6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.3. NGÔN NGỮ HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT TỪ GÓC NHÌN HỘI HỌA MANGA SHOUJO
3.1.2. Không gian lãng mạn nên thơ trong manga shoujo
3.1.3.1. Không gian lãng mạn, trữ tình
* Không gian biển nên thơ, đầy tâm trạng
Khi nói tới biển, người ta thường nghĩ tới không gian bao la, rộng lớn, khoáng đạt. Biển cũng như tâm hồn người con gái, có lúc dịu dàng, êm ái; có khi dữ dội, mãnh liệt. Nhà thơ Xuân quỳnh vì thế cũng đã từng viết:
“Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể” (Sóng)
Bởi vậy, thật thú vị khi nữ nhà văn Banana đã để hình ảnh của biển soi chiếu vào tâm hồn Maria, biển luôn xuất hiện bên cạnh những dòng tâm sự của cô bé.
Biển đa diện giống nhƣ cuộc sống có đủ mọi cung bậc. Có khi biển nhẹ nhàng, thả những con sóng nhỏ lăn tăn xô vào bờ cát; nhƣng cũng có khi biển dâng trào những con sóng dữ dội nhƣ muốn nhấn chìm tất cả. Biển chứa đựng trong nó những bí ẩn, những chân lí bất tận thách thức con người phải kiếm tìm. Biển cũng chứa đựng trong lòng nó những ý nghĩa biểu tƣợng bất tận.
Các tác giả của cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới cũng đã lí giải về ý nghĩa của biển: “Một biểu tượng của động thái sự sống. Tất cả từ biển mà ra và tất cả trở về biển: Đây là nơi của những cuộc sinh đẻ, những trạng thái biến đổi và những tái sinh. Là nước trong sự chuyển động, biển tượng trưng cho một trạng thái quá độ giữa các khả năng còn phi hình và các thực tại đã hiện hình, cho một tình thế nước đôi tình thế bấp bênh, đầy hồ nghi, chưa quyết định và có thể kết thúc tốt hay xấu. Từ chỗ đó, biển là hình tượng vừa của sự sống, vừa của sự chết” [3, 8]
55
Những cuốn truyện manga shoujo luôn có nội dung bay bổng nên nền cảnh để nhân vật xuất hiện vô cùng lãng mạn, nên thơ. Một trong những không gian đƣợc lựa chọn để xây dựng nền cảnh là không gian biển. Biển với những con sóng dạt dào lăn vào bờ cát gợi lên trong lòng người biết bao suy cảm. Biển là động thái của sự sống như chuyên chở biết bao cung bậc cảm xúc của lòng người. Biển đã trở thành nền cảnh tuyệt mĩ, lí tưởng để những tác giả manga shoujo xây dựng nhân vật của mình. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên khi nhiều tác giả truyện tranh đã để hình ảnh của biển xuất hiện trong tác phẩm của mình. Những cuốn truyện manga shoujo nhƣ: Câu chuyện ở Yokohama, Mảnh gươm cổ, Basaba (Đứa con truyền thuyết), Con nhà giàu... là những ví dụ tiêu biểu với không gian khoáng đạt của biển.
H2. Bức tranh Hare no umi về một cô gái bên bờ biển tuyệt đẹp của tác giả Hukahire.
Nhiều bức tranh manga shoujo đã ghi lại khoảnh khắc ấn tƣợng của biển. Bức tranh Hare no umi của tác giả urkahire là một ví dụ tiêu biểu. Cảnh biển vào khoảnh khắc bình minh ánh sắc lung linh. Mặt trời bắt đầu ló rạng in dấu trên bầu trời và tỏa ra ánh sắc như rát vàng cho làn nước trong xanh. Những áng mây như cũng trở nên lộng lẫy hơn trong khoảnh khắc tuyệt diệu ấy. Làn nước biển lúc này không trỗi dậy những con sóng dạt dào nhấp nhô nối tiếp nhau tới tận chân trời mà phẳng lặng, dịu dàng như tâm hồn người con gái xuất hiện trong bức tranh ấy. Từ
56
cô bé toát ra vẻ đẹp trong trẻo, thánh thiện. Có lẽ biển và con người đã cùng hòa hợp ở một trạng thái hiền hòa nhất trong không gian mênh mang và thời gian nhƣ ngƣng đọng ấy.
Tập truyện tranh Câu chuyện ở Yokohama là một trong những tập truyện tranh có cảnh biển xuất hiện nhiều nhất. Truyện kể về cuộc sống của cô bé Mono bên bờ biển thanh bình. Mọi tâm sự vui buồn của cô bé đều gắn liền với những trạng thái khác nhau của biển. Biển là người bạn để cô dốc bầu tâm sự và cũng là tấm gương phản chiếu mọi cung bậc cảm xúc trong tâm hồn cô: “Lần đầu tiên Mono nhìn thấy biển là năm cô 11 tuổi, lúc ấy tuy gió biển lạnh buốt nhưng hải cảng sáng rực rỡ khiến cô luôn có một ý nghĩ rất đẹp về biển” [40, 4].
H3. Trang truyện trong Câu chuyện ở Yokohama
Cũng nhƣ hình ảnh của biển trong tập truyện tranh Câu chuyện ở Yokohama, biển xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết Vĩnh biệt Tugumi với đủ mọi dáng vẻ và quả thực, nó là biểu tƣợng động thái của sự sống. Nó không bao giờ đứng yên mà luôn luôn vận động với đủ mọi dáng vẻ, mọi trạng thái. “Biển là hình tượng vừa của sự sống vừa của sự chết” - Có phải thế mà Banana vẽ nên bức tranh về biển trong một cuốn tiểu thuyết mà ở đó cảm thức về sự sống và cái chết không bao giờ ngủ yên?
Biển ấy là biển của lòng người mà cũng là biển mang linh hồn sự sống của con
57
người. ình tượng biển gắn liền với biểu tượng về sự sống, cái chết được soi tỏ qua tâm hồn của cô bé Maria nhiều suy tưởng. Biển cũng được lồng qua sự sống của cô bé bệnh tật Tugumi. Ranh giới giữa sự sống và cái chết nhiều khi chỉ nhƣ một đường chỉ mảnh, nhưng sức sống mãnh liệt của Tugumi như một sợi dây vô hình kết nối cô bền chặt với cuộc sống này. Sự sống hay cái chết nhiều khi không còn đáng lo ngại, điều quan trọng là sống hết mình bằng tình yêu cuộc sống, bằng cả trái tim biết yêu thương con người. Biển cũng vậy, nó luôn sống hết mình. Khi dịu dàng cũng dịu dàng vô cùng, khi mãnh liệt cũng mãnh liệt khôn xiết. Đó là biển - biểu tƣợng vừa của sự sống, vừa của sự chết.
Không gian biển trong tác phẩm là một bức tranh tuyệt đẹp - một nền cảnh lãng mạn của tình bạn, tình yêu: “Những con chim chao liệng, la đà trong trời chiều, tiếng sóng rì rào khẽ tràn vào bờ cát. Bãi biển trải rộng, trắng như sa mạc, chỉ có những con chó chạy loăng quăng, vài con sóng nhỏ bị gió đẩy đung đưa. Xa xa, bóng dáng hòn đảo mờ dần, những đám mây tỏa sắc đỏ nhàn nhạt rồi chìm khuất về phía biển xa” [45, 13].
Cũng có khi không gian của biển không giới hạn mà nó đƣợc hòa nhập cùng những cảnh vật thiên nhiên khác: sông và trăng hay những sự vật do con người tạo ra - đèn đường, lan can cầu:
“Con đường trải sỏi dọc bờ cầu lớn. Ở phía bên kia, biển mở ra, sông lặng lẽ chạy vào biển. Trăng và đèn đường chiếu sáng mặt sông và lan can cầu” [45, 34].
Không gian như mở ra bất tận và lòng người dường như cũng không có giới hạn. Tất cả nhƣ hòa nhập vào nhau, lênh láng ánh sáng: ánh sáng của biển, của trăng, của đèn đường, lan tỏa rộng khắp âm thầm và lặng lẽ nhưng lại có sức cuốn hút kì diệu.
Đôi khi biển còn là nơi giao hòa của ngày và đêm trong khoảnh khắc trời bắt đầu tối. Trong giây phút ấy, biển nhƣ hẹn hò cùng trăng tạo nên một bức tranh trong trẻo, mát dịu lạ thường:
“Mới bắt đầu tối, trời còn nhập nhoạng, nơi bãi biển vầng trăng xanh đầu hè treo lơ lửng như tranh vẽ” (Không gian khi gặp kyoichi) [45, 73].
58
Vầng trăng lúc này đâu còn mang ánh vàng bình thường mà là “vầng trăng xanh treo lơ lửng”. Vầng trăng của tình yêu cuộc sống, vầng trăng của tuổi trẻ nhiều mơ mộng. Mọi cảnh vật khi sóng đôi cùng biển dường như đều được tôn vẻ đẹp lên gấp bội. Không gian khi biển và trăng giao hòa cũng là khoảnh khắc khi tình yêu bắt đầu xuất hiện, trong giây phút Tugumi và Kyoichi gặp nhau lần đầu tiên. Đó là không gian, là nền cảnh nhiều ẩn ý mà nhà văn Banana đã vẽ ra để kết đôi cho lòng người.
Biển trong cuốn tiểu thuyết đã đƣợc nhìn ở mọi góc độ, đƣợc cảm nhận bởi nhiều giác quan khác nhau: bằng thị giác, khứu giác, xúc giác và bằng cả trái tim.
Bởi vậy biển hiện lên đa diện như chính lòng người. Có lúc biển cùng gió và sóng tạo nên bản tình ca tuyệt đẹp, đó là khi:
“Gió tạo trên cát những hoa văn như sóng, trên bãi biển vắng bóng người, chỉ có tiếng sóng vang vọng ầm ào” (Khi Maria cùng bố mẹ đi dạo trên bãi biển) [45, 114].
Maria đã cảm nhận đƣợc điều đó khi cùng bố mẹ đi dạo trên bãi biển. Biển như một người bạn thân thiết của tâm hồn cô bé. Dù biển hiện lên hữu hình hay vô hình, có ý thức hay vô thức, biển cũng luôn là tiếng nói của lòng cô với những dáng vẻ thân thương nhất.
Không gian biển luôn ngập tràn trong cuộc sống của Maria. Nó đã trở thành một phần máu thịt của cô bé. Bằng trái tim nhạy cảm và tâm hồn nghệ sĩ, tâm hồn Maria đã vẽ nên một bức tranh về biển tuyệt đẹp ở mọi cung bậc khác nhau của cảm xúc. Đã có lúc Maria cùng người bố yêu thương của mình hòa nhập vào biển để cảm nhận trọn vẹn sự sống của nó:
“Bố bơi ra ngoài xa như thể đang bị kéo vào lòng biển. Một màu xanh quá đỗi bao la như không giới hạn đến nỗi một người sẽ ngay lập tức bị nuốt vào trong khung cảnh đó. Tôi cũng đứng dậy nhảy xuống biển theo bố. Tôi yêu khoảnh khắc nhảy xuống biển, làn nước mát lạnh mơn man da thịt. Khi ngước mắt lên tôi bị mê hoặc bởi màu xanh của những dãy núi bao quanh biển cùng nền trời xanh. Có thể nhìn thấy rõ màu xanh lá cây rất đậm của bờ biển.(Khi Maria bơi cùng bố) [45, 116].
Có lẽ biển đẹp nhất khi nó hiện lên trọn vẹn với sắc màu đặc trƣng của nó - màu xanh. Trong đôi mắt của Maria, trong khoảnh khắc cô hòa nhập vào biển, biển đã hiện lên với một màu xanh đặc biệt: “màu xanh lá cây rất đậm”. Đó là màu xanh
59
của tuổi trẻ, màu xanh của sức sống mãnh liệt. Biển đã đƣợc cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau: Bằng thị giác khi nhận thấy màu xanh của dãy núi, của biển, của đường bờ biển; bằng xúc giác khi nhận ra “làn nước mát lạnh mơn man da thịt”. Trong khung cảnh ấy, màu xanh của núi, của biển đã hòa nhập làm một tạo thành một không gian tưởng như vô biên, ngút ngát tầm mắt. Con người cũng trở nên quá đỗi bé nhỏ và như bị nuốt trọn vào không gian vô cùng vô tận ấy. Trước biển, con người ta như nhận ra sự hữu hạn, nhỏ nhoi của kiếp người và sự bao la, rộng lớn của thế giới này. Maria đã cảm nhận về biển bằng mọi giác quan đặc biệt là bằng tấm lòng yêu biển tha thiết. Không có góc độ nào về biển bị đôi mắt và tâm hồn cô bé bỏ qua. Biển luôn sống động và nổi bật trong tâm trí và những dòng tâm sự nhẹ nhàng tưởng như bất tận của cô. Mỗi thời gian khác nhau, biển lại đẹp ở một dáng vẻ rất riêng, đặc biệt là mỗi khi vào mùa lễ hội:
“Khi cả thị trấn hối hả chuẩn bị cho lễ hội, đột nhiên tôi nhận thấy mùa thu bắt đầu len lỏi tới mỗi ngày. Mặc dù nắng vẫn còn gay gắt nhưng gió biển đã dịu đi và trở nên mát hơn. Mưa mang theo mùi mây ngột ngạt, lặng lẽ hắt vào những con thuyền đang xếp thành dãy trên bờ biển. Tôi biết rõ rằng mùa hè đang trôi qua”…[45, 127-128]
Biển đã đƣợc cảm nhận gắn liền với cảm thức về thời gian. Mùa lễ hội đến cũng là lúc Maria cảm thấy bước đi của dòng thời gian, xen kẽ vào đó là cảm giác nuối tiếc thời gian, bởi thời gian đang trôi qua cũng có nghĩa giây phút cô bé phải xa vùng biển mỗi lúc càng tới gần. Mùa thu đang đến qua cảm nhận của Maria về gió, về biển, về mƣa, về nắng. Tất cả nhƣ đang gọi mùa thu đến.
Cũng trong mùa lễ hội ấy, có lúc biển được nhìn nhận dưới một góc độ khác hẳn. Không phải hình ảnh biển gắn liền với màu xanh quen thuộc mà với màu đen đầy dữ dội:
“Ngẩng đầu nhìn dải thiên hà nhờ nhờ sáng trên bầu trời, chúng tôi đi xuyên qua các ngõ phố và bãi biển. Âm thanh của điệu múa Bon phát ra từ loa phóng thanh theo gió bay tới mọi nơi trong thị trấn. Biển trông đen và dậy sóng hơn mọi khi, có lẽ là do biển được chiếu sáng bởi những dãy đèn lồng sáng rực xếp dọc bờ cát” [45, 132].
60
Ở đây, biển đƣợc cảm nhận bằng thính giác khi Maria nhận thấy âm thanh của điệu múa Bon vang vọng khắp thị trấn vùng biển. Bằng thị giác, cô bé nhận ra màu đen và sự dậy sóng của biển hòa quyện cùng ánh sáng rực rỡ của những dãy đèn lồng. Đó là vẻ đẹp rực rỡ và đầy bí ẩn của biển đêm trong mùa lễ hội đã hòa cùng tâm hồn cô bé nhạy cảm. Dù ở thời gian nào, ở góc độ nào, đƣợc cảm nhận bằng tâm trạng vui hay buồn, biển cũng hiện lên với dáng vẻ đầy cuốn hút nhƣ chứa đựng những điều bí ẩn không lời giải đáp.
Như vậy, không gian biển qua những hồi tưởng và những dòng tâm sự của Maria là không gian đa sắc, đa chiều. Có khi biển hiền hòa, trong sáng, có khi lại dữ dội, đen tối. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, biển đều khiến lòng người rung động bởi vẻ đẹp riêng, có khi gần gũi cũng có khi đầy huyền bí. Dường như sắc thái của biển luôn hòa hợp với những dòng tâm sự của Maria. Dù có bất cứ suy tưởng gì, những tâm sự của Maria cũng đƣợc soi chiếu qua hình ảnh của biển. Biển luôn có mặt trong những hồi tưởng, tưởng tượng của Maria, nhiều khi có cảm giác biển và những suy tưởng ấy đã hòa làm một. Qua tâm sự của Maria, biển không hề xa lạ mà gần gũi, thân quen như một người bạn cùng lớn lên từ thuở thiếu thời. Biển có khi long lanh, lấp lánh, có khi lại đen tối, biển có lúc quyết liệt, dữ dội, có khi lại dịu dàng và thật hiền hòa. Cứ nhƣ vậy, không gian của biển đã tạo nền cảnh để câu chuyện diễn biến thật nhẹ nhàng, tự nhiên và đầy sống động.
* Những con đường thơ m ng đầy cảm xúc
Những cuốn truyện manga shoujo luôn có nội dung vô cùng bay bổng. Vì vậy, nền cảnh của những câu chuyện nhƣ thế luôn lãng mạn, nên thơ. Trong đó, hình ảnh con đường đã trở thành một trong những nền cảnh được các họa sĩ vẽ truyện tranh đặc biệt lưu ý. Trong nhiều cuốn truyện, con đường đã trở thành không gian của tình bạn, tình yêu... tuyệt đẹp. Đó là không gian của những cuộc gặp gỡ, những cuộc chia tay đầy xúc động... Đôi khi đó cũng là không gian để nhân vật truyện tranh hoạt động, ví dụ như đi bộ tới trường, đi dạo ngắm hoa anh đào khi mùa xuân tới... Những bức tranh manga vẽ cảnh con đường luôn mang tới cho lòng người những cảm nhận riêng. Có những con đường nơi không gian thành thị sầm uất, lại
61
có những con đường đậm chất thôn quê. Vì vậy, qua hình ảnh con đường, ta có thể nhận ra hoàn cảnh mà nhân vật đang sống, từ đó hiểu rõ hơn về nhân vật. ơn nữa những con đường tuyệt đẹp đã trở thành nền cảnh để những câu chuyện lãng mạn về tình bạn, tình yêu trong manga shoujo đƣợc diễn ra.
Trong cuốn Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nhật Chiêu đã có những cảm nhận tinh tế về văn học Nhật Bản: “Nhan sắc của hoa anh đào, thế giới của niềm bi cảm, con đường sâu thẳm, bông hoa huyền diệu, trào tiếu và ma ảo… là thế giới văn chương duy tình của Nhật, nơi cái đẹp được thánh hóa và niềm đau được thanh tẩy, nơi giấc mộng chính là cuộc đời này” [5, 4].
Qua nhận xét của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, có thể thấy hình ảnh con đường là một trong những biểu tƣợng đẹp và đầy chất duy tình trong văn học nghệ thuật của xứ sở mặt trời mọc. ình ảnh con đường đã đi vào nhiều tác phẩm và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc.
62
H5. Những bức tranh về hình ảnh con đường trong những bộ truyện manga shoujo đã được chuyển thể thành nền cảnh phim hoạt hình.
Cũng nhƣ những cuốn truyện tranh manga shoujo, không chỉ có không gian biển mà những con đường trong tác phẩm Vĩnh biệt Tugumi cũng được hồi tưởng lại đầy cảm xúc. Đó là những con đường của tình bạn, tình yêu, con đường của những cảm xúc bất tận. Những con đường ấy tràn ngập những bông hoa trắng tinh khôi,