Đặc điểm của công thức truyền thống

Một phần của tài liệu Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CA DAO TRỮ TÌNH XÉT Ở GÓC ĐỘ CÁC CƠNG THỨC TRUYỀN THỐNG 2.1. Khái niệm công thức truyền thống

2.2. Đặc điểm của công thức truyền thống

Đặc điểm thứ nhất: Công thức truyền thống được tạo thành bởi những từ, ngữ, hình ảnh giống nhau, lặp đi lặp lại theo một mô hỡnh nhaỏt ủũnh

Công thức truyền thống trong ca dao trữ tình được tạo thành từ một từ hay nhóm từ, một dòng thơ hay nhóm dòng thơ và từ các hỡnh ảnh, biểu tượng, từ những cấu trỳc diễn đạt coỏ ủũnh, tieõu bieồu, ủieồn hình của truyền thống. Những công thức này được đúc kết từ

những kinh nghiệm và những quan niệm thẩm mỹ của nhân dân trên nhiều lĩnh vực. Trong quá trình sáng tạo ca dao, những truyền thống nào phù hợp với quan điểm sáng tác, quan điểm thẩm mỹ, với tâm lý của nhân dân và với hồn cảnh ứng tác cụ thể thì sẽ được lưu truyền. Ngược lại, truyền thống nào không phù hợp thì sẽ dần dần bị đào thải.

Ví dụ: Các từ “Ai đem”, Để cho” lặp đi lặp lại theo mô hình

“Ai đem Ax / Để cho By”. Từ đĩ mà cĩ các lời ca dao: “Ai đem con sáo sang sông / Để cho con sáo sổ lồng nó bay” và: Ai đem con sáo qua sông / Để cho con sáo sổ lồng bay xa”,....

Các từ “Bao giờ”, thì (mới là)” lặp đi lặp lại theo mô hình “Bao giờ...thì (mới là)….” đã tạo thành cơng thức “Bao giờ Ax /... thì (mới là) By” qua những lời ca dao: Bao giờ bánh đúc có xương / Tơ hồng có rễ thì nường lấy ta” Bao giờ gạo gánh đến nhà / Lợn kêu ý oét mới là vợ anh”,...

Đặc điểm thứ hai: Công thức truyền thống vừa là yếu tố nội dung vừa là yếu tố hình thức của tác phẩm

Về nội dung, tính truyền thống trong “công thức truyền thống”

thể hiện qua việc phản ánh quan niệm, tâm tư, tình cảm truyền thống, phản ánh quan điểm thẩm mĩ truyền thống trong quá trình sáng tác và tiếp nhận của nhân dân. Về hình thức, tính truyền thống trong

“công thức truyền thống” biểu hiện qua các yếu tố hình thức quen thuộc mà nhân dân hay sử dụng như: ngôn ngữ, thể thơ, các biện pháp tu từ, các dịng thơ mở đầu ca dao, các biểu tượng, các mô hình, cách thể hiện,...

Đặc điểm thứ ba: Công thức truyền thống vừa cố định tương đối, vừa biến đổi không ngừng

Công thức truyền thống trong ca dao gồm các yếu tố cũ cố định, không thay đổi, các yếu tố cũ được cải tiến và cả các yếu tố mới - được hình thành để phù hợp thời đại mới và thành truyền thống mới. Đĩ là do quá trình sáng tác có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính ứng tác. Tính ứng tác có khi còn tạo ra những yếu tố hoàn toàn mới. Vì thế, công thức truyền thống đa dạng, phong phú, linh hoạt về hình thức, nội dung, ý nghĩa và dung lượng.

Đặc điểm này cũng là đặc trưng của folklore. Folklore nói chung, công thức truyền thống nói riêng có sự cố định tương đối để nó luôn là nó, không biến đổi thành cái khác. Sự ổn định tương đối này do điều kiện lịch sử - xã hội, truyền thống văn hóa tạo nên. Những truyền thống trong folklore không phải là truyền thống cứng nhắc, khép kín, cố định, mà luôn được biến đổi, luôn mở theo yêu cầu của thời đại, của những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể. Ở đâu có folklore, ở đó có cuộc sống nhân dân, có biến đổi và ngược lại.

Ví dụ từ công thức “Rồng – Mây” rất ổn định, ta lại thấy có những biến đổi của công thức này, như “rồng gặp mây”, “rồng xa mây”, “rồng nhớ mây”,

“rồng hứa với mây”. Từ công thức “miếng trầu”, có cách gọi tên, cách định danh, cách gọi khác nhau: “trầu tính”, “trầu tình”, “trầu loan”, “trầu phượng”,

“trầu vàng”, “trầu xanh”, “trầu tươi”, “trầu héo”, “trầu nhân”, “trầu ngãi”. Từ công thức “con cá”, có những biến đổi như “cá lội”, “cá bơi”, “cá nhảy”, “cá vô lờ”, “cá cắn câu”,...

Đặc điểm thứ tư: Công thức mang đặc trưng thể loại

Thể loại là đơn vị đặc thù của văn học dân gian. Các tác phẩm văn học dân gian, như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, được sáng tác, lưu truyền, lĩnh hội theo đặc trưng thể loại. Mỗi thể loại văn học dân gian có những công thức riêng, “quỹ” công thức riêng. Ở góc độ nhất định, có thể nói, công thức truyền

thống giữ vai trò “chìa khóa cho sự diễn xướng”, vì thế, Richard Bauman trong cơng trình: “Nghệ thuật ngôn từ truyền miệng như một hình thức diễn xướng” đã viết: “Trên thực tế, các công thức đó là những cái đánh dấu cho những thể loại đặc thù, và chừng nào mà những thể loại đó còn được thực hiện theo thường lệ trong một cộng đồng thì các công thức đó vẫn có thể đóng vai trò chìa khóa cho sự diễn xướng. Công thức có thể có nhiều kiểu...Công thức có thể đề cập đến một quan hệ có tính thông tin giữa người diễn xướng và thính giả” [175, tr.759, 760]. Chính vì thế, qua công thức truyền thống, giữa những nghệ nhân đối đáp ca dao với nhau và người nghe khác có thể hiểu người sáng tác, người sử dụng bài ca nào đó có ý định thể hiện điều gì. Công thức truyền thống chính là vốn sống, vốn văn hóa, vốn dân ca dân tộc, địa phương của nghệ nhân. Càng “dày” lưng vốn ấy, nghệ nhân dân gian càng thuận lợi, càng dễ sáng tạo những bài ca dao mới.

Từ tính ổn định, tiêu biểu, điển hình của công thức truyền thống, người sáng tác có thể dễ dàng tái tạo hay sáng tạo ca dao theo truyền thống thị hiếu thẩm mỹ của dân tộc và của nhân dân từng vuứng, mieàn. Cỏc cụng thức truyền thống chớnh là những “tớn hiệu” của

“đường vào ca dao”.

Ví dụ: nếu có hiểu biết về ca dao, nghe bài ca dao nào có mở đầu bằng nhóm chữ “chiều chiều”, sẽ biết ngay bài ca đó thể hiện nỗi buồn, nỗi nhớ;

nghe bài ca nào mở đầu bằng nhóm chữ “thân em”, có thể cảm nhận được ngay rằng đó là bài ca về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

Đặc điểm thứ năm: Công thức truyền thống gắn với truyền thống văn hoá của dân tộc

Mỗi công thức truyền thống đều có “căn cước” từ văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc thể hiện qua phong tục, biểu tượng và được thể hiện trong ca dao,

trong các cơng thức truyền thống. Chẳng hạn như các công thức “trầu- cau” gắn bó với tục ăn trầu, mời trầu, dâng trầu; tục cưới hỏi của nhân dân, thể hiện nét đẹp trong truyền thống văn hoá Việt Nam.

Cơng thức “giếng nước” thể hiện tập tục sinh hoạt, lao động của người dân ở làng quê. Công thức “cây đa” gắn với tục lệ thờ cúng Thành hoàng ở các làng xã. Công thức “bến sông”, “con đò”, “chiếc thuyền” gắn với văn hoá sông nước của người Việt,… Vì vậy, khi nghiên cứu các công thức truyền thống phải tìm hiểu truyền thống văn hoá của dân tộc, sự hình thành và ý nghĩa của chúng.

Ví dụ: Từ công thức phổ biến, có tính truyền thống: “Cây đa cũ, bến đò xưa / Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ” (TL.I (1), L.307, tr.383), mỗi vùng miền có những sáng tạo phù hợp với thị hiếu của nhân dân: “Cây đa là cây đa bến cũ, bến cũ là bến cũ đò xưa / Ôâi thôi rồi người khác sang đưa / Thiếp nhìn chàng lưng léo, nước sa xuống như mưa hỡi chàng!”(L.310, tr.383). Hay: “Cây đa là cây đa cũ / Bến đò là bến đò xưa / Nay chừ người khác vô đưa / Oan ơi, oan hỡi! Tức chưa bạn tề!” (TL.I (1), L.311, tr.384). Trong

“Văn học dân gian Nghĩa Bình”, “cây đa” chuyển thành “cây me”,

“bến đò” thành “bến trầu”: “Cây me cũ, bến trầu xưa / Dẫu không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm” [1, tr.36]. Cĩ sự thay đổi đó vì người sáng tác một mặt muốn đưa những hình ảnh của quê hương vào, mặt khác muốn lưu giữ những hình ảnh, những kỷ niệm liên quan đến khởi nghĩa Tây Sơn, đĩ là cây me, bến trầu. Như vậy, so với lời ca dao truyền thống trong “Kho tàng ca dao người Việt” - thể hiện tình cảm đôi lứa - ca dao ở các nơi có những sáng tạo riêng phù hợp với đặc điểm, nét riêng từng vùng, miền. Ca dao được lưu truyền

từ nơi này sang nơi khác là quy luật, là truyền thống của văn học dân gian nhưng vẫn thể hiện được nét riêng của từng địa phương.

Một phần của tài liệu Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)