ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
3.3.1 Tác động đến môi trường không khí
Các nguồn ô nhiễm phát sinh trong giai đoạn xây dựng và vận hành Cảng ICD bao gồm bụi, tiếng ồn, khí thải chứa CO, SOx, NOx, hydrocarbon,... Các thành phần này khi hiện diện trong môi trường không khí sẽ đem đến một số tác động nhất định.
Đối với ô nhiễm dạng hạt (bụi)
Chất ụ nhiễm dạng hạt (bụi, khúi) cú kớch thước 1 àm và tốc độ trầm lắng của chỳng lớn hơn 4.10-5m/s.
Các sol khí và bụi lơ lửng có tác dụng hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyển, tức là làm giảm bớt tầm nhìn. Với nồng độ bụi khoảng 0,1 mg/m3 thì tầm nhìn xa chỉ còn 12 km (trong khi đó, tầm nhìn xa lớn nhất là 36 km và nhỏ nhất là 6 km).
Làm giảm độ nhìn thấy sẽ nguy hiểm cho các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy cũng như đường không. Loại ô nhiễm này còn gây tác hại làm gỉ kim loại khi không khí ẩm ướt, ăn mòn và làm bẩn nhà cửa,... đặc biệt là gây tác hại đối với thiết bị và mối hàn điện. Đặc biệt, các phần tử nhỏ bé trong môi trường gây ra ở dạng các hợp chất cacbua hydro thơm là tác nhân gây bệnh ung thư cho người và động vật. Nói chung, chúng ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây bệnh hen suyễn, viêm cuống phổi, bệnh khí thũng và bệnh viêm cơ phổi.
Tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình thi công là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, do đặc điểm vị trí địa lý của các khu vực dự án, nguồn ô nhiễm này chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công và khu vực dân cư lân cận. Do đó bố trí các thiết bị thi công sẽ lựa chọn vị trí càng xa khu dân cư càng tốt và sắp xếp kế hoạch sử dụng để tránh tình trạng vận hành đồng thời nhiều thiết bị gây ồn.
Đối với khí CO
Khí CO là loại khí không màu, không mùi, không vị. Các vi sinh vật trên mặt đất cũng có khả năng hấp thụ khí CO từ khí quyển. Tác hại của khí CO đối với con người và động vật xảy ra khi nó hóa hợp thuận nghịch với hemoglobin (Hb) trong máu:
HbO2 + CO <====> HbCO + O2
Hemoglobin có ái lực hóa học đối với CO mạnh hơn đối với O2 và khi CO và O2 có mặt bão hòa số lượng cùng với hemoglobin thì nồng độ HbO2 (oxihemoglobin) và HbCO (caroxihemoglobin) có quan hệ theo đẳng thức Handene như sau:
[HbCO]/[HbO2] = M * P(CO)/P(O2)
Ở đây P(CO) và P(O2) là ái lực thành phần (hay nồng độ) khí CO và O2, còn M là hằng số và phụ thuộc vào hình thái động vật. Đối với con người, M có giá trị từ 200 - 300. Hỗn hợp hemoglobin và CO làm giảm hàm lượng oxy lưu chuyển trong máu và như vậy tế bào con người thiếu oxy. Các triệu chứng xuất hiện bệnh tương ứng với các mức HbCO gần đúng như sau:
- 0,0 - 0,1: không có triệu chứng gì rõ rệt, nhưng có thể xuất hiện một số dấu hiệu của stress sinh lý;
- 0,1 - 0,2: Hố hấp nặng nhọc, khó khăn;
- 0,1 - 0,3: đau đầu;
- 0,3 - 0,4: làm yếu cơ bắp, buồn nôn, và lóa mắt;
- 0,4 - 0,5: sức khỏe suy sụp, nói líu lưỡi;
- 0,5 - 0,6: bị co giật, rối loại;
- 0,6 - 0,7: hôn mê tiền định;
- 0,8: tử vong.
Thực vật tuy ít nhạy cảm với CO hơn người, nhưng ở nồng độ cao (100 - 10.000 ppm) nó làm cho lá rụng, bị xoắn quăn, diện tích lá bị thu hẹp, cây non bị chết yểu. CO có tác dụng kiềm chế sự hô hấp của tế bào thực vật.
Đối với khí SO2
Khí sulfur dioxit (SO2) được xem là chất ô nhiễm quan trọng nhất trong họ Sulfur oxit. Khí SO2
là loại khí không màu, không cháy, có vị hăng cay. Do quá trình tác dụng quang hóa hay một xúc tác nào đó mà khí SO2 dễ dàng bị oxy hóa và biến thành SO3 trong khí quyển. Trong môi trường không khí ẩm ướt, SO3 biến thành acid sulfuric hay các muối sulfate, tách khỏi khí quyển và rơi xuống đất.
Nói chung, SOx gây nguy hại đối với vật liệu xây dựng và đồ dùng, chính vì sự biến đổi thành acid sulfuric có tính oxy hóa mạnh làm thay đổi tính năng vật lý, màu sắc vật liệu xây dựng như đá vôi, đá hoa, đá cẩm thạch, đá phiến và vữa xây cũng như phá hoại các tác phẩm điêu khắc, tượng đài. Nồng độ SO2 nhỏ cũng đủ gây ảnh hưởng mạnh tới sự sinh trưởng của rau quả. Ở nồng độ cao trong một thời gian ngắn đã làm rụng lá và gây bệnh đối với thực vật. Ở nồng độ thấp nhưng trong thời gian kéo dài sẽ làm lá vàng úa và héo rụng. SO2 và acid của nó đều có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và động vật. Ở nồng độ thấp đã gây ra sự kích thích đối với bộ máy hô hấp của con người và động vật, ở nồng độ cao sẽ gây ra sự biến đổi bệnh lý về bộ máy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.
Đối với khí NOx
Các nghiên cứu khoa học cho biết các loại oxit nitơ có tác dụng làm phai màu thuốc nhuộm vải, - 26 -
làm hư hỏng vải bông và nylon, làm han gỉ kim loại và sản sinh ra các phân tử nitrat. Mặc dầu vậy đến nay vẫn chưa xác định được nồng độ NOx bằng bao nhiêu thì gây ra tác hại đáng kể.
Một số thực vật có tính nhạy cảm đối với môi trường sẽ bị tác hại khi nồng độ NO2 khoảng 1 ppm và thời gian tác dụng trong khoảng 1 ngày, nếu nồng độ NO2 nhỏ, khoảng 0,35 ppm thì thời gian tác dụng là 1 tháng. Tuy nhiên NO với nồng độ thường có trong không khí không phải là chất kích thích và nó cũng không gây tác hại đối với sức khỏe của con người. Nó chỉ có tính nguy hại khi nó bị oxy hóa thành NO2.
NO2 là khí có màu hơi hồng, mùi hắc của có có thể phát hiện được vào khoảng 0,12 ppm. Tính chất quan trọng của nó trong phản ứng quang hóa học là nó hấp thụ bức xạ tử ngoại. Khí NO2 với nồng độ 100 ppm có thể gây tử vong cho người và cho động vật sau vài phút tiếp xúc. Và với nồng độ 5 ppm sau vài phút tiếp xúc ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp. Con người tiếp xúc lâu với khí NO2 khoảng 0,06 ppm có thể gây các bệnh trầm trọng về phổi.
CxHy
Hydro cacbon là các hợp chất hóa học do hydro và cacbon hợp thành. Đối với người, hydrocacbon làm sưng tấy màng nhày của phổi, làm thu hẹp cuống phổi và làm sưng tấy mắt.
Một số nghiên cứu còn chứng tỏ rằng hydrocacbon còn có thể gây ung thư phổi.
3.3.2 Tác động môi trường nước
Nước sinh hoạt, nước mưa chảy tràn là nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu:
Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất bài tiết, các chất bài tiết được định nghĩa là phân và nước tiểu trong đó có chứa nhiều mầm bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan từ người bệnh đến người khỏe mạnh. Phân là môi trường chuyên chở và phân tán các bệnh thông thường. Lượng chất hữu cơ của phân và nước tiểu có thể đánh giá qua chỉ tiêu BOD5 hoặc các chỉ số tương tự (COD hoặc TOC). Nước tiểu có BOD5 khoảng 8,6 g/l và phân có BOD5 khoảng 9,6 g/100g. Vì thế, nếu những người công nhân ở các khu nhà tạm thải phân và nước tiểu trực tiếp ra đất sẽ là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường đất và nước trong khu vực dự án.
Bốn nhóm vi trùng gây bệnh trong chất thải bài tiết là virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh và giun sán. Hơn nữa, chất bài tiết (phân và nước tiểu ) còn là môi trường để các loại vi sinh vật mang bệnh phát triển như ruồi, muỗi, chuột, gián, và gây mùi hôi thối. Một gam phân người có thể chứa 109 ký sinh trùng gây bệnh. Mặc dù, chúng không có khả năng sinh sản bên ngoài động vật chủ, nhưng chúng có thể tồn tại nhiều tuần lễ trong môi trường bên ngoài, đặc biệt là ở môi trường nhiệt độ thấp (<150C). Trong nước thải sinh hoạt có thể chứa đến 105 tế bào/l. Như vậy, nếu xả chất bài tiết từ khu nhà tạm của công nhân xây dựng một cách bừa bãi, các loại vi sinh vật này có đủ thời gian truyền bệnh khi tiếp xúc với con người và lây thành dịch bệnh. Những loại bệnh có thể gây chết người hàng loạt, thời gian lây lan rất ngắn, gây nguy hiểm ở mức cao với sức khỏe con người được trình bày trong Bảng 3.7.
Bảng 3.7 Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong phân người
Vi khuẩn Bệnh Vật chủ
Campylobacter ferus.Jejuni Tiêu chảy Người và động vật Escherichia coli gây bệnh Tiêu chảy Người
Samonella
+ S.typhi Sốt thương hàn Người
+ S.paratyphi Sốt thương hàn Người
Shigella SPP lỵ Người
Vibro
+ V.cholerae tả Người
+ Các loại Vibro khác Tiêu chảy Người
Yersinia enterocolitica Tiêu chảy Người và động vật Nguồn : Centema, 2004.
Nhiều loại động vật nguyên sinh có thể gây nhiễm trùng và gây bệnh cho con người. Trong số này có nhiều loại sống trong hệ thống tiêu hóa của người và động vật, ở đây chúng gây bệnh tiêu chảy hoặc lỵ. Ba loại động vật nguyên sinh thường gây bệnh cho con người bằng đường tiêu hóa là Giadia Lambia (bệnh tiêu chảy), Balantidum Coli (bệnh tiêu chảy, lỵ), và Entamoeba Hystolytica (bệnh lý, loét apxe gan).
Nhiều loại giun sán ký sinh có vật chủ là con người. Một số loại gây bệnh nghiêm trọng như Clorochis Sinesis (bệnh lỵ), Fasciola Hepatica và Faciolopsis Buski (apxe gan). Chỉ có trứng giun hoặc ấu trùng là bị thải theo đường phân.
Những phân tích trên đây cho thấy, nước thải sinh hoạt và chất bài tiết có chứa nhiều loại virus, vi khuẩn, giun sán gây bệnh cho con người. Do đó, để tránh làm phát sinh và lây lan bệnh tật khi tập trung công nhân xây dựng trong khu vực dự án, trong giai đoạn xây dựng, đơn vị thi công cần xây dựng các loại nhà vệ sinh công cộng và chất thải nên được xử lý hợp lý trước khi thải ra môi trường.
3.3.3 Tác Động Đến Môi Trường Đất
Việc hình thành Cảng sẽ gây ra một số tác động đến môi trường đất như sau:
- Thay đổi cơ cấu sử dụng đất (từ đất nông nghiệp chuyển thành đất công nghiệp);
- Đất bị bê tông hóa bề mặt mất khả năng thoát nước tự nhiên;
- Trong giai hoạt động các chất thải (khí thải, nước thải và chất thải rắn) đều có thể gây ô nhiễm môi trường đất. Sự rò rỉ các hóa chất, cống thoát nước thải, việc thải bừa bãi các loại chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn sinh hoạt,... là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất trong khu vực Cảng. Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn hoạt động, các phương án quản lý và xử lý chất thải đề ra đều được thực hiện một cách nghiêm túc thì mức độ tác động đến chất lượng môi trường đất trong khu vực là không đáng kể.
3.3.4 Tác động đến môi trường sinh thái
Hệ sinh thái chịu ảnh hưởng bởi hoạt động phát triển dự án có thể chia thành hai loại:
- Hệ sinh thái dưới nước;
- Hệ sinh thái trên cạn.
- 28 -
Trong giai đoạn xây dựng, đa số các hoạt động xảy ra trong khuôn viên khu đất của dự án và hầu như không ảnh hưởng gì đến hệ sinh thái môi trường nước. Hệ sinh thái trên cạn gồm chủ yếu là cây mì, các loại cỏ hoang và hầu như không có động vật hoang dã hay quí hiếm nào khác. Khi xây dựng dự án, toàn bộ khu đất sẽ được khai hoang, các khu vực trồng mì bị phá bỏ để trồng hệ thống cây xanh theo quy hoạch sử dụng đất của Cảng. Do đó, làm thay đổi mục đích sử dụng đất của khu vực dự án, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh hay nói cách khác tác động đến môi trường sinh thái tự nhiên của khu vực. Tuy nhiên, những tác động này không đáng kể.
Trong giai đoạn vận hành Cảng, hệ sinh thái dưới nước sẽ chịu tác động nhiều nhất do nuớc thải từ Cảng. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh Cảng ICD Đồng Nai khi đi vào hoạt động, suối Nước Trong sẽ là nguồn tiếp nhận nước thải từ trạm XLNT của Cảng. Trong trường hợp nước thải của Cảng được xả trực tiếp vào thủy vực tiếp nhận mà không qua bất kỳ công đoạn xử lý nào thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thủy sinh vật và thậm chí làm mất khả năng tự làm sạch của nước.
3.3.5 Tác động đến chất lượng cuộc sống con người
Đối với Cảng, tất cả các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động đều có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của con người trong khoảng cách khoảng 10m. Tuỳ thuộc vào nồng độ và thời gian tác dụng của các chất ô nhiễm mà mức độ tác hại của chúng đối với sức khoẻ cộng đồng sẽ khác nhau.
Nguồn thải có khả năng gây ảnh hưởng lớn nhất đến sức khoẻ cộng đồng chính là khí thải. Do vị trí của Cảng nằm trong khu dân cư nên khí thải sẽ tác động đến chất lượng môi trường không khí của khu dân cư.
Hiện tại, mật độ lưu thông trên đường quốc lộ 51, đoạn gần khu đất của dự án cao. Sự hình thành và hoạt động của Cảng sẽ góp phần làm tăng hơn nữa mật độ xe trên đường quốc lộ 51, đặc biệt là mật độ xe tải vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của Cảng. Dự án này nằm cạnh khu vực dân cư, do đó khi mật độ giao thông trong khu vực tăng lên sẽ gây ảnh hưởng đến đi lại của nhân dân và nhất là vấn đề tai nạn giao thông. Tuy nhiên, chính sự phát triển của dự án cũng sẽ góp phần cải thiện hệ thống đường giao thông cũng như thúc đẩy quá trình đô thị hóa trong khu vực.
3.3.6 Tác động đến kinh tế xã hội
Quá trình hình thành và hoạt động của Cảng có một ý nghĩa kinh tế xã hội rất to lớn cho khu vực nói riêng và cho đất nước nói chung. Trước tiên là việc góp phần gia tăng các hoạt động kinh doanh trong khu vực, tạo ra công ăn việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng.
Việc đưa Cảng vào hoạt động sẽ là nguồn thu hút lao động và giải quyết việc làm không chỉ cho người dân địa phương, tạo nên cảnh quan mới với tiến trình đô thị hoá nhanh hơn. Điều này cũng góp phần làm tăng dân trí và ý thức văn minh đô thị cho nhân dân trong khu vực.
Cũng cần lưu ý rằng khi dự án đi vào hoạt động có thể làm gia tăng các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, rượu chè, hút chích,…. Do đó, trong giai đoạn xây dựng cũng như trong giai đoạn vận hành, Ban quản lý Cảng phải kết hợp với công an địa phương để bảo đảm an ninh trong khu vực Cảng.
3.3.7 Sự cố do hoạt động của dự án
Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Cảng bao gồm:
- Cháy, nổ do chập điện và cháy nguyên nhiên liệu trong quá trình lưu trữ;
- Rò rỉ và đổ vỡ hóa chất từ các kho lưu trữ, rỉ dầu từ các xe lưu thông trong Cảng;
- Sự cố đường ống cấp nước.
Những Sự Cố Về Điện
Điện sử dụng trong Cảng là điện xoay chiều, lấy từ mạng lưới điện quốc gia qua 2 trạm biến áp 560 KVA – 15(22)/0,4KV. Những nguyên nhân gây cháy điện có thể kể đến bao gồm:
- Cháy do dùng điện quá tải: quá tải là hiện tượng tiêu thụ điện quá mức tải của dây dẫn.
- Cháy do chập mạch: chập mạch là hiện tượng các pha chập vào nhau, dây nóng chạm vào dây nguội, dây nóng chạm đất làm điện trở mạch ngoài rất nhỏ, dòng điện trong mạch tăng rất lớn làm cháy lớp cách điện của dây dẫn và làm cháy thiết bị tiêu thụ điện.
- Cháy do nối dây không tốt (lỏng, hở): dòng điện đang chạy bình thường với mặt tiết diện dây dẫn nhất định nhưng khi đi qua chỗ nối, nếu chỗ nối không chặt, chỉ có một vài tiếp điểm tiếp giáp thì điện trở ở dây tăng, làm cho điểm nóng đỏ lên và đốt dây làm cháy các vật liệu khác kề bên.
- Cháy do tia lửa tĩnh điện: tĩnh điện phát sinh ra do sự ma sát giữa các vật cách điện với nhau hoặc giữa các vật cách điện và vật dẫn điện, do va đập của các chất lỏng cách điện (xăng, dầu) hoặc va đập của chất lỏng các điện với kim loại.
- Trường hợp máy bị cháy - Cháy do sét đánh
- Cháy nguyên nhiên liệu trong quá trình lưu trữ
Sự Cố Đổ Vỡ Đường Ống Cấp Nước
Nguyên nhân gây ra sự cố đổ vỡ đường ống cấp nước do đường ống cấp nước được lắp đặt không đúng theo quy phạm độ sâu lắp đặt của đường ống, độ bền và độ ổn định của đường ống không đảm bảo tiêu chuẩn.
Sự Cố Về Rò Rỉ Hoá Chất, Rò Rỉ Dầu
Cảng ICD như là một trạm trung chuyển do đó quá trình lưu thông trong Cảng là không tránh khỏi. Bên cạnh đó, Cảng còn có chức năng cho thuê kho chứa thành phẩm của các ngành chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, may mặc, hóa chất, luyện kim, cao su và giả da, cơ khí sửa chữa và vật liệu xây dựng, điện điện tử. Do đó, sự cố về rò rỉ dầu hay rò rỉ về hóa chất là không thể tránh khỏi và hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng. Dầu là một chất rất khó bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên, dễ lan truyền và chứa các hợp chất hữu cơ bay hơi mang tính độc hại cao. Khác với dầu, hoá chất sử dụng trong KCN rất đa dạng, do đó mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ của công nhân làm việc tại nhà máy cũng khác nhau tùy loại hoá chất. Khi các chất này phân tán vào môi trường, chất lượng môi trường không khí và môi trường nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh hưởng này có thể kéo dài hàng trăm năm, đồng thời chi phí khắc phục hậu quả có thể coi là một gánh nặng của xã hội.
- 30 -