ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn gà ai cập hậu bị nuôi trên đệm lót có bổ sung chế phẩm mistral tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 44 - 48)

PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Lô I: vaccine 1 (giao tử)

Lô II: vaccine 2 (giao tử vô hoạt)

Lô III: vaccine 3 (giao tử vô hoạt siêu âm) Lô VI: đối chứng cho uống một lít nước sinh lý.

Vào ngày thứ 15 thì gà được miễn dịch cho thử thách với 60.000 - 70.000 Oosyst đã sinh bào tử của nhiều loại cầu trùng Eimeria. Trong tổng số 126 gà thí nghiệm, 94 gà được mổ khám và 32 gà bị chết trong quá trình thử thách. Vào ngày thứ 21 sau khi tiêm vaccine gà được mổ khám và ghi lại.

Bệnh trong khi đó ở lô II là thấp nhất, có 17 gà thấy bệnh tích phản ứng ở phần ruột và manh tràng. Sự sai khác thông thường có ý nghĩa về mặt bệnh tích giữa lô I và lô II, VI còn bệnh tích ở lô III có sự sai khác có ý nghĩa so với các bệnh tích ở lô I, II và VI.

2.3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Đối tượng

Gà Ai Cập giai đoạn 0 - 18 tuần tuổi nuôi trên đệm lót là có bổ sung chế phẩm Mistral và không bổ sung.

2.3.2. Vật liệu nghiên cứu:

Phân gà ở các lô thí nghiệm, mẫu đệm lót nền chuồng, nước muối bão hòa, chế phẩm Mistral, kính hiển vi, thuốc điều trị bệnh cầu trùng.

2.3.3. Địa điểm

Nuôi gà, lấy mẫu phân mổ khám tại khu thực hành giết mổ khoa Chăn nuôi Thú y.

Kiểm tra mẫu phân tìm noãn nang cầu trùng tại phòng thí nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

2.3.4. Thời gian

Từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2013.

2.3.5. Nội dung nghiên cứu

2.3.5.1. T l và cường độ nhim cu trùng trên đàn gà thí nghim - Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm câu trùng trên phân.

- Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở chất độn chuồng.

- Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi.

- Hiệu lực điều trị của thuốc.

2.3.5.2. Các ch tiêu v chăn nuôi trên đàn gà thí nghim - Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi.

- Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi.

- Tiêu thụ thức ăn cho 1 gà trong giai đoạn hậu bị.

2.3.6. Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh theo sơ đồ sau:

Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lô TN

Diễn giải Lô I Lô II

Giống gà Ai Cập

Số lượng (con) 100 100

Mật độ chuồng nuôi (gà/m2) 8 8

Thức ăn

+ 1- 4 tuần tuổi Japfa Comfeed F19

+ 5 tuần tuổi - kết thúc Japfa Comfeed GĐ 31

Thuốc phòng cầu trùng Avicoc

Phương thức nuôi Nhốt hoàn toàn

Đệm lót Trấu + Mistral Trấu

2.3.7. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

- Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi:

Hàng ngày theo dõi số gà chết và loại thải của mỗi lô và mức độ nhiễm bệnh, toàn bộ số gà chết được mổ khám và chẩn đoán bệnh.

Tỷ lệ nuôi sống = ∑ số gà cuối kỳ (con)

x 100

∑ số gà đầu kỳ (con)

- Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi:

Hàng ngày cân gà thí nghiệm vào ngày tuổi cuối cùng của tuần.

Cân toàn bộ gà vào buổi sáng trước khi cho ăn, tiến hành cân từng con một để xác định khối lượng sống bình quân của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi. Người cân và dụng cụ cân được cố định.

Phương pháp kim tra mu phân và cht độn chung

* Cách lấy mẫu phân

Lấy mẫu phân gà vừa thải ra ở các lứa tuổi. Để riêng mẫu phân vào túi nilon nhỏ, mỗi túi 3 - 5 gam, buộc dây cao su; ở mỗi túi đều phải ghi đầy đủ tuổi gà, giống gà, lô thí nghiệm, ngày, tháng lấy mẫu. Sau đó đưa mẫu phân về phòng thí nghiệm ngay, nếu chưa làm kịp thì cho vào tủ lạnh 4oC xét nghiệm dần, nhưng chú ý không được để quá 3 ngày.

- Phương pháp kiểm tra mẫu phân: tiến hành theo phương pháp phù nổi Fulleborn.

+ Mục đích của phương pháp là tìm noãn nang cầu trùng.

+ Nguyên lý: lợi dụng tỷ trọng của nước muối bão hoà (d = 1,18 - 1,20) lớn hơn tỷ trọng của noãn nang cầu trùng (d = 1,01 - 1,02) làm cho noãn nang cầu trùng nổi lên trên bề mặt của dung dịch. Với phương pháp này thì độ chính xác tương đối cao.

Cách làm:

Lấy mẫu phân cần kiểm tra cho vào một cốc nhỏ, dùng đũa thuỷ tinh nghiền nát phân, vừa nghiền vừa đổ nước muối bão hoà vào (khoảng 40 - 50ml). Sau đó lọc qua lưới thép lấy dung dịch đó cho vào cốc thuỷ tinh rồi rót dung dịch đã lọc vào các lọ penicillin cho đầy đến miệng, đậy phiến kính lên miệng lọ penicillin cho tiếp xúc với mặt dung dịch, để 30 phút rồi lấy phiến kính ra soi kính hiển vi với độ phóng đại 100 lần (vật kính 10, thị kính 10) để tìm noãn nang cầu trùng.

* Cách lấy chất độn chuồng:

Tại mỗi lô thí nghiệm tiến hành lấy 4 mẫu ở 4 góc chuồng và một mẫu ở giữa chuồng. Thời gian lấy mẫu 2 tuần lấy một lần. Mỗi một mẫu lấy phải được để riêng có ghi rõ ngày tháng lấy mẫu, lô thí nghiệm, ngày tuổi, giống gà.

Phương pháp kiểm tra: lấy từng mẫu chất độn chuồng vào cốc thuỷ tinh và cho nước cất vào ngâm trong vòng 6 giờ. Sau đó lọc qua lưới lọc, lấy nước đó cho vào từng ống nghiệm có ghi nhãn (mẫu số,..., lô thí nghiệm ) để quay ly tâm. Thời gian ly tâm: 2 - 3 phút, số vòng ly tâm: 2500 vòng/phút.

Sau khi được phần cặn lắng ở đáy tiến hành gạn bỏ nước trong và cho nước muối bão hoà vào, lắc đều rồi rót dung dịch đó vào các ống penicillin cho đầy đến miệng, đậy phiến kính lên mặt ống nghiệm cho tiếp xúc với mặt dung dịch để 30 phút rồi lấy phiến kính ra soi kính hiển vi với độ phóng đại 100 lần (10 x 10) để tìm noãn nang cầu trùng.

* Phương pháp đánh giá cường độ nhiễm cầu trùng

Để đánh giá cường độ nhiễm cầu trùng chúng tôi tiến hành đếm số noãn nang trên một vi trường và được quy định như sau. Nếu trên vi trường có:

1 - 3 noãn nang: quy định cường độ nhiễm ở mức độ nhẹ (+)

4 - 6 noãn nang: quy định cường độ nhiễm ở mức độ trung bình (++) 7 - 8 noãn nang: quy định cường độ nhiễm ở mức độ nặng (+++)

> 9 noãn nang: quy định cường độ nhiễm ở mức độ rất nặng (++++) Số mẫu nhiễm

+ Tỷ lệ nhiễm (%) = ——————————— x 100 Tổng số mẫu kiểm tra

Số mẫu nhiễm (+) (+ +) (+ + +) (+ + + +) + Cường độ nhiễm (%) = ———————————————— x 100

Tổng số mẫu nhiễm Số mẫu nhiễm theo tuần tuổi

+ Tỷ lệ nhiễm theo tuổi gà (%) = ———————————— x 100

Tổng số mẫu kiểm tra

Số gà có kết quả (-) sau điều trị + Hiệu lực điều trị (%) = ———————————— x 100

Số gà được điều trị 2.3.8. Phương pháp xử lí số liệu

Chúng tôi tiến hành xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh vật học (theo phương pháp Minitab) và theo phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (2002) với các chỉ số: X , mX , CV(%).

Số trung bình:

n

∑ ni-1X i

X (n > 30) Sai số trung bình: m

n Sx

x=± (n > 30) Độ lệch tiêu chuẩn: S (n >30)

S n

n Xi

1 2 1 1

x

∑ ∑

=

=

− Χ

=

n i

n i

Trong đó:

X : Số trung bình N : Dung lượng mẫu

mx : Sai số trung bình

Sx : Độ lệch tiêu chuẩn Xi : Giá trị của mẫu

i 1n= : Tổng giá trị của X Hệ số biến dị:

( ) SX

Cv % = 100

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn gà ai cập hậu bị nuôi trên đệm lót có bổ sung chế phẩm mistral tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)