Cầu trùng và bệnh cầu trùng gà

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn gà ai cập hậu bị nuôi trên đệm lót có bổ sung chế phẩm mistral tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 28 - 39)

PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

2.2.1.2. Cầu trùng và bệnh cầu trùng gà

* Đặc điểm của mầm bệnh:

- Nguồn gốc bệnh cầu trùng:

Rivolta năm 1863 phát hiện ra một loài ký sinh trùng mới trong phân gà. Đến năm 1864 Eimer mới xác định đây là một loài nguyên sinh động vật thuộc lớp Spooa, bộ Coccidian, bộ phụ Eimridiae từ đó loài ký sinh trùng này được đặt tên là Eimeria.

Bệnh do 9 chủng cầu trùng gây ra trong đó có 6 chủng thường gặp nhất gây ra cầu trùng manh tràng, cầu trùng ruột non, cầu trùng ruột già phụ thuộc vào nơi chúng khu trú…

E. Tenela ký sinh ruột thừa, E.Acervulina ký sinh tá tràng, E.Necaltrix ký sinh ở ruột non nhưng không có ở tá tràng, E.Mitis cuối ruột non đầu ruột già, E.Haeami ở tá tràng, E.Maxima ở ruột non nhưng không có ở tá tràng, E.Mivati ký sinh ở tá tràng và ruột non.

Cả 9 chủng cầu trùng đều là các loại đơn bào ký sinh trong các tế bào niêm mạc ruột, phá hủy cấu trúc ruột, gây chảy máu và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có cơ hội gây ra nhiều bệnh thứ phát khác, đặc biệt là E. coli gây bại huyết.

- Đặc điểm hình thái, cấu trúc của cầu trùng:

Trải qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra tác nhân gây bệnh cầu trùng gia cầm với những đặc điểm sinh học của chúng.

Một số đặc điểm phân loại cầu trùng gà Diễn giải

Loài Hỡnh dạng Kớch thước (àm) Lỗ noón Sinh sản bào tử (giờ) E.Tenella Bầu dục 14,2-20 x 9,5-24,8 Không 18-48 E.Maxima Bầu dục 21,4-42,5 x 16,5-29,8 Có 21-24

E.Mitis Tròn 11-19 x 10-17 Không 24-48

E.Acervulina Trứng 16-20,3 x 12,7-16,3 Có 13-17 E.Necatrix Bầu dục 13-20 x 13,1-18,3 Không 21-24 E.Brunetti Bầu dục 20,7-30,3 x 18,1-24,2 Không 24 E.Hagani Bầu dục 15,8-29,9 x 14,3-29,5 Không 48 E.Parecox Bầu dục 16,6-27,7 x 14,8-19,4 Không 24-36 E.Mivatia Trứng 10,7-20 x 10,1-15,3 Có 18-21

+ E.Tenella (Orlow - Nguyễn Thất dịch, 1975) [27]: là loài cầu trùng phổ biến rộng rãi nhất, nang trứng hình bầu dục tròn bao bọc bởi 2 lớp vỏ có màu xanh nhạt. Độ lớn nang trứng 14,2 - 31,2 ì 9,5 - 14,8à. Nang trứng cú hạt cực, không có lỗ noãn, oocyst có màu xanh nhạt. Thời gian sinh sản bằng bào tử trong điều kiện thuận lợi có thể tiến triển từ 18 - 48 giờ. Khi ở nhiệt độ thấp, thời gian hình thành bào tử kéo dài hơn, còn nhiệt độ tăng > 300C thì sự hình thành bào tử ngừng lại, các nang trứng chết.

+ E.Necatrix (Horton Smith C, Long P.L, 1952) [28]: đây là loài cầu trùng có độc lực cao tuy nhiên mức độ phổ biến và khả năng gây bệnh thấp hơn so với E.Tenella. Nang trứng không màu, hình bầu dục, có vỏ cứng và không có lỗ noãn ở một trong 2 đầu nang trứng có hạt cực. Ở những cầu trùng chưa hình thành bào tử thì khối nguyên sinh chất không rõ. Độ lớn nang trứng 13 - 20 ì 11,3 - 18,3à. Thời gian hỡnh thành bào tử 24 - 36 giờ, thời kỳ xõm nhập trong cơ thể gà là 138 - 140 giờ.

+ E.Brunette: các nang trứng hình bầu dục không màu, không có lỗ noón, cú độ lớn 20,7 - 30,3 ì 18,1 - 24,2à. Thời gian sinh sản bào tử khoảng 24 giờ. Thời kỳ phát triển nội sinh chủ yếu ở ruột già, phần cuối ruột non cũng như trực tràng và lỗ huyệt.

+ E.Maxima (Tyzzer,1929)[31]: nang trứng có hình bầu dục, Oocyst có màu hơi vàng, vỏ Oocyst hơi sần sùi là những đặc điểm dễ nhận thấy khi phân loại. Tại đầu nhỏ của noãn nang có lỗ noãn và dưới nó là nhân phân hạt. Khối nguyên sinh chất trong cầu trùng chưa hình thành, bào tử có hình hạt tròn. Độ lớn nang trứng 21,4 - 42,5 ì 16,5 - 29,8à. Quỏ trỡnh sinh sản bào tử kộo dài 30 - 48 giờ, ký sinh ở giữa ruột non. Quá trình phát triển nội sinh có thể diễn ra trên suốt chiều dài ruột non, thời kỳ tiền phát kéo dài khoảng 123 giờ.

+ E.Mitis (Tyzzer,1929)[31]: là loài cầu trùng có độc lực yếu. Nang trứng thường có hình tròn, vỏ bọc không có màu, không có lỗ noãn, nang trứng có hạt cực, khối nguyên sinh chất không đều đặn. Độ lớn nang trứng 11 - 19 ì 10 - 13à. Thời gian sinh sản bào tử 24 - 48 giờ. Ký sinh ở phần đầu ruột non, ruột già, tá tràng. Sau khi nhiễm vào cơ thể 36 giờ, trong các tế bào biểu bì nhung mao thấy những thể phân lập thành thục, thường có 6 - 21 thể phân đoạn và các giao tử được hình thành vào ngày thứ 5.

+ E.Acervulina (Tyzzer,1929)[31]: đây là loài cầu trùng mới được tìm thấy ở nước ta, noãn nang hình trứng hoặc hình ovan, không màu, khối nguyên sinh chất chưa hình thành noãn nang có dạng hạt rất đều. Đầu nhỏ của noãn nang có một lỗ sinh dục nhỏ. Kích thước noãn nang từ 17,7 - 20,2 × 13,7 - 16,3à, thời gian ủ bệnh khi gà nhiễm khoảng 3 ngày. Thời gian sinh sản bào tử 13 - 17 giờ ở nhiệt độ 28 - 300C (ngắn nhất so với thời gian sinh bào tử của các loài cầu trùng khác). Quá trình phát triển nội sinh chủ yếu ở tá tràng và gây ra viêm ác tính.

+ E.Hagani (Levine. P.D. 1942)[29]: hình bầu dục, kích thước 15,8 - 29,9 ì 14,3 - 29.5 à. Oocyst khụng cú lỗ noón, cú thời gian sinh sản bào tử ổn định nhất so với Oocyst các loài cầu trùng ký sinh ở phần đầu ruột non (48 giờ). Ký sinh ở phần đầu ruột non.

+ E.Praecox: có Oocyst hình bầu dục, nguyên sinh chất dạng tròn có nhân ở giữa, hạt cực không rõ là đặc điểm khác biệt so với các loài cầu trùng khỏc. Kớch thước 16,6 - 27,7 ì 14,8- 19,4 à. Thời gian sinh sản bào tử 24 - 36 giờ, Oocyst không có lỗ noãn, ký sinh ở đầu ruột non.

Căn cứ vào nơi cư trú mà khi bệnh xảy ra chúng ta có thể kết luận được loại Eimeria Tenella là nguy hiểm nhất (cầu trùng ruột mù).

Cấu tạo Oocyst loài Eimeria sp gây bệnh (Nguyễn Thị Kim Lan, 2008) [5]

- Đặc điểm về vòng đời:

Sự lưu truyền rộng khắp của cầu trùng là nhờ vào cấu trúc và vòng đời phức tạp cũng như khả năng thích nghi nhanh để tiếp tục phát triển, tồn tại lâu trong tự nhiên. Việc hiểu biết về cầu trùng rất quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh và có những kế hoạch điều chỉnh loại ký sinh trùng này.

Chu kỳ của cầu trùng trải qua ba giai đoạn phát triển: giai đoạn sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính, sinh sản bào tử. Hai giai đoạn đầu thực hiện trong tế bào niêm mạc ruột của ký chủ nên còn được gọi là giai đoạn nội sinh sản (kéo dài 5 - 7 ngày), giai đoạn 3 thực hiện ở môi trường bên ngoài.

+ Giai đoạn 1: sinh sản vô tính tự nhân đôi của cầu trùng trong tế bào biểu bì để hình thành nên các thể phân lập gọi là Schizogonia, các thể phân lập riêng biệt được gọi là Sizont.

+ Giai đoạn 2: là giai đoạn so sánh hữu tính tức thế hệ sizont cuối cùng chúng phân biệt thành các giao tử đực và các giao tử cái, giao tử đực chui vào giao tử cái để thụ tinh tạo nên các hợp tử, vì vậy giai đoạn 2 của quá trình sinh sản gọi là sporogonia.

+ Giai đoạn 3: là giai đoạn ngoài cơ thể, khi các noãn nang (nang trứng) cùng các chất bài tiết thải ra ngoài và các tác động bất lợi các yếu tố môi trường thiên nhiên chúng nhanh chóng tạo vỏ bọc cứng để thích nghi và tiếp tục phát triển gọi là sporogonia.

Vì quá trình phát triển của cầu trùng gắn liền với cơ chế sinh bệnh, do đó chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng bước phát triển của chúng để tìm ra phương pháp phòng và trị bệnh cầu trùng một cách hiệu quả nhất. Khi ký chủ nuốt phải noãn nang đã phân chia thành tám bào tử con vào đường tiêu hóa, noãn nang sẽ giải phóng các bào tử con ra ngoài, các bào tử con lại tiếp tục xâm nhập vào biểu bì ruột, lớn dần lên và tiếp tục sinh sản vô tính, hữu tính, vòng đời lại tiếp tục lặp lại như trên.

Sơ đồ tóm tắt vòng đời chung của cầu trùng

- Sức đề kháng:

Nghiên cứu về sức đề kháng của Oocyst với ngoại cảnh đặc biệt là một số yếu tố lý hóa có ý nghĩa quan trọng trong thực tế:

Noãn nang (Oocuyst)

Noãn nag gây nhiễm (Oocyst gây

nhiễm)

Bào tử

trophotozoit schizontes

schizogoni e shizogoit Tế bào cái

(đại phối tử)

Merozoit Hợp tử

Tế bào đực (tiểu phối tử)

+ Đối với nhiệt độ

Theo Lê văn Năm (2003) [12] nhiệt độ thích hợp cho quá trình phát triển bào tử nang ở ngoài cơ thể là 150C - 350C, lạnh là -150C và nóng trên 400C bào tử nang sẽ chết.

Theo Wimtondeur (2000) [32] cho rằng: ở 40C noãn nang sống được 4 năm, ở 500C noãn nang sống được 1 giờ, 800C sống được 15 phút, 1000C sống được 2 phút.

+ Đối với độ ầm: vai trò của độ ẩm rất quan trọng trong sự phân chia của nang trứng

Theo Steve Henry (2002) [30], nang trứng cầu trùng chứa trong phân thải ra ở nhiệt độ 200C và thoáng gió thì không phát triển được sau 48 giờ, ở 300C là 12 giờ

Với độ ẩm 400mg % gần một nửa số nang trứng bị tiêu diệt. Độ ẩm thích hợp của cầu trùng là 85mg % - 95mg %.

+ Đối với oxy:

Nang trứng muốn phát triển được đòi hỏi phải có oxy, trong môi trường không có oxy phát triển được và quá trình phân bào ngừng lại.

+ Đối với các hóa chất:

Cầu trùng có chất đề kháng với chất sát trùng nhưng cũng có nhiều công trình nghiên cứu để làm giảm noãn nang bằng hợp chất có thể xâm nhập được vào tế bào cầu trùng.

Horton Smith (1996) [28] cho biết dung dịch Greolin 5% sẽ giết chết noãn nang non và thành thục sau 20 - 30 ngày.

* Bnh cu trùng gà:

- Đặc điểm dịch tễ:

Bệnh cầu trùng là một bệnh phổ biến, do sức đề kháng cao với tác động điều kiện khí hậu không thuận lợi, các thuốc sát trùng, thiếu biện pháp có hiệu lực chống sự xâm nhập của bệnh, khả năng tái sinh sản nhanh. Trên cơ thể nghiên cứu về các yếu tố dịch tễ học về bệnh cầu trùng, đại đa số các tác giả đều đề cập đến các yếu tố sau:

+ Yếu tố độ tuổi:

Ở gà, bệnh xảy ra chủ yếu ở gà còn non, gà dò, gà mới trưởng thành, gà ốm phải bệnh nhưng mang trùng là nguồn bệnh tiềm tàng lâu dài.

Theo Lê Văn Năm (2003) [12], gà thường mắc trong độ tuổi 10 - 90 ngày tuổi nhưng nặng nhất là ở gà con từ 18 - 45 ngày tuổi.

+ Yếu tố mùa vụ:

Lê Văn Năm (2003) [12] cho biết ở Châu Âu và Châu Mỹ bệnh mang tính thời vụ rõ rệt thường xảy ra từ 5 - 8 tháng, nhưng ở Việt Nam bệnh xảy ra quanh năm, mang tính dịch cao, tỷ lệ gà mắc bệnh lớn đặc biệt là những tháng mưa ẩm.

+ Yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh:

Nếu điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh tốt kết hợp với phòng bệnh thì đàn gà có khả năng chống chịu với bệnh tật. Khi yếu tố vệ sinh thú y không tốt, chăm sóc - vệ sinh - nuôi dưỡng kém, khẩu phần ăn không cân đối thiếu vitamin, các yếu tố vi lượng, đa lượng, đặc biệt là nhốt chung gà con với gà lớn sẽ thúc đẩy bệnh càng nhanh và mạnh mẽ.

Mogot. A.A. (2000) [25] cho rằng những cơ sở chăn nuôi với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 5 - 10%. Ngược lại, ở những đều kiện chăn nuôi không đảm bảo thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng chiếm 36 - 69%.

Đường nhiễm bệnh là do gà nuốt phải noãn nang có sức gây bệnh. Noãn nang cầu trùng trong phân gà lẫn vào thức ăn, nước uống, đất nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi,… trở thành nguồn lây nhiễm bệnh. Các loại chim, gà, gia súc, động vật gặm nhấm, côn trùng, người… đều có thể là nguồn gieo rắc bệnh.

Sức đề kháng của noãn nang cầu trùng rất mạnh, ở trong đất có thể sức sống 4 - 9 tháng, 15 - 18 tháng ở sân, nơi râm mát. Môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ẩm ướt là điều kiện thuận lợi nhất cho cầu trùng phát triển thành những bào tử con. Nhiệt độ 220C - 30OC chỉ mất 18 giờ - 36 giờ cầu trùng phát triển thành bào tử con. Sức đề kháng của noãn nang đối với nhiệt độ cao và khô hạn tương đối yếu. Khi độ ẩm 21% - 30%, nhiệt độ là 180C - 410C thì E.Tenella sau 1 - 5 ngày sẽ bị chết. Thời gian nhiễm bệnh là thời gian từ lúc

gia cầm ăn phải bào tử nang đến khi noãn nang được thải trở lại môi trường bên ngoài cơ thể trở thành bào tử.

Thời gian nhiễm bệnh cầu trùng được chia làm 2 thời kỳ:

•Thời kỳ tiền phát: kéo dài từ khi gà nhiễm phải noãn nang cầu trùng cho đến khi xuất hiện nang trứng trong phân.

•Thời kỳ phát bệnh: từ khi xuất hiện nang trứng trong phân cho đến khi nang trứng biến mất hoàn toàn khỏi cơ thể.

- Cơ chế sinh bệnh:

Phạm Sĩ Lăng, Lê Thị Tài (2003) [7] cho biết: bệnh cầu trùng gắn liền với công tác vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, phương thức chăn nuôi.

Nhiệt độ thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi cho cầu trùng phát triển.

Từ những tác động trực tiếp của mầm bệnh, các giai đoạn phát triển nội sinh của cầu trùng trong cơ thể gà và các yếu tố thứ phát nhờ khả năng tái sinh sản nhanh ở tất cả các loài, đặc biệt là loài có độc lực cao, gây tổn thương lan tràn niêm mạc ruột. Từ đó một số lượng lớn tế bào biểu bì, lớp dưới niêm mạc, các mạch quản, thần kinh bị hủy hoại đã hình thành các điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật khác phát triển xâm nhập vào cơ thể làm cho bệnh càng nặng và có thể gây bội nhiễm với các bệnh khác.

Do niêm mạc bị tổn thương, nên nhiều đoạn ruột không tham gia vào quá trình tiêu hóa làm cho con vật bị thiếu dinh dưỡng gây rối loạn tiêu hóa, dẫn tới ngưng đọng các độc tố, phù nề các cơ quan và mô bào. Sự phá hủy các tế bào ruột làm cho viêm ruột gây rối loạn chức năng hấp thụ và vận động của ruột gây ỉa chảy, quá trình viêm tăng sinh làm cho dịch rỉ tiết ra nhiều gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng, làm mất cân bằng nước tiểu trong cơ thể gà.

Các thể bào tử cầu trùng nhiễm vào các tế bào biểu bì ở những khe hốc ở đó từ 24 giờ - 48 giờ, sự phát triển các thể phân lập ở đợt một sẽ kết thúc.

Mỗi thể phân lập chứa đến 900 thể phân đoạn. Các thể phân đoạn ở của đời một nhiễm vào tế bào biểu bì màng niêm mạc manh tràng, sau đó di cư sâu xuống lớp biểu bì ở đó 72 giờ. Sau khi chúng nhiễm vào sẽ phát triển các thể phân lập đời hai. Các thể phân lập đời hai này qua 24 giờ chúng phân giải, phá hủy những lớp biểu bì bên dưới, phá hủy lưới mao mạch gây xuất huyết

mạnh. Sau đó thể phân lập đời hai lại chui vào tế bào biểu bì màng niêm mạc và bắt đầu hình thành các tế bào giao tử cái và các tế bào giao tử đực. Thể phân lập có đời ba tiến triển ở các tế bào biểu bì.

Các giai đoạn phát triển nội sinh, nhất là các thể phân lập đời hai phát triển thành số lượng lớn trong các vách ruột sẽ phá hủy màng niêm mạc ruột gây ra chảy nhiều máu. Lớp dưới niêm mạc, xoang ruột chứa đầy những tế bào biểu bì bị hủy hoại. Do tổn thương nhiều đám lớn trong ruột nên chức năng tiêu hóa bị rối loạn, màng niêm mạc bị tổn thương là cửa mở cho vi khuẩn, các độc tố tạo ra khi phân hủy các chất chứa trong manh tràng xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiễm trùng, nhiễm độc tố.

Cầu trùng sinh ra độc tố làm gà bị trúng độc, thể hiện ở những rối loạn về thần kinh, sã cánh, lờ đờ, kém nhanh nhẹn. Cầu trùng chiếm đoạt dinh dưỡng là dịch tổ chức tế bào, biểu mô ruột làm cho gà thiếu dinh dưỡng.

Những điều trên cho thấy sự biến đổi sâu sắc diễn ra trong cơ thể gà bị bệnh cầu trùng. Sự phát triển quá trình bệnh lý cuối cùng dẫn đến suy sụp trạng thái chung của gà ốm, cuối cùng là gà chết.

- Triệu chứng:

Theo Dương Công Thuận (1995) [18], bệnh cầu trùng ở gà biểu hiện bằng triệu chứng đặc trưng nhất là ỉa chảy, có máu, có dịch nhầy, ủ rũ, mệt mỏi, lông xơ xác, thần kinh không vững, gầy, sức yếu gà thường tụ lại thành nhóm. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng phụ thuộc vào mức độ nhiễm từ môi trường và loài Eimeria nhiễm, trạng thái sức khỏe cơ thể gà.

Thời kỳ mang bệnh 4 - 5 ngày, triệu chứng phát ra thường trùng với sự phát triển các thể phân lập đời hai trong cơ thể gà bị nhiễm. Bệnh tiến triển có thể cấp tính, mãn tính hay không có triệu chứng điển hình.

Thể cấp tính: bệnh diễn biến từ vài ngày đến hai đến ba tuần lễ thường thấy ở gà con, lúc đầu con vật lờ đờ, kém nhanh nhẹn, lông dựng đứng, ít ăn, phân dính quanh hậu môn. Tiếp theo do hàng loạt tế bào biểu mô ruột bị phá hủy, cơ thể bị trúng độc nặng thêm, vận động không bình thường, mất thăng bằng, cánh gà bị tê liệt, uống nhiều nước, diều có nhiều dịch thể, bỏ ăn hoàn toàn, thiếu máu, niêm mạc và mào nhợt nhạt, con vật gầy dần, phân loãng như nước có lẫn máu, giai đoạn cuối con vật bị tê liệt, sau đó bị chết (tỷ lệ chết từ

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn gà ai cập hậu bị nuôi trên đệm lót có bổ sung chế phẩm mistral tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)