CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
2.1. Tổng quan về công ty
Tên đầy đủ: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Và Dịch Vụ Hương An.
Tên viết tắt: Công ty TNHH TM & DV Hương An.
Địa chỉ: Thôn Bổn Trì, Phường Hương An, Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mã số thuế: 3300390268.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Ngày 25/03/1988, Công ty TNHH TM & DV Hương An được thành lập với 1 trụ sở công ty, 1 cửa hàng xăng dầu,1 chiếc xe vận chuyển.
Từ năm 1988 đến năm 1991, Công ty mở rộng kinh doanh thêm 1 cửa hàng xăng dầu.
Từ năm 1992 đến năm 2000, Công ty mở rộng kinh doanh thêm 3 cửa hàng xăng dầu, xây dựng mở rộng trụ sở công ty.
Từ năm 2001 đến nay, Công ty mở rộng kinh doanh thêm 4 cửa hàng xăng dầu, và đến nay, công ty đã có 9 cửa hàng xăng dầu cùng với đội xe gồm 13 chiếc xe.
Trải qua gần 30 năm hình thành, xây dựng và phát triển với những chặng đường không ít gian nan vất vả, toàn thể cán bộ công nhân viên công ty qua nhiều thế hệ đã luôn gắng sức, tận tâm, tận lực, sáng tạo, gắn bó với sự nghiệp xây dựng và phát triển của công ty.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ.
2.1.2.1 Chức năng.
Chức năng chính của công ty là tiếp nhận, quản lý và cung ứng xăng dầu cho các đơn vị kinh tế, quốc phòng theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước.
2.1.2.2 Nhiệm vụ.
a. Nắm nhu cầu, xây dựng kế hoạch tiếp nhận và tổ chức kinh doanh có hiệu quả các mặt hàng xăng dầu chính, dầu nhờn mỡ máy và hơi đốt.
b. Mở rộng và phát triển kinh doanh một số mặt hàng khác mang tính chất kinh doanh phụ và dịch vụ chuyên ngành (bao gồm tiếp nhận bảo quản, bơm rót, vận chuyển, bao thầu, uỷ thác, tái sinh pha chế và thay dầu, rửa xe).
c. Tổ chức hạch toán quản lý và kinh doanh có lãi trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn được giao. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
d. Lập quy hoạch tổng thể, kế hoạch đầu tư, xây dựng và từng bước đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống trang thiết bị, công nghệ hiện đại, phục vụ có hiệu quả cho công tác kinh doanh và dự trữ xăng dầu cho quốc phòng.
e. Bảo đảm an toàn trong sản xuất kinh doanh, an toàn về hàng hóa, con người, bảo vệ môi sinh, môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong địa bàn và khu vực.
f. Quản lý và sử dụng có hiệu quả về lao động. Thực hiện phân phối kết quả sản xuất kinh doanh cho người lao động theo đúng chế độ, chính sách, chăm lo và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân viên chức.
2.1.3. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.
Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo nguyên tắc quan hệ trực tuyến từ giám đốc công ty đến các phòng ban, cửa hàng. Các phòng ban nghiệp vụ và các cửa hàng có chức năng tham mưu cho giám đốc hoặc phó giám đốc trực tiếp phụ trách về những vấn đề thuộc chuyên môn nghiệp vụ được giao.
Bảng 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc Công ty có nhiệm vụ:
- Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất - kinh doanh và các chủ trương lớn của Công ty.
- Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao.
- Quyết định phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của Công ty.
- Quyết định về việc chuyển nhượng, mua bán, cầm các loại tài sản chung của Công ty theo quy định của Nhà nước.
- Quyết định về việc thành lập mới, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp, sản xuất - kinh doanh thuộc nguồn vốn đầu tư của công ty.
…
Giám Đốc
Phó giám đốc nội chính
Phó giám đốc kinh doanh- kỹ
thuật
Các cửa hàng, trạm kinh doanh
1 Cửa hàng kinh doanh
Các phòng ban nghiệp vụ
1. Phòng Kinh doanh xăng dầu
2. Phòng Kế toán - Tài vụ 3. Phòng quản lý Kỹ thuật 4. Phòng Hành chính 5. Đội xe
Phó Giám đốc nội chính: được Giám đốc phân công chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và nhân sự toàn công ty, quản trị và xây dựng cơ bản; văn thư hành chính; thực hiện chế độ chính sách, tiền lương và công tác đời sống cho nhân viên; tổ chức thanh tra; tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức bộ máy và nhân sự, quản trị hành chính, đời sống, an ninh, nội bộ thường kỳ cho Giám đốc.
Phó Giám đốc kinh doanh - kỹ thuật: được Giám đốc phân công chịu trách nhiệm phối hợp, điều hoà kế hoạch sản xuất - kinh doanh của các đơn vị trực thuộc; hướng dẫn và kiểm tra các cửa hàng trong các mặt: thiết kế, kỹ thuật, quy trình công nghệ của các mặt hàng, sản phẩm theo hợp đồng kinh tế mà Công ty đã ký kết với khách hàng, tình hình sử dụng vốn, sổ sách kế toán và các chứng từ kinh tế.
Phòng kinh doanh xăng dầu có nhiệm vụ:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xác lập và thống nhất áp dụng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật của các loại hình sản xuất kinh doanh trong công ty.
- Thống nhất quản lý và cung ứng vật tư, thiết bị chính cho nhu cầu về hoạt động xây lắp, kinh doanh và dịch vụ của công ty.
Phòng kế toán - tài vụ có nhiệm vụ:
- Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất – kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của công ty.
- Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống có sự diễn biến các nguồn vốn cấp, vốn vay; giải quyết các loại vốn, phục vụ cho việc huy động vật tư, nguyên liệu, hàng hóa trong sản xuất -kinh doanh của công ty.
- Theo dõi công nợ của công ty, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu, chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác. Thực hiện công tác đối nội và thanh toán quốc tế.
-Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với phòng nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúp cho ban giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, biết rõ số lời.
Phòng quản lý kỹ thuật có nhiệm vụ:
- Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các sản phẩm theo đúng mẫu mã, quy trình kỹ thuật, nhiệm vụ thiết kế theo theo hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng.
- Nghiên cứu cải tiến các mặt hàng, sản phẩm của công ty đang sản xuất để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Quản lý các định mức kỹ thuật (mức tiêu hao năng lượng, vật tư các sản phẩm).
- Quản lý chất lượng sản phẩm khi xuất kho và chất lượng vật tư, hàng hoá khi nhập kho.
Phòng hành chính có nhiệm vụ:
-Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của công ty.
- Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty.
2.1.4 Tình hình lao động của công ty.
Con người là tài sản quan trọng nhất mà một doanh nghiệp có. Theo quan điểm quản lý hiện đại, nhiều doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của con người và nhìn nhận đây chính là yếu tố cốt lõi làm nên sự thành công của doanh nghiệp. Nguồn lực có trình độ cao, được bố trí một cách hợp lý là vấn đề quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, là một giải pháp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão thì quá trình công nghiệp hóa đang được các doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên yếu tố con người,lao động, đặc biệt là lao động có trình độ cao và chất lượng tốt, là không thể thiếu và luôn là yếu tố quyết định.
Để tiến hành sản xuất ra sản phẩm thì đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa lao động và đối tượng lao động bởi vì lao động là chủ thể sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, việc tuyển dụng và sự dụng để bố trí lao động phải hợp lý để phát huy hết khả năng của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao
động, tăng hiệu quả kinh doanh.
Để thấy rõ những vấn đề về nhân lực ta cần phân tích tình hình sử dụng lao động tại doanh nghiệp, từ đó rút ra những vấn đề chưa hợp lý về mặt tổ chữa và đề ra những cách giải quyết phù hợp trong thời gian tới.
Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu lao động của công ty TNHH TM & DV Hương An giai đoạn 2013-2015
(ĐVT : Người)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/20
13 2015/20 14 SL
(Ngư ời)
CC (%)
SL (Ngư
ời) CC (%)
SL (Ngư
ời) CC (%)
SL (+/
-) TL (+/-
%) SL (+/
-) TL (+/- Tổng sổ lao động 140 100 175 100 215 100 35 25 40 22,8%) 1. Phân theo 6
tính chất
Trực tiếp 120 85,71 140 80 175 81,4 0
20 16,6 7
35 25 Gián tiếp 20 14,29 35 20 40 18,6
0 15 75 5 14,2 2. Phân theo 9
giới tính Nam 122 87,14 156 89,1
4 195 90,7
0 34 27,8
7 39 25
Nữ 18 12,86 19 10,8
6 20 9,30 1 5,56 1 5.26 3. Phân theo
hình thức lao động
Hợp đồng dài
hạn 95 67,86 125 71,4
3 161 74,8
8 30 31,5
8 36 28,8 Hợp đồng 0
ngắn hạn 45 32,14 50 28,5
7 54 25,1
2 5 11,1
1 4 8
4. Phân theo Đại học 20 14,29 22 12,5 24 11,1 2 10 2 9,09 Trung và sơ
cấp 7 5 6 3,43 4 1,86 (1) 14,2
8 (2) 33,3 Công nhân 3
kỹ thuật 73 52,14 92 52,5
7 112 52,0
9 19 26,0
3 20 21,7 Lao động phổ 4
thông 40 28,57 55 31,4
3 75 34,8
8 15 37,5 20 36,3 6
biến động, tổng số lao động tăng dần qua các năm cụ thể như sau: Tổng số lao động năm 2014 tăng lên 35 người tương ứng với 25% so với năm 2013, năm 2015 tăng thêm 40 người tương ứng gần 23% so với năm 2014. Như vậy số lao động của công ty qua 3 năm đều tăng, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy mô sản xuất của công ty.
Đại học và cao đẳng: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 2 người chiếm 10%, và năm 2015 so với năm 2014 tăng 2 người chiếm tỷ trọng 9,1%.
Trung cấp: Năm 2014 giảm 1 người so với 2013 tương ứng giảm 14%, còn năm 2015 giảm 2 người so với năm 2014 tức là giảm 33%.
Công nhân kỹ thuật: Chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng tăng lên qua các năm, năm 2014 so với năm 2013 tăng 19 người, chiếm tỷ trọng 26%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 20 người, chiếm tỷ trọng 21,7%.
Lao động phổ thông là nguồn nhân lực đông chiếm vị trí số 2 sau công nhân kỹ thuật và có xu hướng tăng nhanh hơn lao động kỹ thuật. Năm 2014 lao động phổ thông tăng 15 người tương ứng tăng 37,5% so với năm 2013, và tiếp tục tăng vào năm 2015 là 20 người tương ứng với 36,4%. Tỷ trọng lao động phổ thông lớn là do công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng, một số công việc không yêu cầu trình độ cao.
Theo giới tính: qua 3 năm số lượng lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nữ. Năm 2013 lao động nam chiếm tỷ lệ 87,14% so với lao động nữ, đến năm 2014 chiếm 89,14% so với nữ và đặc biệt năm 2015 đã chiếm tới 90,7% so với lao động nữ.
Tóm lại lao động là một yếu tổ quan trọng nhất trong tất cả các yếu tố đầu vào của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tuyển dụng thêm lao động hay không phụ thuộc vào quy mô cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Qua phân tích trên ta thấy lao động của công ty ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
2.1.5. Tình hình tài sản của công ty TNHH TM & DV Hương An giai đoạn 2013 – 2015.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu 2013 2014 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Tài Sản
A. Tài sản ngắn hạn 155,891.9 84.64% 89,168.5 70.01% 123,118.4 70.01% -66,723.4 -42.80 33,949.9 38.07 I. Tiền và tương đương tiền 6,019.8 3.27% 2,884.5 2.26% 7,232.5 4.11% -3,135.3 -52.08 4,348.0 150.74 II. Các khoản phải thu NH 121,141.4 65.77% 81,639.3 64.10% 111,660.9 63.49% -39,502.1 -32.61 30,021.6 36.77 III. Hàng tồn kho 28,141.9 15.28% 3,673.0 2.88% 3,780.8 2.15% -24,468.9 -86.95 107.8 2.93 IV. Tài sản ngắn hạn khác 588.9 0.32% 989.7 0.78% 444.2 0.25% 400.8 68.06 -545.5 -55.12 B. Tài sản dài hạn 28,289.8 15.36% 38,181.3 29.98% 52,751.0 29.99% 9,891.5 34.96 14,569.7 38.16 I. Tài sản cố định 24,246.8 13.16% 34,121.8 26.79% 49,055.2 27.89% 9,875.0 40.73 14,933.4 43.76
II. Các khoản ĐTTC DH 2,661.0 1.44% 2,500.0 1.96% 2,500.0 1.42% -161.0 -6.05 0.0 0.00
III. Tài sản dài hạn khác 1,382.0 0.75% 1,559.5 1.22% 1,195.8 0.68% 177.5 12.84 -363.7 -23.32 Tổng Tài sản 184,181.7 100% 127,367.8 100% 175,869.4 100% -56,813.9 -30.85 48,501.6 38.08
(Nguồn: tính toán dựa trên BCTC của công ty TNHH TM & DV Hương An 2013 - 2015)
với năm 2013. Năm 2014 tài sản ngắn hạn giảm 66,723.4 triệu đồng, tỷ lệ giảm 42.8%.
Giảm mạnh nhất là các khoản phải thu ngắn hạn với mức giảm 39,502.1 triệu đồng, hàng tồn kho với mức giảm 24,468.9 triệu đồng, tiền và tương đương tiền cũng giảm 3,135.3 triệu đồng. Các khoản phải thu giảm mạnh là do khách hàng đã thanh toán một phần tiền hàng cho công ty, tiền và tương đương tiền tại thời điểm cuối năm thấp do công ty tiến hành thanh toán các khoản nợ. Năm 2015, tài sản ngắn hạn tăng so với 2014 là 33,949.9 triệu đồng, tỷ lệ tăng 38.07%. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do tăng các khoản phải thu ngắn hạn với mức tăng 30,021.6 triệu đồng, tỷ lệ tăng 36.77%.
Tiền và tương đương tiền tăng 4,348 triệu, tỷ lệ tăng là 150.74%, do vốn gốc của tiền và tương đương tiền năm 2014 nhỏ làm tỷ lệ tăng lớn.
Đối với tài sản dài hạn: Trong hai năm qua tài sản dài hạn của công ty đều tăng, chủ yếu là do tăng tài sản cố định. Tài sản dài hạn năm 2014 tăng so với năm 2013 là 9,891.5 triệu đồng, tỷ lệ tăng 34.96%. Năm 2014, tài sản dài hạn tăng so với 2014 là 14,569.7 triệu đồng, tỷ lệ tăng 38.16%. Tài sản dài hạn của công ty hai năm qua tăng là do công ty mua thêm phương tiện vận tải, xây dựng thêm cửa hàng bán xăng dầu.
Từ đó giúp công ty tăng năng lực sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.4 Tình hình nguồn vốn của công ty TNHH TM & DV Hương An giai đoạn 2013 – 2015.
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn Vốn 2013 2014 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % A. Nợ phải trả 118,022.7 64.08% 65,774.8 51.64% 83,593.6 47.53% -52,247.9 -44.27 17,818.8 27.09 I. Nợ ngắn hạn 117,097.1 63.58% 54,925.0 43.12% 82,585.2 46.96% -62,172.1 -53.09 27,660.2 50.36
II. Nợ dài hạn 925.5 0.50% 849.8 0.67% 1,008.4 0.57% -75.7 -8.18 158.6 18.66
B. Vốn chủ sở hữu 66,159.0 35.92% 61,593.0 48.36% 92,275.9 52.47% -4,566.0 -6.90 30,682.9 49.82 I. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu 59,854.9 32.50% 61,562.8 48.33% 87,170.6 49.57% 1,707.9 2.85 25,607.8 41.60
II. Nguồn kinh phí, quỹ
khác 6,304.1 3.42% 30.2 0.02% 5,105.3 2.90% -6,273.9 -99.52 5,075.1 16804.97
Tổng nguồn vốn 184,181.7 100% 127,367.8 100% 175,869.4 100% -56,813.9 -30.85 48,501.6 38.08 (Nguồn: tính toán dựa trên BCTC của công ty TNHH TM & DV Hương An 2013 - 2015)
năm 2013 là 184,181.7 triệu đồng giảm xuống còn 127,367.8 triệu đồng vào cuối năm 2014, tỷ lệ giảm là 30.85%, đến cuối năm 2015 lại tăng lên 175,869.4 triệu đồng. Việc nguồn vốn giảm chủ yếu do nợ phải trả giảm xuống trong khi vốn chủ sở hữu vẫn tăng. Như vậy việc giảm nguồn vốn như trên đã làm công ty giảm áp lực về tài chính, măc dù nguồn vốn giảm nhưng vốn chủ sở hữu vẫn tăng cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tiếp tục được mở rộng.
Nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của công ty trong những năm qua có xu hướng tăng lên, việc tăng vốn chủ sở hữu chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Năm 2014, vốn chủ sở hữu giảm 4,566 triệu đồng, vốn chủ sở hữu giảm là do quỹ khen thưởng phúc lợi giảm trong khi đó vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 1,707.9 triệu đồng. Năm 2015, vốn chủ sở hữu tăng 30,682.9 triệu đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng 49.82%. Trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 25,607.8 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 41.6% còn lại là do tăng nguồn kinh phí và quỹ khác 5,075.1 triệu đồng.
Các khoản nợ phải trả: trong hai năm qua các khoản nợ đã giảm xuống. Xét ở thời điểm cuối các năm 2013, 2014, 2015 thì thì các khoản nợ phải trả năm 2014 giảm mạnh nhất, đến năm 2015 các khoản nợ phải trả lại tăng so với năm 2014 nhưng vẫn giảm nhiều so với năm 2013. Chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản nợ phải trả là nợ ngắn hạn. Năm 2013 nợ ngắn hạn chiếm 63.58% tổng nguồn vốn và chiếm 99.22%
tổng nợ phải trả, Năm 2014 nợ ngắn hạn chiếm 51.64% tổng nguồn vốn và chiếm 83.5% tổng nợ phải trả. Năm 2014 việc giảm mạnh nợ ngắn hạn là do công ty phải thanh toán các khoản nợ đã đến hạn và thanh toán một số khoản nợ chưa đến hạn cho chủ nợ. Năm 2015, các khoản nợ phải trả lại tăng lên nhưng không nhiều, cụ thể các khoản nợ phải trả tăng thêm 17,818.8 triệu đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng 27.09%.
Trong đó, nợ ngắn hạn tăng 50.36% và nợ dài hạn tăng 18.66%, nợ ngắn hạn tăng là do vay ngắn hạn, phải trả người bán tăng.
Đơn vị: Tr.đ
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014
ST % ST %
I. Vốn cố định 20,663.2 23,522.5 35,281.6 2,859.3 13.84 11,759.1 49.99
1. VCĐ hữu hình 17,878.8 19,302.0 29,824.5 1,423.2 7.96 10,522.5 54.52
2. VCĐ vô hình 2,784.4 4,220.5 5,457.1 1,436.1 51.58 1,236.6 29.30
II. Vốn lưu động 131,964.0 122,530.2 106,143.5 -9,433.8 -7.15 -16,386.7 -13.37
1. Vốn bằng tiền 8,146.7 4,452.2 5,058.5 -3,694.5 -45.35 606.3 13.62
2. Vốn về các KPT 98,950.0 101,390.4 96,650.1 2,440.4 2.47 -4,740.3 -4.68
3. Vốn về HTK 23,666.8 15,907.5 3,726.9 -7,759.3 -32.79 -12,180.6 -76.57
4. TSNH khác 1,200.6 789.3 717.0 -411.3 -34.26 -72.3 -9.16
Tổng nguồn vốn 152,627.2 146,052.7 141,425.1 -6,574.5 -4.31 -4,627.6 -3.17 (Nguồn: tính toán dựa trên BCTC của công ty TNHH TM & DV Hương An 2013 - 2015)
cố định năm 2014 tăng so với năm 2013 là 2,859.3 triệu đồng, tỷ lệ tăng 13.84% ; trong đó, cả vốn cố định hữu hình và vốn cố định vô hình đều tăng nhưng vốn cố định vô hình có mức tăng lớn hơn so với vốn cố định hữu hình. Năm 2015, vốn cố định tăng so với năm 2014 là 11,759.1 triệu đồng, tỷ lệ tăng 49.99%; trong đó, cả vốn cố định hữu hình và vốn cố định vô hình đều tăng nhưng trong giai đoạn này thì vốn cố định hữu hình lại có mức tăng lớn hơn so với vốn cố định vô hình.
Đối với vốn lưu động: Trong hai năm qua vốn lưu động của công ty đều giảm.
Vốn lưu động năm 2014 giảm so với năm 2013 là 9,433.8 triệu đồng, tỷ lệ giảm 7.15%; trong đó: vốn bằng tiền,vốn về hàng tồn kho, TSNH khác đều giảm, chỉ có vốn về các khoản phải thu tăng . Năm 2015, vốn lưu động giảm so với 2014 là 16,386.7 triệu đồng, tỷ lệ giảm 13.37%; trong đó: vốn về các khoản phải thu,vốn về hàng tồn kho, TSNH khác đều giảm, chỉ có vốn bằng tiền tăng.