Bàn luận về đặc điểm bệnh nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc cắt tuyến tiền liệt tận gốc (Trang 95 - 98)

Tuổi trung bình của nghiên cứu 66,02 ± 7,3 tuổi. Đây là là độ tuổi thích hợp cho phẫu thuật. Những bệnh nhân lớn tuổi thường có nhiều bệnh nội khoa kèm theo. Trong nghiên cứu, 18/49 trường hợp có tăng huyết áp, 4/49 trường hợp có đái tháo đường, 4/49 trường hợp thiểu năng vành. Những bệnh nhân này trước phẫu thuật được điều trị nội khoa ổn định.

Trong nghiên cứu không có bệnh nhân nhỏ hơn 50 tuổi. Tuổi ghi nhận nhỏ nhất trong nghiên cứu là 53 tuổi: 1/49 trường hợp. Bệnh nhân được chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt vì PSA tăng cao. Ngày nay, tại Bệnh Viện Bình Dân, phát hiện nhiều trường hợp ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn khu trú và ở những bệnh nhân có độ tuổi thấp, đó là nhờ hiểu biết của bệnh nhân, nhờ ứng dụng rộng rãi siêu âm trong chẩn đoán và xét nghiệm PSA [4].

4.1.2. Thăm khám trực tràng

Trong số 49 bệnh nhân trong nghiên cứu, chỉ có 16 trường hợp (32,7%) khi khám trực tràng phát hiện bất thường. Thăm khám trực tràng phụ thuộc vào kinh nghiệm người khám và thường khó phát hiện ung thư nhỏ khu trú trong tuyến tiền liệt, do đó nếu chỉ dựa vào thăm khám trực tràng để phát hiện ung thư, tỉ lệ bỏ sót ung thư sẽ cao. Một lý do chứng tỏ thăm khám trực tràng

vẫn còn giá trị là trong những trường hợp ung thư mà trị số PSA < 4 ng/ml, khi đó nếu chỉ dựa vào PSA, sẽ có thể bỏ sót ung thư. Theo nghiên cứu của Schroder, tỉ lệ phát hiện ung thư tuyến tiền liệt qua khám trực tràng ở bệnh nhân có PSA dưới 4 ng/ml là 4-11% [84]. Ngoài ra, khi thăm khám trực tràng có thể xác định khối lượng tuyến tiền liệt, đánh giá xâm lấn tại chỗ của ung thư.

Trong nghiên cứu, qua thăm khám trực tràng có 17/49 trường hợp có tuyến tiền liệt lớn, tiên lượng phẫu thuật gặp khó khăn, nhất là khi tuyến tiền liệt quá lớn (có 1/49 trường hợp ước lượng khối lượng tuyến tiền liệt khoảng 100gram).

4.1.3. Xét nghiệm PSA

Trong đó nghiên cứu, 23/49 trường hợp có trị số PSA > 20 ng/ml.

Những trường hợp PSA > 20 ng/ml, có nhiều khả năng ung thư xâm lấn ngoài vỏ tuyến tiền liệt, xâm lấn túi tinh, hoặc di căn xương… [21]. Do vậy, những bệnh nhân này có chỉ định làm xạ hình xương để đánh giá khả năng di căn xương của ung thư.

Trong nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có trị số PSA 4,1-10 ng/ml là 18,3%. Đây là nhóm bệnh nhân mà việc chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt còn nhiều bàn cãi. Nếu chỉ định siêu âm qua trực tràng và sinh thiết tuyến tiền liệt cho những bệnh nhân này một cách thường quy như những tác giả Âu-Mỹ sẽ có số lượng đáng kể bệnh nhân khi sinh thiết sẽ có kết quả âm tính, lý do là vì tỉ lệ mắc ung thư TTL của người Châu Á thấp hơn rất nhiều so với người Âu-Mỹ [84]. Nhưng nếu không thực hiện sinh thiết, sẽ có nhiều trường hợp ung thư bị bỏ sót. Theo nghiên cứu Chuyên tại Bệnh Viện Bình Dân, trong 1775 bệnh nhân, tác giả nhận thấy ở những bệnh nhân PSA 4,1-10ng/ml và PSA tự do/toàn phần > 20% không ghi nhận trường hợp

ung thư nào, nhưng nếu tỉ lệ này < 20%, có khoảng 25% bệnh nhân có ung thư [5]. Do vậy, để hạn chế sinh thiết không cần thiết ở những bệnh nhân PSA từ 4,1-10ng/ml và đồng thời tránh bỏ sót ung thư, nghiên cứu chỉ định làm thêm xét nghiệm đo tỉ lệ PSA tự do/toàn phần. Nếu thấy tỉ số PSA tự do/ toàn phần < 20%, bệnh nhân chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt.

Trong nghiên cứu có 2 bệnh nhân có trị số PSA < 10ng/ml (5,67 ng/ml và 9,70 ng/ml), khi khám trực tràng nghi ngờ có thương tổn ung thư, làm sinh thiết phát hiện ung thư trong mẫu sinh thiết.

Trong nghiên cứu có 1 bệnh nhân ung thư mà trị số PSA < 4 ng/ml.

Bệnh nhân 59 tuổi có tiền căn tiểu đường, không tiền căn phẫu thuật, không ghi nhận tiền căn gia đình ung thư. Xét nghiệm PSA lần đầu tiên là 1,8ng/ml, và sau 3 tháng 3,6 ng/ml. Sau khi nghe giải thích, bệnh nhân chấp nhận siêu âm qua trực tràng và sinh thiết. Có 3 mẫu sinh thiết có tế bào ung thư. Đây là một minh chứng cụ thể cho thấy ung thư vẫn có thể xẩy ra cho dù trị số PSA

< 4ng/ml. Tuy nhiên, tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt khi PSA < 4 ng/ml thường thấp [12].

4.1.4. Chụp cộng hưởng từ MRI

Trong nghiên cứu, chụp hình cộng hưởng từ được thực hiện trong 34/49 bệnh nhân. Chụp cộng hưởng từ cũng giúp chẩn đoán di căn hạch và xâm lấn vỏ bao tuyến tiền liệt, xâm lấn túi tinh. Trong nghiên cứu chưa ghi nhận trường hợp hạch chậu, xâm lấn vỏ bao, cũng như túi tinh. Tuy nhiên để có thể khẳng định giá trị MRI trong chẩn đoán xâm lấn của ung thư, nghiên cứu cần thực hiện ở nhiều bệnh nhân hơn. Gần đây, theo đa số các tác giả chụp cộng hưởng từ được chỉ định khi PSA > 20 ng/ml [84].

4.1.5. Chụp cắt lớp MSCT scan

Trong nghiên cứu có 19/49 bệnh nhân chỉ định chụp hình cắt lớp vùng bụng có cản quang. Đây là những trường hợp đầu tiên trong nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu ghi nhận trong các phim chụp cắt lớp, hình ảnh quan sát vỏ bao tuyến tiền liệt và nhất là hình túi tinh không rõ ràng như trong phim chụp cộng hưởng từ, nên những trường hợp sau, nghiên cứu chọn chụp cộng hưởng từ thay cho chụp cắt lớp. Tương tự chụp cộng hưởng từ, đa số các tác giả chỉ định chụp hình cắt lớp khi PSA > 20 ng/ml [84].

4.1.6. Xạ hình xương

Trong nghiên cứu, có 21/49 bệnh nhân chỉ định chụp xạ hình xương, có 3 trường hợp thoái hóa xương, và không ghi nhận trường hợp di căn xương.

Di căn xương thường gặp ở những bệnh nhân ung thư có độ ác tính cao [46], do đó trong nghiên cứu chỉ thực hiện xạ hình xương ở những bệnh nhân có trị số PSA > 20 ng/ml, hoặc khi bệnh nhân có triệu chứng đau nhức trong xương, nhất là đau thắt lưng [84].

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc cắt tuyến tiền liệt tận gốc (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)