Các tác động tới môi trường trong hoạt động sản xuất của dự án

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM cảng ICD đồng nai (Trang 22 - 25)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1 NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG

3.1.2 Các tác động tới môi trường trong hoạt động sản xuất của dự án

Khí thải phát sinh trong quá trình vận hành Cảng chủ yếu là khí từ các phương tiện hoạt động trong cảng và bụi sinh ra từ quá trình bóc dỡ hàng hóa.

- 22 -

Khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển trong Cảng chủ yếu là khí từ các phương tiện sử dụng hàng ngày: xe ben, xe cẩu, xe tải, xe nâng, xe cắp do đó thành phần khí thải chủ yếu là Bụi, Ồn, NOx, SO2, CO, CO2, CxHy.

Hoạt động giao thông góp phần hơn một phần hai hàm lượng CO và một phần ba Hydro cacbon (HC) và NOx phát sinh vào môi trường. Mặc dù, phương tiện vận tải phát sinh các chất thải với một lượng rất nhỏ nhưng nếu vào giờ cao điểm, tất cả xe của các nhà máy cùng lưu thông các chất ô nhiễm phát thải cùng một thời điểm sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí.

Những chất gây ô nhiễm từ hoạt động giao thông bao gồm bụi, CO, HC, NOx, SO2. Trong đó các phương tiện vận tải nặng là nguồn phỏt sinh hơn ẵ CO và khoảng 35% HC và NOx vào mụi trường không khí so với các xe có động cơ khác như xe hơi và xe vận tải nhẹ (trọng lượng nhỏ hơn 3,5 tấn). Dựa vào số liệu của phòng cảnh sát giao thông đường bộ đa phần các xe vận tải nhẹ và nặng đang lưu hành hiện nay đã quá thời gian sử dụng (hơn 20 năm) vì thế nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh sẽ cao hơn so với các loại xe mới đặc biệt là bụi và tiếng ồn. Nếu các nhà máy đầu tư vào Cảng đều trang bị các phương tiện giao thông mới thì hàm lượng các chất ô nhiễm sẽ giảm một cách đáng kể.

Ước tính mỗi ngày tổng số xe lưu thông trong Cảng 100 – 150 xe/ngày (tính toán dựa trên cảng ICD Biên Hòa đang hoạt động, với diện tích 18 ha lượng xe lưu thông ra vào Cảng 100 xe/ngày).

Với lưu lượng xe vận chuyển ra vào Cảng trong giai đoạn vận hành như trên sẽ gia tăng mật độ giao thông trên quốc lộ 51 dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông và tai nạn cũng sẽ gia tăng. Cùng với việc gia tăng mật độ giao thông thì lượng bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện cũng gia tăng.

Tổng số xe lưu hành trong trong 1 giờ cao điểm nhất sẽ là: 20 xe/h. Quãng đường xe đi trung bình trong ngày trong khu vực là 1km. Tải lượng ô nhiễm khi Cảng đi vào hoạt động được trình bày trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5 Tải lượng ô nhiễm khi xe tải chạy 1km và lưu hành cùng một thời điểm trong giai đoạn vận hành

Chất ô nhiễm

Tải lượng ô nhiễm trong giai đoạn vận hành (g/km)

Động cơ 1400-2000cc

Bụi 1,4

SO2 44,4S

NO2 37,4

CO 912

VOC 77,2

3.1.2.2 Nguồn gốc gây tác động đến môi trường nước

Khi cảng ICD đi vào hoạt động, nước thải sinh hoạt từ đội ngũ công nhân và cán bộ công nhân viên làm việc tại cơ sở cũng cần được xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước trong khui vực. Theo quy hoạch tổng số nhân viên làm việc trong Cảng là 400 người (nhân viên của Cảng, công nhân và khách vãng lai) lượng nước thải sinh ra hàng ngày 25 m3/ngày (bằng 80% lượng nước cấp).

Thành phần nước thải sinh hoạt có thể tham khảo trong Bảng 3.6.

Bảng 3.6 Thành phần nước thải sinh hoạt

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

1 pH - 6,5-7,1

2 COD mgO2/l 105-245

3 BOD5 mgO2/l 85-184

4 SS mg/l 38-45

5 N-NH3 mg/l 1,5-6,7

6 Nitơ tổng mg/l 6,9-11,3

7 Phospho tổng mg/l 1,5-4,3

8 Dầu động thực vật mg/l KPH-3,2

9 Coliform MPN/100 ml 15*103-24*103

Nguồn: Centema, 2004.

3.1.2.3 Nguồn gốc gây tác động do chất thải rắn đến môi trường CTR phát sinh từ những nguồn sau đây:

- Đất đá dư từ hoạt động xây dựng và CTR từ cây cối phát sinh khi khai hoang;

- CTRSH của công nhân xây dựng và nhân viên làm việc trong Cảng;

- Các sản phẩm hết hạn sử dụng trong các kho chứa hàng trong Cảng.

Đất đá dư từ hoạt động xây dựng

Các hoạt động trong quá trình xây dựng đặc biệt là hoạt động đào đường ống cấp nước, mương đặt cống thoát nước thải và cống thoát nước mưa sẽ sinh ra một lượng đất dư. Phần đất này có thể sử dụng san nền cục bộ trong khu vực dự án hay các nơi khác trong vùng.

Chất thải rắn từ cây cối phát sinh khi khai hoang

Đất trong khu vực dự án chủ yếu là đất nông nghiệp dùng cho mục đích trồng mì. Trong quá trình phát quang để xây dựng toàn bộ lượng chất thải này sẽ được thu gom và xử lý như chất thải rắn sinh hoạt.

Chất thải rắn sinh hoạt

Với lượng rác sinh hoạt phát sinh tính trên đầu người hiện nay khoảng 0,5-0,8 kg/người.ngđ, nếu số lượng công nhân xây dựng tập trung khoảng 50 người thì hàng ngày lượng rác sinh hoạt từ khu nhà tạm của công nhân cũng lên đến 25-40 kg/ngđ. Lượng rác này tuy không nhiều nhưng cần được tập trung, thu gom và đổ bỏ theo đúng quy định của khu vực.

Khi cảng ICD đi vào hoạt động, CTRSH từ đội ngũ công nhân và cán bộ công nhân viên làm việc tại cơ sở cũng cần được thu gom theo qui định về thu gom và xử lý CTRSH trong khu vực. Với tốc độ phát sinh CTRSH vào khoảng 0,5 – 0,8 kg/người.ngđ, lượng CTRSH hàng ngày của cả Cảng là 11,5 - 18,4 kg/ngày. Thành phần chất hữu cơ trong rác sinh hoạt chiếm 75% khối lượng rác, nếu đổ bỏ bừa bãi sẽ gây ô nhiễm cả đất, nước và không khí tại khu vực đổ và vùng lân cận.

Các sản phẩm hết hạn sử dụng trong các kho chứa hàng trong Cảng

Bao gồm các sản phẩm hết hạn sử dụng lưu trữ trong các kho hàng. Khối lượng và thành phần của loại chất thải này tùy thuộc vào các mặt hàng được lưu trữ trong Cảng.

- 24 -

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM cảng ICD đồng nai (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w