PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm thì có không ít những nghiên cứu về bệnh cầu trùng của các tác giả như:
Phạm Sỹ Lăng (2002) [6] cho biết: ở nước ta bệnh cầu trùng trở nên phổ biến từ khi phát triển giống gà công nghiệp (1965) và nhập một số giống gà cao sản hướng trứng và hướng thịt từ nước ngoài. Mầm bệnh là các loài cầu trùng giống Eimeria…Hiện nay đã có 9 loài được phát hiện trên gà trong đó có các loài gây bệnh chủ yếu là: E.Tenella, E.Mitis, E.Acenvina, E. Maxima, E.Necotrix, E.Paraccox.
Dương Công Thuận (2003) [18] thì nói: đối với gà nuôi chăn thả tự do, bệnh cầu trùng ít gây tác hại hơn. Nguyên nhân gà được chăn thả ở bãi rộng có ánh nắng trực tiếp nên nang trứng cầu trùng bị tiêu diệt một phần, mặt khác gà được phân tán, vận động nhiều, sức đề kháng được tăng nên có sức chống.
Hơn nữa, gà từ nhỏ đã được tiếp xúc với một ít cầu trùng nên đã có miễn dịch nhất định. Tuy vậy, khi bị nhiễm liều cao gà vẫn có thể bị mắc. Đối với gà giống công nghiệp nuôi nhốt trong lồng hoặc chuồng, bệnh có khả năng xảy ra nặng hơn. Bản thân giống gà có sức đề kháng kém với bệnh, lại nuôi nhốt nên bệnh dễ có điều kiện lây, gà bị bệnh dù có chữa khỏi cũng ảnh hướng lớn đến sức lớn. Do đó tốt nhất phòng bệnh là chính.
Theo Nguyễn Quang Tuyên, Trần Thanh Vân (2001) [20], bệnh cầu trùng là bệnh gây ra bởi ký sinh trùng giống Eimeria thuộc ngành động vật đơn bào, gây tác hại chủ yếu cho gà con đến 42 ngày tuổi, đặc biệt ở gà nuôi tập trung, tỷ lệ chết cao những con khỏi bệnh thường còi cọc, chậm lớn.
Bệnh lây nhanh chủ yếu qua đường miệng, có tới 10 loại cầu trùng, có loài ký sinh ở ruột non, có loài ký sinh ở ruột già, có loài ký sinh ở manh tràng có thể gây bệnh cho gà ở mọi lứa tuổi.
Nguyễn Xuân Bình và cs (2004) [1]: Các loại gà đều nhiễm bệnh, lứa tuổi nhiễm bệnh từ 5 - 7 ngày tuổi trở đi.
Ngoài ra, theo những nghiên cứu của Nguyễn Hữu Vũ và cs (2000) [21]
thì bệnh lây truyền chủ yếu lây qua phân và bệnh phân tán noãn nang ra môi trường bên ngoài và gà cảm nhiễm ăn phải. Noãn nang cầu trùng rất bền vững ở môi trường bên ngoài, các chất sát trùng thông thường ít có tác dụng hoặc tác dụng rất hạn chế.
Theo Trần Văn Hòa, Vương Trung Sơn, Đặng Văn Khiêm (2001) [4], gà nhiễm cầu trùng bằng con đường duy nhất là đường miệng thông qua những chất mà gà thường xuyên tiếp xúc như thức ăn, chất độn chuồng, phân, bụi… gây thiệt hại kinh tế cho nhà chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi thả vườn theo lối tập trung hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006) [8]
cho thấy: Mức độ chăm sóc, nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà.
Còn theo Trịnh Văn Thịnh (2000) [16] thì cầu trùng gà thấy ở mọi lứa tuổi, gây nguy hiểm nhất cho gà non. Về mùa hè bệnh rất dễ phát triển thành dịch và lan rộng.
Triệu chứng điển hình gặp ở gà con dưới 2 tháng tuổi là: phân lẫn máu tươi, mào, chân nhợt nhạt, ủ rủ, bỏ ăn, uống nhiều nước, phân của gà trưởng thành, gà đẻ lẫn máu màu socola (theo thông tin từ Bùi Đức Lũng và cs (2004) [10]).
Còn Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [8] thì các giống gà cao sản nhập nội chưa thích nghi với các điều kiện sinh thái thường nhiễm cầu trùng, phát bệnh nặng và chết tỷ lệ cao. Gà nội trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và môi trường
nuôi có tỷ lệ nhiễm cầu trùng thấp hơn gà ngoại, bệnh diễn ra mãn tính hoặc mang trùng.
Hoàng Ngọc Thạch (1999) [14] qua mổ khám 241 gà bệnh, gà chết ở các lứa tuổi khác nhau với gà nuôi thí nghiệm qua gây nhiễm thu được kết quả như sau:
+ Bệnh tích ở manh tràng: chiếm tỷ lệ cao nhất 69,29 % nhiều nhất ở gà con 3 tuần tuổi (100%) kéo dài đến 8 tuần tuổi (54,45%) ở gà lớn không thấy.
+ Bệnh tích ở ruột non: 70/241 chiếm tỷ lệ 29,05%. Ở gà 1 đến 3 tuần tuổi hầu như không thấy bệnh lý ở ruột non và tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi. Ở 4 tuần tuổi là 25,45%. Ở gà 8 tuần tuổi tỷ lệ nhiễm là 45,45%.
Phạm Sỹ Lăng (2002) [6] cho biết tỷ lệ chết do E.Tenella gây bệnh đến 12 tuần tuổi là 50%.
Gà nuôi trên nền xi măng lót trấu tỷ lệ nhiễm cầu trùng như sau: ở 21 tuần tuổi nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 14,5%. Ở 28 ngày tuổi nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 59,15%.
Gà nuôi trên lồng sắt: ở 42 ngày tuổi chưa phát hiện thấy noãn nang cầu trùng. Sau 42 ngày cho xuống nuôi nền xi măng, ở một tuần tuổi (ở 49 ngày tuổi) nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 30%.
Phan Lục, Bạch Mạnh Điều (1999) [9] cho rằng: ảnh hưởng của tia phóng xạ γco - 60 đối với noãn nang cầu trùng liều 10 krad không làm mất khả năng gây bệnh của noãn nang cầu trùng thành thục mà chỉ làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của cầu trùng, liều 15 krad làm một số noãn nang mất khả năng gây bệnh, một số vẫn còn khả năng gây bệnh nhưng quá trình sinh trưởng - phát triển bị ức chế, liều 20 krad làm đa số noãn nang mất khả năng gây bệnh.
Theo Trần Tích Cảnh và cs (1996) [2], liều chiếu xạ 15 krad làm cho noãn nang E.Tenella mất khả năng gây bệnh khi thử nghiệm liều 300000 đến 400000 noãn nang, trong khi đó liều gây nhiễm đối với gia cầm là 500000 noãn nang.
Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2000) [21] bệnh lây truyền chủ yếu qua Phân, bệnh phân tán noãn nang qua môi trường bên ngoài và chất sát trùng thông thường rất ít tác dụng hoặc tác dụng hạn chế.
Theo Nguyễn Xuân Bình và cs (2004) [1] cho biết: mức độ bệnh cầu trùng tùy thuộc vào phương pháp nuôi. Nuôi lồng hoặc nuôi trên sàn thì bệnh ít xảy ra hơn ở dưới đất. Nuôi theo phương pháp công nghiệp có trộn thuốc chống cầu trùng vào thức ăn, nước uống thì bệnh ít hơn là nuôi thả rông hoặc là cho ăn tự do.
Võ Văn Ninh (2005) [13]: điều kiện giúp sức đề kháng của cầu trùng với thuốc là một khi quần thể lớn ký sinh trùng liên tục tiếp xúc với thuốc ở liều hạn chế sinh trưởng, không đủ sức diệt trừ chúng. Nuôi gia cầm trong chuồng chật hẹp và dùng thuốc phòng trừ cầu trùng liên tục là điều kiện tốt để sự đề kháng của ký sinh trùng mau chóng diễn ra, cho nên bất cứ loại dược phẩm mới nào dung trong lĩnh vực phòng bệnh cầu trùng cũng có tác dụng hạn chế.
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Orlow (1975) [27]: bệnh cầu trùng chủ yếu ở gia cầm non. E.Tenella là loài gây bệnh mạnh nhất, phổ biến nhất ở gà một tháng tuổi. E.Maxima gây bệnh cho gà 2 - 5 tuần tuổi đến hai tháng tuổi, gia cầm non mắc bệnh, gia cầm lớn là vật mang trùng. Chuồng trại chật, ẩm ướt, thiếu thức ăn, thiếu dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, diễn biến nặng thêm. Các ổ dịch cầu trùng thường thấy vào mùa xuân vào mùa thu.
N.A. Kolapxki, Pipaskin (1980) [26]: bệnh cầu trùng là một bệnh ở gà con từ 10 - 80 ngày tuổi, đôi khi cũng có ở gà 4 - 6 tháng tuổi. Trong điều kiện các cơ sở chăn nuôi gia cầm, gà 3 đến 4 tuần tuổi nhạy cảm và nhiễm bệnh cầu trùng nặng nhất, tỷ lệ chết cao.
Mới đây, Archie Hunter (2000) [22] sang công tác tại Việt Nam với chương trình dự án: “Tăng cường công tác thú y tại Việt Nam”. Trong cuốn sổ tay dịch bệnh động vật, tác giả cho biết: để phòng bệnh cầu trùng cho tốt, nhất là gà con không tiếp xúc với số lượng noãn nang lớn trong môi trường.
Điều này có thể thực hiện nhờ vệ sinh tốt, ngăn ngừa sự tích tụ phân trong chuồng, giữ cho chuồng luôn khô: ví dụ như máng nước không bị rò rỉ… Ông còn nhấn mạnh: đối với gà thịt nuôi trên đệm lót dày là điều kiện lý tưởng cho bệnh cầu trùng bùng phát nên biện pháp phổ biến nhất là cho gà thịt uống
thuốc diệt cầu trùng trong suốt đời sản xuất. Ông đưa ra một số loại thuốc sau:
Quinlones, Ionphores, Sulphonamides…Tác giả còn cho biết ở Mỹ vaccine sống đã phát triển hỗn hợp noãn nang Emeria phổ biến nhất. Cách sử dụng là pha vào nước cho gà từ 5 đến 9 ngày tuổi và có hiệu quả cho tất cả các loại như gà thịt, gà đẻ, gà giống.