CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
3.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH TM
& DV Hương An
3.1.1. Nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).
Đây là chỉ tiêu phản ánh việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không, do đó tỷ số này càng cao càng chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả, khả năng thu hồi vốn nhanh. Để tăng được ROE công ty phải tăng lợi nhuận trên cơ sở tăng doanh thu và tiết kiệm tối đa chi phí. Tức là công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Để tăng sản lượng tiêu thụ công ty cần áp dụng đồng bộ các biện pháp như: nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trường cũ và có biện pháp xâm nhập thị trường mới, thường xuyên cải tiến đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm phục vụ tới mọi đối tượng khách hàng, xây dựng khung giá và chính sách tín dụng hợp lý…
- Tiết kiệm chi phí: Chi phí là yếu tố quyết định kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty. Vì khi chi phí thấp thì lợi nhuận công ty sẽ cao và ngược lại. Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động sản suất -kinh doanh công ty cần phải quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà không làm giảm chất lượng sản phẩm. Công ty cần:
+ Thực hiện chế độ kế toán đúng đủ, kịp thời theo chuẩn mực kế toán.
+ Xây dựng mức tiêu hao nguyên vật liệu, lao động một cách hợp lý, khoa học và sát với tình hình thực tế của công ty.
+ Giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm. Tức là công ty phải tăng năng suất lao động để tăng khối lượng sản phẩm sản xuất. Muốn vậy công ty cần chú trọng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất và nâng cao trình độ tay nghề của người lao động.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền cho cán bộ nhân viên công ty thực hành tiết kiệm, tăng cường quản lý tất cả các khâu đầu vào cho đến khi trả hàng.
+ Ngoài ra cũng cần quan tâm quản lý tốt các chi phí khác như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, không ngừng hoàn thiện rà soát tinh giảm gọn nhẹ bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh.
3.1.2. Bảo toàn và phát triển vốn.
Bảo toàn và phát triển vốn là nghĩa vụ của doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát tiển kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập cho người lao động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Thực chất của việc bảo toàn vốn là giữ được giá trị thực tế hay sức mua của vốn (thể hiện bằng tiền), giữ được khả năng chuyển đổi so với các loại tiền khác tại một thời điểm nhất định. Nói cách khác, bảo toàn vốn chính là bảo toàn giá trị của các nguồn vốn. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì trước hết phải bảo toàn và phát triển vốn, để làm được điều này công ty cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
3.1.2.1 Tổ chức kinh doanh năng động hiệu quả hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch.
Thứ nhất, tổ chức khai thác, thu thập thông tin, đánh giá phân tích thị trường, phân loại khách hàng, dự báo những biến động về tăng giảm nhu cầu để có chính sách bán hàng phù hợp, vừa giữ được khách hàng vừa kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời thiết lập quan hệ lâu dài, ổn định đối với khách hàng công nghiệp có nhu cầu lớn.
Thứ hai, tổ chức tốt việc bán hàng ở cả bốn khâu: bán buôn trực tiếp, bán qua đại lý bao tiêu, bán tái xuất và bán lẻ.
Thứ ba, quản lý khai thác tốt các phương tiện nội bộ, nhằm nâng cao khả năng đảm bảo nguồn hàng (cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu và tiến độ) đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày một tăng cao.
Thứ tư, tổ chức nghiên cứu, xây dựng các phương án kinh doanh, để có thể chủ động triển khai khi có những thay đổi từ phía các cơ quan quản lý cấp trên.
Thứ nhất, giảm phí tổn vận tải thông qua tính toán sự vận động của hàng hoá hợp lý từ nguồn hàng đến nơi tiêu dùng, lựa chọn tuyến đường, phương tiện vận chuyển phù hợp, tổ chức tốt công tác bốc dỡ hai đầu, sử dụng phương thức vận chuyển tiên tiến.
Thứ hai, giảm chi phí bảo quản, hao hụt hàng hoá trong kinh doanh ,kiểm tra số lượng chất lượng hàng nhập xuất để hạn chế hao hụt mất mát
Thứ ba, giảm chi phí bán hàng thông qua việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp, sử dụng phương pháp bán hàng văn minh, hiện đại nâng cao doanh số bán, lựa chọn các hình thức quảng cáo, khuyến mãi lôi kéo khách hàng.
3.1.2.3. Đảm bảo an toàn về vốn.
Trong kinh doanh rủi ro là điều không tránh khỏi, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thì những rủi ro bất thường, mang tính bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn … gây tổn thất thiệt hại về tài sản là rất cao. Do đó trong quá trình kinh doanh công ty cần phải tiến hành mua bảo hiểm tài sản để khi có rủi ro thì vốn bị mất sẽ được bồi thường bởi các công ty bảo hiểm.
Đối với các trường hợp bị mất tài sản vì các nguyên nhân khác, phải xác định rõ nguyên nhân, qui trách nhiệm cá nhân, tập thể và xử lý theo qui định.
Đối với các trường hợp công nợ khó đòi không thu hồi được, giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn (cổ phiếu, trái phiếu ngắn hạn mà doanh nghiệp đã mua), giảm giá hàng tồn kho, công ty phải hạch toán vào chi phí kinh doanh bằng cách trích dự phòng.
Những rủi ro mất vốn do nguyên nhân chủ quan, phần thiệt hại sau khi bắt buộc bồi thường, thu hồi phế liệu… phần còn lại phải lấy từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để bù đắp.
3.1.4. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.
Nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đó là một nguồn lực bên trong quyết định sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ lại không ngừng đổi mới, do đó công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, công ty cần cử nhân viên đi học tại các trường, các cơ sở đào tạo chính quy về công nghệ mới, kỹ năng kinh doanh mới…
nghiên cứu để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Thứ ba, công ty nên tổ chức các khóa học ngắn ngày về kinh nghiệm kinh doanh, bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho cán bộ công nhân viên ngay tại đơn vị mình.
Thứ tư, công ty nên quan tâm đến đời sống của công nhân viên, có những đòn bẩy về kinh tế để thúc đẩy người lao động để người lao động luôn gắn bó với công ty và làm việc say mê, từ đó có lợi cho chính họ và công ty. Có những đãi ngộ cho người lao động như: tạo điều kiện về sản xuất, sinh hoạt, nhà ở, có chế độ đãi ngộ hợp lý các nhân tài.