So sánh đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu một số vấn đề về chaos của mạng noron tế bào và khả năng ứng dụng (Trang 107 - 110)

Chương 3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÀNH VI HỖN LOẠN CỦA CNN

3.4. So sánh đánh giá kết quả

Phần này đưa ra một số điểm so sánh, phân tích để đánh giá trung thực các kết quả đạt được trong việc nghiên cứu đồng bộ CNN hỗn loạn.

Các giá trị đưa ra so sánh đánh giá như sau:

1. Đối tượng đồng bộ: Các kết quả công bố có thể giải quyết bài toán đồng bộ các hệ tổng quát hay các hệ cụ thể.

2. Số tín hiệu sử dụng: Số tín hiệu được sử dụng để đồng bộ trên tổng số tín hiệu trạng thái của hệ drive.

3. Tham số bất định: Tính bất định, không chắc chắn của tham số có được giải quyết trong kết quả hay không?

4. Có nhiễu: Các giả định về nhiễu có được đưa ra và giải quyết trong kết quả hay không?

5. Xác định thời gian đồng bộ: Vấn đề điều khiển thời gian hữu hạn có được giải quyết?, đưa ra được thời gian đồng bộ ước lượng không?

Các kết quả đã công bố được đưa ra so sánh gồm: Grassi (1999)[31], Rijlaarsdam (2006)[56], Yang (2010)[81], Xingyuan (2010)[79], Aghababa (2012)[2], Cheng (2013)[15], Ren (2014)[55] và các công trình của luận án:

CT2 (2013), CT3 (2013), CT6 (2014), CT7 (2014), CT8 (2015). Bảng 3.4 thể hiện kết quả so sánh. Qua đó ta có thể đưa ra một số đánh giá sau.

• Các công trình công bố của luận án phát triển theo hướng giải quyết các bài toán đồng bộ CNN hỗn loạn từ cụ thể đến tổng quát, bổ sung các điều kiện từ đơn giản đến phức tạp như tính bất định, có nhiễu, xác định thời gian hữu hạn đạt được đồng bộ.

Bảng 3.2: So sánh các kết quả đồng bộ hỗn loạn Các giá trị so sánh

Các kết quả Đối tượng Số tín hiệu Tham số Có nhiễu Xác định

công bố đồng bộ sử dụng bất định tg đồng bộ

Grassi Tổng quát n/n Không Không Không

Rijlaarsdam Tổng quát n/n Không Không Không

Yang Cụ thể 3/3 Có Không Có

Xingyuan Cụ thể 6/6 Không Không Không

Aghababa Tổng quát n/n Có Có Có

Cheng Cụ thể 3/3 Có Không Không

Ren Tổng quát n/n Không Không Có

CT2 Cụ thể 3/3 Có Không Không

CT3 Cụ thể 2/3 Có Không Không

CT6 Cụ thể 3/3 Có Không Có

CT8 Tổng quát n/n Có Không Không

CT7 Tổng quát n/n Có Có Không

• So với kết quả của Aghababa (ISI, IF 2.89), các CT7, CT8 mặc dù đã giải quyết được hầu hết các giả thiết đối với bài toán đồng bộ CNN hỗn loạn, nhưng chưa triệt để bằng Aghababa. Aghababa đã tiếp cận bài toán đồng bộ hai hệ hỗn loạn tổng quát nhất, đưa ra được thời gian đồng bộ hữu hạn. Tuy nhiên cách biểu diễn tổng quát hệ hỗn loạn của Aghababa không mô tả được CNN hỗn loạn có ma trận mẫu trạng thái bất định như CT7, CT8. So với các kết quả đồng bộ CNN tổng quát khác của Grassi và Rijlaarsdam thì CT7 và CT8 có thể đánh giá tốt hơn vì đã bổ sung các giả thiết về tham số bất định hay có nhiễu trong bài toán.

• Kết quả đồng bộ CNN cụ thể của Cheng (ISI, IF 2.866) không tốt hơn kết quả trong CT3 của luận án theo các tiêu chí so sánh trên.

Thậm chí số tín hiệu điều khiển đồng bộ sử dụng trong CT3 còn ít hơn (2/3). Kết quả trong CT6 so với kết quả của Cheng cũng đã giải quyết được vấn đề xác định thời gian đồng bộ.

• Qua bảng so sánh trên ta thấy các công trình của luận án đã giải quyết được bài toán đồng bộ CNN tổng quát với ma trận mẫu trạng thái bất định, bổ sung các giả thiết về tham số bất định và có nhiễu ngoài tác động, xác định được thời gian hữu hạn đạt được đồng bộ.

Kết luận chương 3.

Các kết quả nghiên cứu hành vi hỗn loạn của CNN đã được trình bày trong chương 3. Hành vi hỗn loạn của CNN cấp phân số được khảo sát thông qua giải số hệ động lực cấp phân số và tính toán số mũ Lyapunov.

Bài toán đồng bộ hỗn loạn được giải quyết dựa trên các kiến thức toán học và lý thuyết điều khiển. Các kết quả đã mở rộng các kết quả trước đó không chỉ về tính tổng quát mà còn là sự bổ sung các giả thiết thực tế hơn về tính bất định của tham số, có nhiễu, xác định thời gian đạt được đồng bộ. Đây là những kết quả có ý nghĩa khoa học trong việc nghiên cứu lý thuyết hỗn loạn nói chung và CNN nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu một số vấn đề về chaos của mạng noron tế bào và khả năng ứng dụng (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)