BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VÀ ỨNG CỨU SỰ CỐ

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM cảng ICD đồng nai (Trang 38 - 42)

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

4.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN

4.2.5 BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VÀ ỨNG CỨU SỰ CỐ

Các sự cố xảy ra trong Cảng thường là cháy, nổ, rò rỉ hóa chất, sự cố đối với TXLNT,… Để có thể khắc phục các sự cố này, trước tiên chúng ta sẽ tiến hành các bước xác định như sau:

- Xác định mọi khả năng xảy ra sự cố;

- Xác định mọi tổn thất có thể;

- Đánh giá rủi ro cho mỗi tổn thất đó;

- Xây dựng kế hoạch hành động;

- Triển khai kế hoạch;

- Kiểm tra – điều chỉnh.

Với việc xác định khả năng xảy ra sự cố tại từng khu vực và tổn thất của nó, bước tiếp theo sẽ là:

- Triển khai một chiến lược ứng cứu cho từng khu vực, hướng dẫn huy động các thiết bị và nguồn nhân lực nhằm đối phó với bất kì sự cố nào xảy ra;

- Xây dựng một tổ chức ứng cứu khẩn cấp;

- Xác định trách nhiệm cụ thể của từng thành viên trong tổ chức;

- Xác định và trang bị các phương tiện và thiết bị ứng cứu;

- Lập danh sách các công ty, cơ quan cung ứng dịch vụ về hậu cần, thiết bị và vật liệu phục vụ cho công tác ứng cứu, khắc phục sự cố;

- Lập tổ chức ứng cứu để đảm bảo tính sẵn sàng, chủ động trong việc thực hiện công tác ứng cứu và khắc phục sự cố;

- Danh sách các nhân viên, khách vãng lai hiện có mặt trong khu vực phải được nắm rõ nhằm tiến hành công tác cứu hộ một cách nhanh chóng và chính xác để có thể giảm thiểu tổn thất về nhân mạng;

Tuy nhiên, biện pháp được khuyến khích vẫn là:

- Lấy phòng ngừa và sẵn sàng làm chính;

- Cơ sở, cá nhân gây ra sự cố phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại (điều này thúc đẩy các cơ sở luôn có các biện pháp kiểm tra và phòng chống tai nạn, sự cố trong khu vực kho của mình);

- Loại bỏ tác nhân ô nhiễm ra khỏi môi trường càng sớm càng tốt;

- Dự đoán và xác định các con đường lan truyền ô nhiễm để có các biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời;

- Ban chỉ đạo khắc phục sự cố nên thường xuyên cập nhật thông tin về các phương pháp và kỹ - 38 -

thuật mới nhất trong lĩnh vực giảm thiểu tác động của các sự cố môi trường trên thế giới cũng như trong nước, sau đó điều chỉnh để có thể áp dụng linh hoạt trong điều kiện địa phương để có thể kiểm soát và hướng dẫn mọi người cùng thực hiện công tác phòng chống và khắc phục sự cố.

Sự cố cháy nổ

Các biện pháp đề phòng

Đặc điểm hàng hóa lưu kho là những sản phẩm rất dễ bắt lửa và gây cháy nổ. Hơi dung môi, hơi dầu khi hỗn hợp trong không khí ở khoảng tỉ lệ 4,6 – 4,8% có thể gây cháy nổ khi có tia lửa. Để phòng ngừa cháy nổ, dự án đầu tư hình thành Cảng ICD sẽ áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức lớp huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế:

- Quy định khu vực được phép hút thuốc lá tại những khu vực riêng và lắp đặt các dụng cụ điện an toàn tại khu vực này;

- Không cho bất kì cá nhân nào mang các vật dụng có khả năng phát sinh lửa vào khu vực đã được quy định;

- Hệ thống cấp điện cho kho và hệ thống chiếu sáng bảo vệ được thiết kế độc lập, an toàn, có bộ phận ngắt mạch khi có sự cố chập mạch trên đường dây tải điện.

Các biện pháp ứng cứu và xử lý sự cố

Đề phòng là biện pháp tiên quyết và không thể thiếu để ngăn ngừa sự cố. Song, đó vẫn không phải là biện pháp hoàn hảo và an toàn nhất. Các sự cố vẫn có thể xảy ra theo nhiều nguyên nhân khác mà không thể lường hết được (thường là các nguyên nhân khách quan nếu như đã thực hiện tốt các biện pháp đề phòng). Do đó, bên cạnh việc xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro và sự cố, dự án cũng sẽ phải thiết lập các giải pháp, trang bị dụng cụ cho việc ứng cứu và xử lý các sự cố sẽ áp dụng cho dự án như sau:

Phòng cháy chữa cháy

Ngay trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ dự án sẽ chú trọng đến việc xây dựng các hạng mục công trình nhằm đảm bảo các điều kiện PCCC:

- Thiết kế, xây dựng nhà kho, các hạng mục ở bậc chịu lửa, khoảng cách an toàn PCCC, lối thoát nạn, lắp đặt hệ thống điện, … sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 2622 – 95 và tiêu chuẩn 11 TCN 18-14 do chính phủ Việt Nam quy định về công tác PCCC;

- Thiết kế đường xe chạy (rộng ít nhất 6m) xung quanh nhà kho (theo tiêu chuẩn 11-63 đối với công trình công nghiệp); tính toán dự trù nguồn nước chữa cháy, bể cấp nước chữa cháy ở vị trí thuận lợi cho việc lấy nước và có lượng nước đủ để dập tắt đám cháy nhanh chóng; bố trí đủ, hợp lý các họng cứu hỏa bên ngoài khuôn viên các kho, bố trí các hộp cứu hỏa trong các kho, các hộp đều có hệ thống ống đủ dài để kéo đến mọi điểm trong kho.

Hệ thống PCCC của Cảng ICD đã được thẩm duyệt theo công văn số 350/CNTD-PCCC của công an tỉnh Đồng Nai ngày 15 tháng 8 năm 2005.

Trong các kho đều có trang bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy, hệ thống báo cháy tự động, có phương án PCCC và tuân theo mọi quy định nghiêm ngặt về PCCC. Công ty Cổ Phần Cảng

Container Đồng Nai sẽ kết hợp với lực lượng PCCC tại địa phương lập kế hoạch và triển khai các công việc cụ thể nhằm đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối cho công nhân. Công ty Cổ Phần Cảng Container Đồng Nai sẽ lập đội PCCC của Cảng bao gồm tổ chữa cháy, cứu thương và vận chuyển để hạn chế nhằm ứng phó khi có tình huống cháy, nổ xảy ra. Đội PCCC sẽ được thường xuyên huấn luyện, diễn tập theo phương án PCCC của Cảng và có sự phê duyệt của cơ quan PCCC địa phương. Ngoài ra, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại về người và của khi xảy ra sự cố, các biện pháp cụ thể là:

- Các nguyên liệu sẽ được bảo quản, cất chứa xa nơi có thể là nguồn gây cháy nổ như nhà bếp, trạm biến áp, …;

- Các máy móc, thiết bị có lý lịch kèm theo và sẽ được đo đạc, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật;

- Đội bảo vệ thường xuyên kiểm tra các biển báo, biển cấm lửa, nội quy PCCC, phương tiện PCCC.

- Lắp hệ thống chống sét tại các điểm cao nhất của nhà kho;

- Công nhân hoặc cán bộ vận hành sẽ được huấn luyện, thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố, luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, kiểm tra và vận hành đúng kỹ thuật;

- Tiến hành sửa chữa định kỳ. Trong những trường hợp có sự cố, công nhân vận hành sẽ được hướng dẫn và thực tập xử lý theo quy tắc an toàn;

- Tổ chức thường xuyên các đợt tập dợt chữa cháy cho công nhân.

Công tác phòng cháy chữa cháy sẽ được thực hiện dưới sự tư vấn và kiểm tra của công an PCCC.

Sự cố về điện

Phòng cháy điện có thể thực hiện bằng phương pháp sau:

Cháy do dùng điện quá tải

Để tránh hiện tượng quá tải điện, các biện pháp sau sẽ được áp dụng:

- Khi thiết kế phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện;

- Khi sử dụng không được dùng thêm quá nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn nếu mạng điện không tính được đến việc dùng thêm những dụng cụ đó;

- Chú ý kiểm tra nhiệt độ các máy móc thiết bị không để nóng quá mức qui định;

- Những nơi cách điện bị dập, nhựa cách điện bị biến màu là những nơi dễ phát lửa khi dòng điện quá tải cần được thay dây mới;

- Khi sử dụng mạng điện và các máy móc thiết bị phải có những bộ phận bảo vệ như cầu chì, role…

Phòng chống cháy do chập mạch

Để đề phòng chập mạch, các nhà máy có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Khi mắc dây điện, chọn và sử dụng máy móc thiết bị điện phải theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn như dây điện trần phía ngoài nhà phải cách nhau 0,25m;

- 40 -

- Nếu dây dẫn tiếp xúc với kim loại sẽ bị mòn, vì vậy cấm dùng đinh, dây thép để buộc giữa dây điện;

- Các dây điện nối vào phích cấm, đui đèn, máy móc phải chắc và gọn, điện nối vào mạch rẽ ở hai đầu dây nóng và nguội không được trùng lên nhau.

Phòng chống cháy do nối dây không tốt (lỏng, hở)

Để phòng chống cháy do nối dây không tốt, các điểm nối dây phải đúng kỹ thuật. Khi thấy nơi quấn băng dính bị khô và cháy sáng thì phải kiểm tra ngay và nối chặt lại điểm nối. Không được co kéo dây điện hay treo các vật nặng lên dây. Đường dây dẫn điện, các cầu chì, cầu dao không để bị gỉ, nếu bị gỉ thì nơi gỉ là nơi phát nhiệt lớn.

Phòng cháy do tia lửa tĩnh điện

Để đề phòng tĩnh điện có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Truyền điện tích tĩnh điện đi bằng cách tiếp đất cho các thiết bị máy móc, các bể chứa các ống dẫn;

- Tăng độ ẩm tương đối của không khí ở trong các kho có nguy hiểm tĩnh điện lên 70% (vì phần lớn các vụ cháy nổ do tích điện gây ra khi độ ẩm của không khí thấp trong khoảng 30 – 40% và dẫn điện kém), ion hóa không khí để nâng cao tính dẫn điện của không khí.

- Toàn bộ bộ phận đai chuyển động (coi như máy phát điện vĩnh cửu với điện áp cao) tốt nhất phải tiếp đất các phần kim loại, còn dây truyền thì bôi lớp dầu dẫn điện đặc biệt như graphit lên bề mặt ngoài trong lúc máy phát nghỉ.

Phòng chống trong trường hợp máy bị cháy

Khi nguồn điện vào động cơ mà không thấy máy chạy, cần phải ngắt điện và sửa chữa kịp thời, nếu không sẽ cháy động cơ.

Phòng chống cháy máy biến thế

- Nếu máy biến thế làm việc quá công suất (hiện tượng ống báo nhiệt độ hoặc đồng hồ sẽ chỉ số quá an toàn) nên kiểm tra nhiệt độ;

- Nếu thấy phía thành của nắp máy biến thế thoang thoảng có khói trắng và mùi khét thì phải đình chỉ ngay hoạt động của máy;

- Phòng đặt máy biến thế phải xây dựng bằng vật liệu không cháy, cửa cũng phải làm bằng vật liệu không cháy và mở ngoài. Trong các phòng có máy biến thế không được để những vật gì khác;

- Phải có trang bị phương tiện chữa cháy, bình CO2, cát, xẻng, sào cắt điện.

Sự cố rò rỉ hóa chất

Các biện pháp ứng cứu rò rỉ hóa chất:

- Gọi điện thoại thông báo cho các cơ quan có chức năng: cơ quan, công ty xử lý chất thải;

- Dự đoán sự lan truyền hoá chất, sơ tán toàn bộ những người không có trách nhiệm đến nơi an toàn;

- Cô lập hoá chất rò rỉ;

- Dập tắt mọi ngọn lửa trần, nguồn nhiệt hoặc các kích ứng khác;

- Dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp với các hóa chất trần đổ hoặc rò rỉ;

- Kiểm soát ngay tại nguồn phát sinh nhằm hạn chế hóa chất lan tràn rộng hơn bằng cách đóng kín các van, đảo lại quy trình. Việc này phải do người có thẩm quyền và hiểu biết về quá trình sản xuất thực hiện để tránh tình hình xấu thêm và xảy ra nhiều nguy cơ khác;

- Khu vực có hóa chất rò rỉ sẽ được người có chuyên môn kiểm tra và xác nhận an toàn trước khi cho phép công nhân trở lại làm việc;

- Xây dựng các mương thu gom và hố thu để thu hồi hóa chất tại khu vực rò rỉ.

Sự cố rò rỉ dầu từ các xe lưu thông ra vào Cảng: dùng cát, đất đổ lên trên những vũng dầu trên mặt đất sau đó thu gom lại và giao cho đơn vị có chức năng thu gom xử lý.

Sự cố về đường ống cấp nước

Các biện pháp phòng ngừa đổ vỡ trong đường ống nước:

- Đường ống dẫn nước phải có đường cách ly an toàn;

- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống được ống dẫn đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn nhất.

- Không có bất kỳ các công trình xây dựng trên đường ống dẫn nước.

Biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động

Hoạt động trong Cảng chủ yếu là bốc dỡ hàng hoá, số lượng xe lưu thông ra vào Cảng lớn đồng thời Cảng còn sử dụng phương pháp bốc dỡ hàng bằng cẩu nên dễ gây ra tai nạn lao động. Để ngăn ngừa xảy ra tai nạn lao động công nhân làm việc trong Cảng sẽ thực hiện các quy định sau:

- Tổ chức các lớp huấn luyện giáo dục về an toàn lao động cho công nhân;

- Công nhân phải mặc đồ bảo hộ lao động trong quá trình làm việc;

- Công nhân không phận sự miễn vào khu vực đang bốc dỡ;

- Đặt các biển báo ở những khu vực có khả năng xả ra tai nạn lao động.

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM cảng ICD đồng nai (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w