6.1 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG Bảng 6.1 Các công trình xử l môi trường
STT Hạng Mục ĐVT SL
1 Hố thu - lắng cát (V = 5,2 m3, gạch) Cái 1
2 Bể điều hòa (V = 7 m3, thép) Cái 1
3 Bể thổi khí (V = 11,5 m3, thép) Cái 1
4 Bể lắng (V = 2,3 m3, thép) Cái 1
5 Bể khử trùng (V = 0,7 m3, thép) Cái 1
6 Bể chứa bùn (V = 48 m3, thép) Cái 1
7 Bể lọc cặn (V = 103m3, gạch) Cái 1
8 Song chắn rác (Inox) Bộ 1
9 Bơm chìm nước thải, (Q =1-2 m3/h, Y) Bộ 2
10 Bơm bùn (Q =1-2 m3/h,Ý) Cái 2
11 Máy thổi khí ( 0,85 m3/phút, Nhật) Cái 2
12 Đĩa thổi khí ( USA) Bộ 1
13 Hệ thống điện điều khiển Bộ 1
14 Hệ thống van đường ống kỹ thuật Bộ 1
15 Thiết bị gạt bùn, lan can, cầu thang Bộ 1
16 Vi sinh xử lý nước HT 1
6.2 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 6.2.1 Chương Trình Quản Lý Môi Trường
Trong quá trình thi công xây dựng
Như đã trình by trong Chương 3, trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng khu cảng, mọi hoạt động phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng hay ăn ở của công nhân đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường rất cao nếu không chấp hành đúng theo biện pháp đề ra. Chính vì vậy, một số biện pháp sau được thực hiện nhằm bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công:
- Giải thích rõ về các biện pháp bảo vệ môi trường với đối tác thực hiện hợp đồng xây dựng;
- Quy định và thỏa thuận về các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng với đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng thi công các công trình của dự án;
- 44 -
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường tại công trường xây dựng;
- Thực hiện phạt hợp đồng hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng khi đối tác vi phạm các điều lệ đã được quy định.
Trong quá trình khu cảng đi vào hoạt động
Ngoài các giải pháp kỹ thuật và công nghệ có tính chất quyết định nhằm làm giảm nhẹ các tác động cho con người và môi trường, các biện pháp hỗ trợ được đề xuất góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường sinh thái được đưa ra như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn và hướng dẫn công nhân tích cực tham gia thực hiện;
- Đôn đốc vấn đề an toàn phòng chống cháy nổ;
- Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng. Tuyên truyền và hướng dẫn công nhân về trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường
- Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định, xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải;
6.2.2 Chương trình giám sát môi trường
Chương trình giám sát chất lượng môi trường là một trong những phần quan trọng trong đánh giá tác động môi trường. Giám sát chất lượng môi trường được hiểu như là một quá trình “đo đạc, ghi nhận, phân tích, xử lý và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục các thông số chất lượng môi trường”. Thông qua các diễn biến về chất lượng môi trường sẽ giúp xác định lại những dự đoán trong ĐTM của dự án và đó cũng là cơ sở cho các nhà quản lý môi trường thành lập những chính sách và qui định phù hợp nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các biện pháp quản lý và giám sát, quan trắc môi trường nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường đã đề xuất trong chương 5 và được trình bày trong chương này. Công tác giám sát chất lượng môi trường sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai.
Chương trình giám sát bao gồm:
- Giám sát chất lượng môi trường không khí;
- Giám sát chất lượng môi trường nước.
6.2.2.1Giám sát chất lượng môi trường không khí
Giám Sát Chất Lượng Môi Trường Không Khí Khu Vực Cảng
Cảng ICD với hoạt động chủ yếu là vận chuyển và lưu chứa hàng hóa nên đây sẽ là khu vực bắt buộc giám sát chặt chẽ.
Mặt khác, trong khu vực khuôn viên cảng ICD có trạm xử lý nước thải nên đây cũng là một điểm được quan tâm trong chương trình giám sát. Nói tóm lại, vị trí giám sát, thời gian, tần suất lấy mẫu và số lượng mẫu giám sát trong khu vực Cảng được tóm tắt dưới đây.
• Vị trí giám sát, thời gian, tần suất lấy mẫu và số lượng mẫu giám sát - Khu vực vận chuyển và lưu chứa hàng hóa : 2 mẫu;
- Hệ thống xử lý nước thải : 2 mẫu.
Chu kỳ giám sát trung bình là 2 lần/năm. Như vậy, tổng số mẫu giám sát là 8 mẫu/năm.
Chỉ tiêu giám sát
Chất lượng môi trường không khí được đề xuất giám sát theo định kỳ 6 tháng 1 lần với những chỉ tiêu sau:
- Điều kiện vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió;
- Thành phần khí thải: NOx, SO2, CO, THC;
- Tiếng ồn;
- Bụi.
Giám Sát Chất Lượng Môi Trường Không Khí Khu Vực Xung Quanh
Để đảm bảo hoạt động của Cảng ICD không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và đặc biệt là ảnh hưởng đến khu dân cư lân cận trong giai đoạn vận hành, Công ty cổ phần Cảng container Đồng Nai sẽ thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường không khí khu vực xung quanh.
• Vị trí giám sát, thời gian, tần suất lấy mẫu và số lượng mẫu giám sát
Do vị trí của Cảng tương đối gần khu dân cư nên vị trí giám sát sẽ thể hiện ảnh hưởng từ hoạt động của Cảng đến khu dân cư. Tùy thuộc vào hướng gió tại thời điểm lấy mẫu mà vị trí đo đạc sẽ được xác định cụ thể.
Số lượng mẫu được đo đạc tại khu dân cư là 2 mẫu.
Chu kỳ giám sát trung bình là 2 lần/năm. Như vậy, tổng số mẫu giám sát là 4 mẫu/năm.
• Chỉ tiêu giám sát
Chất lượng môi trường không khí được đề xuất giám sát theo định kỳ 6 tháng 1 lần với những chỉ tiêu sau:
- Điều kiện vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió;
- Thành phần khí thải: NOx, SO2, CO, THC;
- Tiếng ồn;
- Bụi.
6.2.2.2Giám sát chất lượng nước
Giám sát chất lượng môi trường nước thải tại Cảng ICD được thực hiện với đặc tính nước thải trước và sau hệ thống xử lý nước thải, cụ thể như sau:
- Tại hố tập trung nước thải trước khi vào công trình xử lý;
- 46 -
- Tại suối Nước Trong, cách điểm xả của trạm xử lý nước thải tập trung 100 m về phía hạ lưu của suối Nước Trong.
Chỉ tiêu giám sát: pH, SS, BOD5, COD, Phospho tổng, Nitơ tổng, dầu, Coliform.
CHƯƠNG 7
DỰ TOÁN KINH PHÍ