PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
2.4.1.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Mistral đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Mistral đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tuần tuổi ở gà thí nghiệm
Lô TN
Tuần tuổi
Số mẫu kiểm tra
Số mẫu nhiễm
Tỷ lệ nhiễm
(%)
Cường độ nhiễm
+ ++ +++ ++++
n % n % n % n %
Lô I
0-2 54 6 11,11 3 50,00 3 50,00 - - - -
2-4 54 18 33,33 7 38,89 6 33,33 4 22,22 1 5,56 4-6 54 12 22,22 7 58,33 3 25,00 2 16,67 - - 6-8 54 6 11,11 3 50,00 2 33,33 1 16,67 - -
8-10 54 3 5,56 2 66,67 1 33,33 - - - -
Lô 0-2 54 5 9,26 3 50,00 2 40,00 - - - -
II 2-4 54 12 22,22 6 41,67 4 33,33 2 16,67 - - 4-6 54 6 11,11 3 50,00 2 33,33 1 16,67 - -
6-8 54 5 9,26 2 40,00 3 60,00 - - - -
8-10 54 2 3,70 1 50,00 1 50,00 - - - -
Kết quả theo dõi về tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi được ghi tại bảng 2.2. Kết quả thu được cho thấy: tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo tuổi trên gà thí nghiệm giảm dần qua các giai đoạn tuổi. Cao nhất ở giai đoạn 2 - 4 tuần tuổi và thấp nhất ở giai đoạn 8 - 10 tuần tuổi. Cụ thể:
Lô I: giai đoạn từ 0 - 2 tuần tuổi kiểm tra 54 mẫu thì có 6 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 11,11%, trong đó 3 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 50,00%; 3 mẫu nhiễm ở mức trung bình (++) chiếm 50,00%; không có mẫu nào nhiễm ở mức độ nặng (+++) và rất nặng (++++). Giai đoạn từ 2 - 4 tuần tuổi có 18/54 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 33,33%. Trong đó có 7 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 38,89%; 6 mẫu nhiễm ở mức trung bình (++) chiếm 33,33%;
4 mẫu nhiễm mức độ nặng (+++) chiếm 22,22% và có 1 mẫu nhiễm ở mức độ rất nặng (++++) chiếm 5,56%; Giai đoạn 4 - 6 tuần tuổi có 12/54 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 22,22%; Trong đó có 7 mẫu nhiễm ở mức nhẹ (+) chiếm 58,33%; 3 mẫu ở mức độ trung bình (++) chiếm 25,00%; 2 mẫu nhiễm ở mức độ nặng (+++) chiếm tỷ lệ 16,67% và không có mẫu nào nhiễm ở mức độ rất nặng (++++). Giai đoạn 6 - 8 tuần tuổi có 6/54 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 11,11%.
Trong đó có 3 mẫu nhiễm ở mức nhẹ (+) chiếm 50,00%; 2 mẫu nhiễm ở mức trung bình (++) chiếm 33,33%; 1 mẫu nhiễm ở mức độ nặng (+++) chiếm 16,67% và không có mẫu nhiễm ở mức độ rất nặng (++++). Giai đoạn 8 - 10 tuần tuổi có 3/54 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 5,56%. Trong đó có 2 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 66,67%; 1 mẫu nhiễm ở mức độ trung bình (++) chiếm 33,33; không có mẫu nào nhiễm ở mức độ nặng (+++) và rất nặng (++++).
Lô II: giai đoạn từ 0 - 2 tuần tuổi kiểm tra 54 mẫu thì có 5 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 9,26%. Trong đó 3 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 50,00%; 2 mẫu nhiễm ở mức trung bình (++) chiếm 40,00%; không có mẫu nào nhiễm ở
mức độ nặng (+++) và rất nặng (++++). Giai đoạn từ 2 - 4 tuần tuổi có 12/54 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 22,22%. Trong đó có 6 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 41,67%; 4 mẫu nhiễm ở mức trung bình (++) chiếm 33,33%; 2 mẫu nhiễm ở mức độ nặng 16,67% và không có mẫu nhiễm ở mức độ rất nặng (++++). Giai đoạn 4 - 6 tuần tuổi có 6/54 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 11,11%. Trong đó có 3 mẫu nhiễm ở mức nhẹ (+) chiếm 50,00%; 2 mẫu ở mức độ trung bình (++) chiếm 33,33%; 1 mẫu nhiễm ở mức độ nặng (+++) chiếm tỷ lệ 16,67% và không có mẫu nào nhiễm ở mức độ rất nặng (++++).
Giai đoạn 6- 8 tuần tuổi có 5/54 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 9,26%. Trong đó có 2 mẫu nhiễm ở mức nhẹ (+) chiếm 40,00%; 3 mẫu nhiễm ở mức trung bình (++) chiếm 60,00%; không có mẫu nào nhiễm ở mức độ nặng (+++) và rất nặng (++++). Giai đoạn 8 - 10 tuần tuổi có 2/54 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 3,70%. Trong đó có 1 mẫu nhiễm ở mức nhẹ (+) chiếm 50,00%; 1 mẫu nhiễm ở mức trung bình (++) chiếm 50,00%; không có mẫu nào nhiễm ở mức nặng (+++) và rất nặng (++++).
Từ kết quả trên cho thấy gà bắt đầu nhiễm bệnh từ tuần thứ 2, tăng dần theo lứa tuổi, cao nhất ở tuần thứ 3 và thứ 4 (lô I là 33,33% và lô II là 22,22%) và giảm dần ở tuần thứ 7 (lô I là 11,11% và lô II là 9,26%). Ở tuần đầu tiên gà không nhiễm cầu trùng vì tuần đầu tiên gà úm được kết hợp với kháng sinh, nền chuồng còn sạch đồng thời lượng phân thải còn ít, chuồng thông thoáng nên tỷ lệ mắc ít. Ngay sau giai đoạn 2 - 4 tuần tuổi gà thải phân nhiều, nền chuồng ẩm ướt hơn giai đoạn úm đồng thời giai đoạn này sức đề kháng với bệnh tật chưa cao nên khả năng nhiễm cầu trùng ở giai đoạn này tăng lên cao.
Các giai đoạn sau mặc dù khả năng thải phân của gà lớn hơn, tuy nhiên lúc này hệ thống miễn dịch hoàn chỉnh dần, sức đề kháng của cơ thể đối với mầm bệnh cao, hơn nữa còn do có quá trình tiếp xúc với mầm bệnh từ trước nên cơ thể gà đã tạo được kháng thể miễn dịch với cầu trùng, do đó tỷ lệ nhiễm giảm dần, cường độ nhiễm nhẹ, bệnh thường ở thể ẩn, không biểu hiện rõ triệu chứng.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Dương Công Thuận, 2003 [18], Lê Văn Năm, 1999 [11] và nhiều
tác giả khác đều cho rằng: bệnh cầu trùng thường gây bệnh nặng ở gà con, gà lớn thường mang căn bệnh và là nguồn reo rắc căn bệnh làm ô nhiễm môi trường và làm cho bệnh lây lan.
Khi so sánh tỷ lệ nhiễm cầu trùng của 2 lô thí nghiệm qua các giai đoạn cho thấy tỷ lệ nhiễm của lô I cao hơn của lô II cụ thể là :
Giai đoạn 0 - 2 tuần tuổi: lô I có tỷ lệ nhiễm 11,11%, còn lô II là 9,26%
Giai đoạn 2 - 4 tuần tuổi: lô I có tỷ lệ nhiễm 33,33%, còn lô II là 22,22%
Giai đoạn 4 - 6 tuần tuổi: lô I có tỷ lệ nhiễm 22,22%, còn lô II là 11,11%
Giai đoạn 6 - 8 tuần tuổi: lô I có tỷ lệ nhiễm 11,11, còn lô II là 9,26%
Giai đoạn 8 - 10 tuần tuổi: lô I có tỷ lệ nhiễm 5,56%, còn lô II là 3,70%
Kết quả thu được cho thấy: việc sử dụng chế phẩm Mistral vào đệm lót có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo độ tuổi ở gà thí nghiệm.
2.4.1.3. Ảnh hưởng việc sử dụng chế phẩm Mistral đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng qua chất độn chuồng
Bảng 2.3. Ảnh hưởng việc sử dụng chế phẩm Mistral đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng qua đệm lót
Lô TN Số mẫu kiểm tra
Tỷ lệ nhiễm Cường độ nhiễm
+ ++ +++ ++++
n % n % n % n % n %
Lô I 50 15 30,00 7 46,67 5 33,33 2 13,33 1 6,67 Lô II 50 10 20,00 5 50,00 3 30,00 1 10,00 - -
Qua kiểm tra cho thấy:
+ Lô I: kiểm tra 50 mẫu, có 15 mẫu nhiễm noãn nang cầu trùng, chiếm tỷ lệ 30,00% trong đó có 7 mẫu nhiễm ở mức nhẹ (+) chiếm 46,67%; 5 mẫu nhiễm ở mức trung bình (++) chiếm tỷ lệ 33,33%; 2 mẫu nhiễm ở mức nặng (+++) chiếm 13,33%; 1 mẫu nhiễm ở mức rất nặng (++++) chiếm tỷ lệ 6,67%
+ Lô II: kiểm tra 50 mẫu, có 10 mẫu nhiễm noãn nang cầu trùng chiếm tỷ lệ 20,00%; trong đó có 5 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 50,00%; 3 mẫu nhiễm ở mức độ trung bình (++) chiếm 30,00%; 1 mẫu nhiễm ở mức độ nặng (+++) chiếm tỷ lệ 10,00% và không có mẫu nào nhiễm ở mức độ rất nặng (++++).
Như vậy, qua kiểm các mẫu đệm lót ở hai lô thí nghiệm chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ nhiễm ở lô II thấp hơn lô I. Ở lô II có mức độ nhiễm từ nhẹ đến nặng song tỷ lệ nhiễm thấp hơn ở lô I, đặc biệt ở lô I có một mẫu nhiễm ở mức rất nặng. từ kết quả trên ta thấy ở lô II tỷ lệ nhiễm noãn nang trong trong đệm lót thấp hơn lô I. Qua đó việc sử dụng chế phẩm Mistral trên đệm lót có ảnh hưởng đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng qua đệm lót.
2.4.1.4. Hiệu lực điều trị của thuốc
Bảng 2.4. Kết quả điều trị bệnh cầu trùng gà Lô Thuốc dùng Liều dùng Số con điều trị
(con)
Số con
khỏi Tỷ lệ I
Avicoc
1g/lít nước uống liên tục
trong 5 ngày
100 91 91,00
II 100 92 92,00
Qua bảng 2.4 cho thấy kết quả điều trị cầu trùng ở 2 lô thí nghiệm đạt tỷ lệ cao, ở lô I là 91% còn ở lô II là 92%. Để đạt được kết quả cao như vậy là do gà mắc bệnh ở 2 lô được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, quá trình điều trị bằng thuốc Avicoc cho thấy hiệu quả rất tốt, thuốc có tác dụng trên phần lớn các loại cầu trùng.
2.4.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Mistral đến một số chỉ tiêu chăn nuôi của gà thí nghiệm
2.4.2.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Mistral đến tỷ lệ nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng cần được quan tâm đầu tiên, phản ánh sức sống, tình trạng sức khoẻ khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm, nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y. Trong chăn nuôi tỷ lệ nuôi sống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và giá thành sản phẩm. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao cần phải có giống tốt, thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo cho con giống phát huy hết được tiềm năng di truyền.
Kết quả theo dõi và tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi được thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng 2.5. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Mistral đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%)
TT Lô I Lô II
Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn
1 97,00 97,00 99,00 99,00
2 100,00 97,00 100,00 99,00
3 97,92 96,00 98,98 98,00
4 100,00 96,00 100,00 98,00
5 100,00 96,00 98,97 97,00
6 97,89 95,00 98,96 96,00
7 100,00 95,00 98,96 96,00
8 100,00 95,00 100,00 96,00
9 97,87 94,00 100,00 95,00
10 100,00 94,00 97,89 95,00
11 97,87 94,00 96,84 95,00
12 100,00 93,00 100,00 94,00
13 98,92 93,00 98,87 94,00
14 100,00 93,00 98,93 94,00
15 98,91 92,00 100,00 93,00
16 100,00 92,00 98,92 93,00
17 97,82 92,00 97,82 92,00
18 100 91,00 100,00 92,00
Qua bảng 2.5 cho thấy: tỷ lệ nuôi sống trong tuần của lô I dao động từ 97,00% đến 100%, lô II dao động từ 96,84% đến 100%.
Tỷ lệ nuôi sống ở tuần đầu tiên của lô I và lô II lần lượt là 97,00%, 99,00%. Ở tuần tuổi thứ 4 tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của lô I là 96,00%, lô II là 98,00% chênh lệch nhau 3%; đến tuần tuổi thứ 10 khoảng cách về tỷ lệ này được thu hẹp lại còn 1% (94,00% ở lô I và 95,00% ở lô II).
Đến 15 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của lô I là 92,00%, lô II là 93,00%.
Kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của lô I là 91,00%, lô II là 92,00%. Như vậy, việc sử dụng chế phẩm Mistral ảnh hưởng không đáng kể tới tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm cũng cho thấy quy trình chăm sóc của chúng tôi là hợp lý.
2.4.2.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Mistral đến sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
Bảng 2.6. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Mistral đến sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (gr)
Lô TN TT
Lô I Lô II
X ± mX
Cv % X ± mX Cv %
SS 36,20±0,31 7,22 37,17±0,43 8,91
1 78,80±0,89 8,45 77,74±0,98 9,54
2 131,80±1,60 9,91 132,61±1,77 10,85
3 229,88±2,90 9,37 231,35±2,97 9,87
4 332,20±3,85 8,74 328,26±6,32 14,27
5 409,2±4,47 8,73 410,87±6,86 13,04
6 489,20±5,00 8,12 484,35±5,82 9,77
7 601,20±6,75 9,05 596,17±8,39 10,90
8 688,80±10,12 10,99 697,83±9,65 10,53 9 795,60±12,72 12,07 804,35±11,69 11,16 10 922,40±16,55 12,81 920,87±13,91 10,68 11 1055±19,78 13,52 1049,8±15,84 11,09 12 1171,20±19,25 12,08 1157,4±19,44 12,34 13 1248,40±21,12 12,77 1237,9±21,52 13,01 14 1362,8±23,29 12,79 1363,5±21,53 12,13 15 1468,80±19,54 10,39 1457,00±22,77 11,16 16 1549,60±23,71 12,05 1545,7±26,72 13,72 17 1644,00±25,64 12,67 1639,6±28,66 13,08 18 1687,60±27,08 11,57 1689,00±29,91 12,89
Số liệu bảng 2.6 cho thấy khối lượng gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi, phù hợp với quy luật sinh trưởng chung của gia súc, gia cầm, cụ thể như sau: khối lượng của gà ở lô I tăng từ 36,20 gr khi sơ sinh lên 332,20 gr lúc 4 tuần tuổi và 1171,20 gr lúc 12 tuần tuổi và đạt 1687,60 gr lúc 18 tuần tuổi.Với lô II khối lượng lúc sơ sinh là 37,17 gr tăng lên 328,26 gr lúc 4 tuần tuổi, 1157,4 lúc 12 tuần tuổi và 1689,00 gr khi kết thúc thí nghiệm ở 18 tuần tuổi.
Số liệu bảng 2.6 cũng cho thấy: khối lượng của gà giữa 2 lô chênh lệch không nhiều, cụ thể như sau:
Khối lượng sơ sinh của lô I là 36,20 gr lô II là 37,17 gr chênh lệch nhau 0,97 gr. Mặc dù khối lượng sơ sinh của lô II cao hơn lô I nhưng đến lúc 4 tuần tuổi khối lượng của lô II lại thấp hơn lô I (332,20 gr so với 328,26 gr)
Đến 12 tuần tuổi diễn biến khối lượng gà của cả hai lô vẫn giống ở tuần tuổi thứ 4: lô I cao hơn lô II (lô I là 1171,20 gr so với lô II là 1157,4 gr)
Đến tuần tuổi thứ 18 diễn biến khối lượng của gà thí nghiệm lại đổi ngược lại, cụ thể là lô II (1689,00 gr), lô I(1687,60), chênh lệch nhau 1,4 gr.
Số liệu bảng 2.6 cho thấy sự chênh lệch về khối lượng gà giữa 2 lô thí nghiệm là không nhiều, qua đó cho thấy việc sử dụng chế phẩm Mistral vào đệm lót đã không làm ảnh hưởng tới sinh trưởng tích lũy của gà.
2.4.2.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Mistral đến tiêu tốn thức ăn/gà thí nghiệm
Bảng 2.7. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Mistral đến tiêu tốn thức ăn/gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
TT Lô I Lô II
g/con/ngày g/con/tuần Cộng dồn g/con/ngày g/con/tuần Cộng dồn
1 - - - -
2 - - - -
3 - - - -
4 - - 595 600
5 40 280 875 40 280 880
6 45 315 1190 45 315 1195
7 48 336 1526 48 336 1531
8 53 371 1897 53 371 1902
9 60 420 2317 60 420 2322
10 65 455 2772 65 455 2777
11 68 476 3248 68 476 3253
12 71 497 3745 71 497 3750
13 74 518 4263 74 518 4268
14 79 553 4816 79 553 4821
15 84 588 5404 84 588 5409
16 89 623 6027 89 623 6032
17 94 658 6685 94 658 6690
18 98 686 7371 98 686 7376