Lý thuyết bộ ba bất khả thi

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ giá nhân dân tệ và đô la mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô việt nam (Trang 38 - 41)

3. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI

3.2. Lý thuyết bộ ba bất khả thi

Lý thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity hay Triangle of Impossibility) là một trong những lý thuyết rất quan trọng của tài chính quốc tế. Cho tới những năm

1980, khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở. Khởi nguồn từ mô hình Mundell - Fleming, Krugman (1979) và Frankel (1999) đã mở rộng mô hình Mundell-Fleming thành “mô hình bất khả thi”. Frankel cho rằng một quốc gia phải từ bỏ một trong 3 mục tiêu là chính sách tiền tệ độc lập, ổn định tỷ giá, và hội nhập tài chính.

Lý thuyết cho rằng một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô là ổn định tỷ giá; Tự do hóa dòng vốn; Chính sách tiền tệ độc lập.

- Quốc gia có chính sách tiền tệ độc lập và sự dịch chuyển vốn tự do, thì phải duy trì chế độ tỷ giá thả nổi và từ bỏ chế độ ổn định tỷ giá.

- Quốc gia có sự chuyển dịch vốn tự do và ổn định tỷ giá, thì sẽ không có khả năng thiết lập chính sách tiền tệ độc lập.

- Quốc gia tùy chọn cuối là có chính sách tiền tệ độc lập cùng với tỷ giá hối đoái cố định, nhưng phải duy trì thị trường vốn đóng hay chính là từ bỏ hội nhập tài chính.

“Bạn không thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2 trong 3.

Nó có thể chọn một chính sách ổn định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa dòng vốn tức là tiếp tục kiếm soát vốn (giống như Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một chính sách tự do hóa dòng vốn nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn kiểm soát vốn và ổn định chính sách tiền tệ , nhưng phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái (giống như Achentina hoặc hầu hết Châu Âu)" - Paul Krugman (1999).

Trong nền kinh tế thị trường hạn chế dòng chảy vốn tự do là không thể. Do vậy rất khó để một quốc gia có được một hệ thống kiểm soát vốn thật sự hiệu quả. Vỉ thế các quốc gia thông thường sẽ lựa chọn giữa chính sách tiền tệ độc lập hay là ổn định tỷ giá.

Nếu nguồn vốn được tự do lưu chuyển thì khi đó có 2 trường hợp xảy ra: vốn đổ vào quá nhiều hoặc quá ít. Trường hợp dòng vốn chảy vào trong nước nhiều, khi đó nội tệ có sức ép lên giá. Để cố định tỷ giá, NHTW buộc phải mua ngoại tệ vào, bơm nội tệ ra. Động thái này sẽ làm cho lạm phát trong nước tăng. Khi đó, nếu chính sách tiền tệ là độc lập, để kiềm chế lạm phát, NHTW lại phải hút bớt đồng tiền trong lưu thông. Như vậy, hành động ban đầu của NHTW và hành động về sau là mâu thuẫn nhau. Do vậy, bộ ba bất khả thi xuất hiện: NHTW không thể đồng thời cố định tỷ giá, thực hiện chính sách tiền tệ độc lập trong khi tự do hóa dòng vốn.

Tuy nhiên, một quốc gia vẫn có thể lựa chọn cơ chế tỷ giá bán ổn định (half- stability) và chính sách tiền tệ bán độc lập (half-indep endence). Và do vậy một quốc gia

không nhất thiết phải theo các đỉnh của tam giác trong bộ ba bất khả thi, thay vào đó có thể theo đuổi cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, dải băng tỷ giá, tỷ giá cố định có thể điều chỉnh hay bất cứ cơ chế tỷ giá trung gian nào. Hơn nữa, không có một chế độ tiền tệ duy nhất nào là tốt nhất cho tất cả các quốc gia và thậm chí ngay trong chính quốc gia đó thì cũng không có một chính sách tiền tệ duy nhất nào là phù hợp cho mọi thời kỳ.

Vấn đề quan trọng trong việc lựa chọn một chế độ tỷ giá cố định hay thả nổi, neo vào USD duy nhất hay một rổ tiền tệ gồm nhiều đồng tiền có quan hệ lớn và thường xuyên là mối quan tâm hàng đầu với mỗi quốc gia. Các nghiên cứu tranh luận về những cơ chế tỷ giá hối đoái là tốt nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và khủng hoảng kinh tế vẫn diễn ra. Thậm chí vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng, mà quốc gia sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ mở của nền kinh tế, kích thước, khả năng chu chuyển vốn, tập trung thương mại… có nhiều lý thuyết kinh tế nghiên cứu về vấn đề tỷ giá. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu và xét mục tiêu nghiên cứu cũng như xem xét về đặc điểm nên kinh tế Việt Nam. Tác giả đã lựa chọn Mô hình Mundell-Fleming. Bởi vì mô hình này tương đối phù hợp đối với chính sách tiền tệ và tài khóa của Việt Nam. Đáp ứng các điều kiện về nền kinh tế như mức giá không thay đổi nhiều trong ngắn hạn và vốn được tự do luân chuyển. Một điều kiện khác mà tác giả lựa chọn mô hình này chính là bởi vì nó phù hợp cho nền kinh tế mở, nhỏ, nơi mà nền kinh tế là không thể không ảnh hưởng bởi lãi suất trên thế giới cũng như sản lượng thực tế của nền kinh tế nước ngoài khác.

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ giá nhân dân tệ và đô la mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w