Cơ sở hình thành các biến của mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ giá nhân dân tệ và đô la mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô việt nam (Trang 41 - 45)

4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

4.1. Cơ sở hình thành các biến của mô hình nghiên cứu

Một hướng tiếp cận mô hình Mundell – Fleming và lý thuyết bộ ba bất khả thi là theo nghiên cứu của Rose (1996) với đề xuất đo lường độc lập tiền tệ bằng cách xem xét phản ứng của tỷ giá hối đoái với những thay đổi trong sản lượng, lãi suất và cung đồng tiền. Một quốc gia có chính sách tiền tệ độc lập cũng có thể được hiểu là chính sách của nước đó không bị lệ thuộc vào những thay đổi trong chính sách tiền tệ của một hay một số nước khác. Trên cơ sở đó, Obstfeld và cộng sự (2005) đề xuất một cách khác để đo lường độc lập tiền tệ, đó là dựa vào mức độ thay đổi của lãi suất danh nghĩa ngắn hạn trong nước theo lãi suất quốc gia cơ sở. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ trên như: các cú sốc, tỷ trọng thương mại, mức độ kiểm soát vốn, mức độ nợ. Ngoài ra, cơ chế tỷ giá cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ phụ thuộc của lãi suất trong nước vào lãi suất cơ sở. Như vậy dựa trên lý thuyết nền tảng của mô hình Mundell – Fleming và lý thuyết bộ ba bất khả thi cùng với các cách tiếp cận của các Rose (1996) Obstfeld và cộng sự (2005) và mô hình nghiên cứu của Ronald McKinnon và Gunther Schnabl (2003). Các biến được dưa vào mô hình như sau:

4.1.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (NER)

Tỷ giá danh nghĩa song phương (NER) giữa hai đồng tiền được định nghĩa là giá của một đơn vị tiền tệ được tính bằng số lượng đơn vị tiền tệ khác. Việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái được giả định có một số tác động đối với các hành vi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa (NER), đây là một biến kinh tế vĩ mô là chìa khóa, có ảnh hưởng đến hành vi của một số biến khác có liên quan, những biến danh nghĩa và biến thực như tỷ lệ lạm phát, cán cân thanh toán, sản lượng và việc làm, và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (MacDonald, 2007). NER cũng được coi là giá tài sản và do đó được giả định ảnh hưởng đến sự mong đợi và hành vi của các tác nhân kinh tế tại các thị trường tài chính. Hơn nữa, nó đã được phổ biến sử dụng ngoại tệ (USD) trong việc thiết lập tỷ giá danh nghĩa, đặc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao, như nhiều nước Mỹ Latinh mà tài sản tài chính và vô số bất động sản đang thống trị bằng USD (Savastano, 1992).

4.1.2. Tỷ giá hối đoái thực song phương (RER)

Về mặt ý nghĩa, NER của một cặp đồng tiền chỉ cho biết được giá trị hoán đổi giữa ngoại tệ và nội tệ mà không cho biết một đơn vị ngoại tệ có thể mua được số lượng hàng hóa tương ứng trong nước. Vì thế, tỷ giá thực song phương (RER) được sử dụng.

Sự biến động trong NER ảnh hưởng đến giá trị thực của các nhân tố thông qua tác động của tỷ giá hối đoái thực (RER). RER thường được định nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh bởi sự khác biệt ở mức giá cả hoặc là tỷ lệ giá tương đối giữa các hàng hóa ngoại thương và phi ngoại thương. Các nghiên cứu đã ghi nhận một cách hệ thống các biến động trong RER theo các biến động trong NER tương đối chặt chẽ trong ngắn và trung hạn (Obstfeld và Rogoff, 1995; Taylor, 2004; MacDonald, 2007). Ngoài ra, RER được xem như một chìa khóa biến trong việc xác định trạng thái cân bằng bên ngoài và nội bộ trong nền kinh tế, vì nó ảnh hưởng phân bổ nguồn lực và mức độ hoạt động. RER cũng được giả định ảnh hưởng đến cán cân thương mại thông qua ảnh hưởng của nó vào xuất khẩu và nhập khẩu, vì thế ảnh hưởng của nó đối với xuất khẩu ròng cũng quan trọng trong xác định sản lượng và tỷ lệ việc làm. Nó đã được công nhận rằng việc duy trì một RER cạnh tranh là một chiến lược phát triển trọng điểm (Williamson, 2008).

Khái niệm về một RER cạnh tranh đã nhận được sự quan tâm hơn trong những năm gần đây, nhất là những nền kinh tế phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế gần đây đang nổi lên nhanh chóng trong các quốc gia như Trung Quốc, đã được cố gắng để duy trì một vị trí thương mại cạnh tranh bằng cách tiếp tục ngăn chặn sự tăng giá của đồng tiền của mình, đã góp phần trong vấn đề này. Điều này cũng đã được hỗ trợ bởi một số nghiên cứu thực nghiệm (Hausmann et al, 2005; Levy-Yeyati và Sturzenegger, 2008) đã ghi nhận đáng kể các liên hệ giữa RER cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế cao hơn. Điều đó đã dẫn đến sự giả định rằng sự lựa chọn của chính sách tỷ giá hối đoái không phải là trung lập đối với sự phát triển kinh tế, đặc biệt là nếu nó được quản lý theo hướng duy trì một RER ổn định và cạnh tranh. Theo đó, chế độ tỷ giá hối đoái có thể có một ảnh hưởng đáng kể đến một số mục tiêu chính sách kinh tế trọng điểm bao gồm sự ổn định giá cả, ổn định tài chính trong nước mạnh mẽ, cân đối giữa bên ngoài và nội bộ, tăng trưởng kinh tế và phát triển (Frenkel và Rapetti, 2010).

4.1.3. Sản lượng quốc nội (GDP)

Sản lượng quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này dùng để đo lường mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Mô hình Mundell – Fleming dựa trên những ý tưởng của Robert Mundell và Marcus Fleming vào thập niên 1960 cho thấy ảnh hưởng của việc tăng bên ngoài nhu cầu nội tại về tài sản.

Sản lượng của nền kinh tế tăng thông qua việc tăng giá đồng tiền chứ không phải thông qua việc tăng sản xuất. Các nghiên cứu đã cho thấy chế độ tỷ giá hối đoái có thể có một ảnh hưởng đáng kể đến một số mục tiêu chính sách kinh tế trọng điểm bao gồm tăng trưởng và phát triển kinh tế (Frenkel và Rapetti, 2010).

4.1.4. Chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá cả tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI) là chỉ số để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng Menon (1995). Hơn nữa, mối quan hệ nền tảng lý thuyết của nó từ lý thuyết sức mua tương đương (PPP), cho rằng một tác động đầy đủ từ những thay đổi trong tỷ giá đến giá cả trong nước. Nói cách khác, lý thuyết PPP cho rằng bất kỳ thay đổi trong tỷ giá hối đoái sẽ chuyển thành biến động của tỉ lệ giá cả trong nước. Quan tâm đến việc phân tích các mối quan hệ cú sốc của tỷ giá bắt đầu phát triển sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods, và được tăng cường nghiên cứu bởi các biến động giá nhập khẩu hàng hóa liên quan đến sự dao động lớn của USD trong năm 1980 (Frankel 1999). Gần đây hơn, tỷ lệ lạm phát tại nhiều nước khu vực Đông Á sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 và trong các nền kinh tế đang phát triển khác đã làm tăng lên nghiên cứu thêm nhằm mục đích để hiểu được đầy đủ câu hỏi có hay không tác động của cú sốc của tỷ giá (Frenkel và Rapetti, 2012).

4.1.5. Mức cung tiền (M2)

Mức cung ứng tiền chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v... của các cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín dụng). Trong tác phẩm “sức mua của tiền tệ”, nhà kinh tế học Mỹ Irving Fisher đưa ra mối quan hệ giữa tổng lượng tiền tệ lưu hành (M) với mức giá trung bình P, tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được trao đổi (Y): sức mua của tiền tệ được đo bằng giá cả, nếu giá cả tăng lên thì sức mua của đồng tiền giảm, giá cả giảm thì sức mua của đồng tiền sẽ tăng. Do đó, biến mức cung ứng tiền tệ sẽ được đưa vào mô hình nghiên cứu để xem xét mối quan hệ với tỷ giá trong thực nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết.

Căn cứ theo mục tiêu nghiên cứu cũng như xem xét về đặc điểm nền kinh tế Việt Nam. Tác giả đã vận dụng Mô hình Mundell-Fleming vào thực nghiệm các yếu tố kinh tế Việt Nam. Bởi vì mô hình này tương đối phù hợp đối với chính sách tiền tệ và tài khóa của Việt Nam như mức giá không thay đổi nhiều và vốn được tự do luân chuyển, nền kinh tế mở, nhỏ. Mặt khác, dựa vào các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tỷ giá và các yếu tố riêng lẻ. Với nghiên cứu của mình, tác giả sẽ mở rộng phân tích McKinnon-Schnabl ngoài việc đánh giá những tác động của USD/CNY đối với biến động về sản lượng thực tế của Việt Nam, tác giả bổ sung thêm các biến khác, cụ thể là mức giá hàng hóa và biến tiền tệ nhằm tạo ra hướng nghiên cứu toàn diện và đa chiều hơn về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ giá nhân dân tệ và đô la mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w