CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐẬP BÊ TÔNG TRỤ CHỐNG VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG ĐẤT
1.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘNG ĐẤT Ở VIỆT NAM
Về mặt kiến tạo, lãnh thổ Việt Nam nằm ở một vị trí khá đặc biệt. Trên bản đồ kiến tạo mạng của vỏ trái đất, lãnh thổ Việt Nam nằm trên một phần lồi của mảng Á - Âu, bị kẹp giữa ba mảng có mức độ hoạt động mạnh đó là các mảng Châu Úc, mảng Philipin và mảng Thái Bình Dương. Phía tây và phía nam của nước ta là vành đai động Himalaya và rãnh sâu Java được tạo ra do sự va chạm giữa mảng Châu Úc với mảng Á - Âu, còn phía đông là vành đai lửa Thái Bình Dương nổi tiếng được tạo ra do sự va chạm giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Philipin với mảng Á - Âu. Đặc biệt tại khu vực rãnh sâu Java nằm ở phía nam đảo Sumatra (Indonesia) ngày 26 tháng 12 năm 2004 đã xẩy ra trận động đất với độ lớn khoảng 9.1 đến 9.3 độ Richter kèm theo sóng thần làm gần 300 nghìn người của 12 quốc gia ở Châu Á và Châu Phi chết và mất tích. Nhiều tháng sau đó, đến tháng 5 năm 2005, theo thống kê của cục Địa lý và Khí tượng quốc gia Indonesia đã có 3183 cơn
chấn động vẫn tiếp tục xảy ra ở khu vực Aceh và đảo Sumatra, trong đó có những trận động đất với độ lớn gần 8 độ Richter. Theo một báo cáo khoa học công bố ngày 20 tháng 5 năm 2005, trận động đất xẩy ra vào ngày 26 tháng 12 năm 2004 có thời gian kéo dài kỷ lục 500 - 600 giây. Nguồn năng lượng được giải phóng ở chấn tiêu tương đương một quả bom chứa 100 tỷ tấn thuốc nổ TNT, làm một mảng vỏ trái đất dài khoảng 1300 km rộng khoảng 100 km tư tây Sumatra đến Myanmar bị dịch chuyển. Ở nhiều nơi, nền đất đá dưới đáy biển bị nâng lên cao tới 10m. Trận động đất đã làm trục quay của quả đất bị thay đổi.
Một số nhà khoa học cho rằng lãnh thổ Việt Nam và khu vực phụ cận đang chịu ảnh hưởng kéo theo của sự va chạm đồng thời của nhiều mảng kiến tạo. Những sự va chạm này khiến dãy Hymalaya cao dần lên và làm phần phía nam lục địa Đông Á bị biến dạng và phân chia thành các mảng nhỏ chuyển động theo các hướng khác nhau chủ yếu là hướng Đông - Đông Nam. Lãnh thổ Việt Nam cùng với khu vực phụ cận đang chuồi dần về phía Đông - Đông Nam với tốc độ khoảng 50 mm/năm.
1.5.2 Các trận động đất đã xẩy ra trên lãnh thổ Việt Nam
Trong lịch sử, các văn bản ghi chép còn giữ được đã cho thấy rất nhiều trận động đất mạnh tư 3 độ Richter trở lên đã xẩy ra trên lãnh thổ nước ta. Đó là các trận động đất cấp VIII (6 độ Richter) ở quận Nhật Nam (Bắc Đồng Hới) vào năm 114, các trận động đất cấp VII và cấp VIII (5.5 - 6 độ Richter) ở Hà Nội vào các năm 1276, 1278, 1285, động đất cấp VIII-IX (trên 6 độ Richter) ở Yên Định - Vĩnh Lộc - Nho Quan vào năm 1635, động đất cấp VIII (6 độ Richter) ở Nghệ An vào năm 1821, động đất cấp VII ở Hải Dương vào năm 1137, các trận động đất cấp VII (5.5 độ Richter) ở Phan Thiết vào các năm 1882 và 1887 … (tất cả các cấp cường độ động
- Trận động đất xẩy ra vào ngày 24 tháng 6 năm 1983 có chấn tâm nằm ở
huyện Tuần Giáo (Lai Châu). Trận động đất này có độ lớn M = 6.7 (theo thang Richter) và cường độ ở vùng chấn tâm khoảng cấp VIII (theo thang MSK-64). Trận động đất đã gây ra sụt lở lớn ở các dãy núi, vùi lấp khoảng 200 ha ruộng, một số công trình xây dựng nằm ở vùng chấn tâm bị phá hoại. Nền đất bị nứt rộng 10cm và dài tới 20km.
- Trận động đất Điện Biên Phủ xẩy ra ngày tháng 2 năm 2001 có độ lớn M = 5.3 độ Richter. Chấn tâm của trận động đất này nằm tại vùng núi Nam Oun thuộc Lào, cách thị xã Điện Biên khoảng 15km, với độ sâu chấn tiêu khoảng 12km. Chấn động ở vùng chấn tâm đạt tới cấp VII-VIII theo thang MSK-64. Đập Pe Luông cách chấn tâm 10km về phía đông bị nứt vai đập và phần tiếp xúc giữa đập với tràn. Suối nước nóng Hua Pe nóng lên và có sự thay đổi về khoáng chất. Sau chấn động chính có hàng trăm dư chấn tiếp tục xẩy ra, trong đó có nhiều dư chấn mạnh tư 4.1 - 4.9 độ Richter gây chấn động cấp V-VI tại thị xã Điện Biên.
Theo thống kê, tư trước đến nay ở Việt Nam đã xẩy ra 2 trận động đất cấp VIII, 11 trận động đất cấp VII và 60 trận động đất cấp VI (theo thang MSK-64).
Phần lớn các trận động đất đó đều xẩy ra ở các tỉnh phía Bắc, dọc theo các vết đứt gẫy vùng Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Đà, Sông Mã, Sông Cả, Lai Châu - Điện Biên và nói chung đều có độ sâu chấn tiêu nông (H = 10 ÷ 20km) nên vùng ảnh hưởng hẹp.
1.5.3 Một số các kết quả nghiên cứu động đất đã đạt được
Ở Việt Nam, tới năm 1986 có tất cả 8 trạm quan trắc địa chấn. Các trạm quan trắc địa chấn này được xây dựng và hoạt động ở những thời điểm khác nhau: Phù
Liễn (1924), Nha Trang (1957), Sapa (1961), Bắc Giang (1967), Hòa Bình (1972), Tuyên Quang (1975), Đà Lạt (1980), Hà Nội (1986). Tư năm 1986 đến năm 1995 nhờ dự án của UNDP, mạng lưới các trạm địa chấn Việt Nam được tăng cường và hiện đại hóa. Đến nay chúng ta đã có 26 trạm địa chấn chu kỳ ngắn, ghi số trong đó có hệ thống trạm địa chấn đo xa gồm 8 trạm xung quanh Hà Nội.
Để phục vụ cho các yêu cầu về thiết kế kháng chấn các công trình xây dựng, cơ sở dữ liệu động đất trên lãnh thổ nước ta đã được xây dựng và tưng bước hoàn thiện. Tư đầu những năm 60 của thế kỷ XX, công tác phân vùng động đất trên lãnh thổ nước ta đã được tiến hành với sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài. Năm 1968, Nha Khí tượng Việt Nam đã cho công bố “Sơ đồ phân vùng động đất miền bắc Việt Nam”. Để tiếp tục hoàn thiện bản đồ phân vùng động đất, năm 1992 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã giao cho Viện Vật lý địa cầu thực hiện đề tài cấp nhà nước “Cơ sở dữ liệu cho các giải pháp giảm nhẹ hậu quả động đất ở Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu của đề tài này là các bản đồ phân vùng động đất với chu
kỳ lặp lại T = 200, 500 và 1000 năm và bản đồ phân vùng chấn động cực đại Imax (MSK-64) trên lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1:1000000 (1996).
Để hoàn thiện hơn các bản đồ dự báo về mức độ nguy hiểm động đất trên lãnh thổ Việt Nam và tiếp cận bước đầu với phương pháp dự báo động đất về thời gian phát sinh, tư năm 2000 Bộ Khoa học Công nghệ đã giao cho Viện Vật lý Địa cầu triển khai đề tài “Nghiên cứu dự báo động đất và dao động nền ở Việt Nam”.
Một trong các kết quả nghiên cứu của đề tài này là bản đồ dự báo cường độ chấn động cực đại, bản đồ phân vùng gia tốc gia tốc nền cực đại a max và các bản đồ phân vùng gia tốc nền với xác suất vượt quá 10% trong các khoảng thời gian 20, 50 và 100 năm.
Như vậy với các kết quả nghiên cứu này, chúng ta đã có cơ sở dữ liệu cần thiết để thực hiện việc thiết kế kháng chấn cho các công trình xây dựng trong các vùng có động đất ở Việt Nam.