Eastaugh.M.W (2002)[19]. Như vậy từ quy luật phát triển của hội chứng hô hấp chúng ta có kế hoạch sử dụng các

loại vacxin phòng các bệnh về đường hô hấp chủ yếu : suyễn , viêm phổi- màng phổi … ở lứa tuổi thích hợp nhằm đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất.

2.4.3. Kết qu theo dõi t l ln mc hi chng hô hp theo các tháng ln tht nuôi ti tri Tân Thái

Để thấy được tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp ở lợn thịt theo tháng chúng tôi tiến hành theo dõi đàn lợn qua các tháng 6, 7, 8, 9, 10. Kết quả thu được qua bảng 2.3.

Bảng 2.3: Tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo tháng Tháng Số lợn theo dõi

(con)

Số lợn mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc bệnh (%)

6 140 16 11,42

7 139 22 15,82

8 98 18 18,36

9 90 19 21,11

10 90 23 25,55

Tính chung 554 98 17,68

Qua bảng 2.3 ta thấy lợn ở tất cả các tháng đều nhiễm bệnh tuy nhiên tỷ lệ nhiễm hội chứng hô hấp của lợn thịt ở các tháng có sự khác nhau khá rõ:

Thấp nhất là tháng 6 với tỷ lệ mắc bệnh 11,42%

Cao nhất là tháng 10 với tỷ lệ mắc bệnh 25,55%

Các tháng 7, 8 ,9 có tỷ lệ mắc bệnh tương ứng 15,82%, 18,36%, 21,11%.

Qua kết quả điều tra cho thấy: Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết khí hậu. khí hậu thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây ra hội chứng hô hấp. Chính vì vậy trong các tháng 7, 8 thời tiết mát mẻ, lợn ăn tốt sức đề kháng cao, không phải chống chịu với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố gây bệnh ít có cơ hội phát triển. Mặt khác khi thời tiết thay đổi đột ngột làm cho mầm bệnh có cơ hội phát triển, cùng với sức đề kháng của cơ thể lợn bị suy giảm nhiều do thay đổi thời tiết sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn đó chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc

bệnh tăng cao vào tháng 9, 10. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp tăng cao nhất vào tháng 10 do thời tiết chuyển mùa từ thu sang đông, khí hậu thay đổi, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao nên lợn ăn ít, sức đề kháng với các yếu tố gây bệnh kém hơn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp Nicolet.J(1992) [28], John Carr (1997) [22], đây là ảnh hưởng của những yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu và trạng thái stress đến khả năng mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt.

Hội chứng bệnh có liên quan đến: Mật độ, tình trạng vệ sinh, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, trạng thái stress, các yếu tố vốn không được đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật ở đây; thường xuyên có mật độ nuôi đông; tình trạng vệ sinh kém; nhiệt độ thấp, độ ẩm cao hơn so với yêu cầu kỹ thuật... Tình trạng stress kéo dài kết hợp với chăm sóc nuôi, dưỡng kém dẫn tới hệ quả làm giảm sức đề kháng của gia súc, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập, sinh trưởng, phát triển và gây bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng hô hấp ở lợn thịt tại trại tân thái đồng hỷ thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)