Đặc điểm chủ yếu của KTDL

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 30)

Thứ nhất, hoạt động của KTDL có tính nhạy cảm: So với các ngành kinh tế khác, KTDL có tính nhạy cảm cao hơn. Do KTDL gồm nhiều bộ phận tạo

thành nên trong quá trình cung cấp dịch vụ đối với du khách, nhà cung ứng cần bố trí chính xác về thời gian, có kế hoạch chu đáo, chi tiết về nội dung các hoạt động, cần phải kết hợp một cách hữu cơ, liên hệ chặt chẽ giữa các khâu vận chuyển hành khách, du ngoạn, ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí, mua sắm… Giả sử một khâu nào đó không tuân thủ quá trình thì có thể gây ra hàng loạt phản ứng dây chuyền làm mất sự phối hợp nhịp nhàng trong cơ cấu tổ chức, ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ du lịch, do đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh du lịch.

Mặt khác, các nhân tố thiên nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội đều có ảnh hưởng đến KTDL như chiến tranh, động đất, khủng bố kinh tế, bất ổn về chính trị, đại dịch,… đều ảnh hưởng lớn, tạo tâm lý lo ngại cho những du khách khi họ muốn đến điểm du dịch, từ đó cản trở đối với sự phát triển của KTDL. Chẳng hạn, thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản (đầu năm 2011) là minh chứng điển hình. Do đó, để khắc phục đƣợc ―tính nhạy cảm‖ này, KTDL cần chủ động để có chiến lƣợc đúng đắn trong hoạt động của mình.

Thứ hai, KTDL có tính tổng hợp cao: KTDL là ngành có tính tổng hợp cao, bởi vì trong quá trình hoạt động du lịch, khách du lịch có nhu cầu về ăn ở, đi lại, du ngoạn, vui chơi giải trí, mua sắm... Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau đó, nhà cung ứng du lịch cần cung cấp tuyến du lịch, cung cấp tư vấn tin tức, cung cấp các phương tiện giao thông, nhà nghỉ cho du khách... Vì vậy, sản phẩm của KTDL là sản vật tác dụng chung của nhiều bộ phận, là sản phẩm tổng hợp đƣợc biểu hiện ra bằng nhiều loại dịch vụ.

Phạm vi hoạt động của KTDL bao gồm các khách sạn du lịch, công ty du lịch, giao thông du lịch, đơn vị bán hàng lưu niệm du lịch… trong đó, có cả các bộ phận sản xuất tƣ liệu vật chất (công nghệ dệt, ngành xây dựng...) và một số bộ phận sản xuất tƣ liệu phi vật chất (văn hoá, giáo dục, tôn giáo, khoa học kỹ thuật, hải quan, tài chính, bưu điện...).

17

Nắm đƣợc đặc điểm tổng hợp của KTDL có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng đối với việc quản lý kinh doanh của ngành. Các bộ phận trong KTDL không chỉ có đặc tính hướng đích thông qua nút ―thoả mãn nhu cầu của du khách‖ mà còn liên hệ chặt chẽ với nhau. Bất cứ hành vi chậm trễ hoặc bỏ lỡ dịp của bất kỳ bộ phận nào cũng đều ảnh hưởng tới số lượng khách du lịch. Do vậy, các bộ phận trong KTDL phải hỗ trợ lẫn nhau và cần thiết triển khai kinh doanh liên hợp. Nếu các DNDL theo đuổi lợi ích cục bộ, không phối hợp nhịp nhàng với các DNDL khác có liên quan thì hiệu quả kinh doanh của toàn ngành sẽ bị suy giảm. Vì thế, thực hiện quản lý ngành nghề toàn diện trong KTDL là điều hết sức cần thiết.

Thứ ba, KTDL có tính đa ngành.

Tính đa ngành đƣợc thể hiện ở đối tƣợng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch nhƣ: sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo v.v… KTDL sẽ không phát triển đƣợc nếu không có sự trợ giúp của các ngành KT - XH khác nhƣ thủ công mỹ nghệ, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giao thông - vận tải, công an, môi trường... Ngược lại, KTDL cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch: bảo hiểm, điện, nước, hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, tranh ảnh, v.v…

Nắm đƣợc đặc tính đa ngành trong KTDL đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương cần phải có chính sách phối, kết hợp chặt chẽ, nhằm tạo ra ―xung lực’’mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Thứ tư, KTDL có tính đa thành phần.

Đặc điểm này đƣợc biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, những người phục vụ du lịch, các cộng đồng dân cư trong khu du lịch, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tham gia vào KTDL. Do đặc tính đa thành phần của KTDL mà nhiều loại hình du lịch khác nhau và dịch vụ mới đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của du khách. Tuy

nhiên, đặc tính đa thành phần trong KTDL, nếu không đƣợc khai thác một cách hợp lý sẽ dẫn đến sự bất đồng quan điểm giữa một số cá nhân hoặc thậm chí là nhiều cá nhân trong đoàn đi du lịch, cũng nhƣ mâu thuẫn trong nội bộ những người làm du lịch.

Thứ năm, cầu của du khách có tính chi phí.

Mục đích của các khách đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền. Du khách sẵn sàng trả những khoản chi phí trong chuyến đi của mình về các khoản dịch vụ nhƣ ăn, uống, ở, đi lại và nhiều các chi phí khác nhằm thực hiện đƣợc mục đích vui chơi, giải trí, hưởng thụ vẻ đẹp của thiên nhiên, giá trị văn hoá, lịch sử v.v... Hiểu rõ đặc tính này, các quốc gia, các nhà kinh doanh du lịch cần có biện pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch, đa dạng các loại hình dịch vụ, nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Song, thực tế ở một số điểm du lịch nhiều nhà kinh doanh du lịch đã lợi dụng đặc tính này để đẩy mức giá dịch vụ lên quá cao, làm cho sự tin tưởng của du khách đối với nhà cung ứng du lịch giảm sút. Những sai sót này sẽ lan truyền từ du khách này đến du khách khác làm ảnh hưởng đến hình ảnh của KTDL trong con mắt của du khách.

Thứ sáu, KTDL có tính liên vùng.

Đặc điểm này biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. Mỗi một điểm du lịch đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng, song nó không thể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của khu vực và quốc gia. Vì vậy, bất cứ một khu vực, một quốc gia nào muốn phát triển KTDL cần phải đƣa mình vào ―quỹ đạo’’ chung của quốc tế và khu vực. KTDL ở một vùng, một quốc gia khó có thể phát triển đƣợc nếu không có sự liên kết các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi quốc gia cũng nhƣ trên toàn thế giới.

19

Trên thực tế hiện nay, các địa phương, các DNDL đang khai thác sản phẩm du lịch theo kiểu ―mạnh ai nấy làm‖ dẫn đến hệ quả là các sản phẩm du lịch ―trùng nhau‖ nhƣ sản phẩm du lịch biển, du lịch nghỉ dƣỡng hoặc có những sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng thì lại ―bƣng bít‖, ―thiếu thong tin‖ đến với du khách đang ở vùng khác. Điều đó dẫn đến hiện tƣợng là các du khách khi đến du lịch ở tỉnh này nhƣng cũng không biết vùng khác đang diễn ra hoạt động văn hóa du lịch gì? Điều này làm thất thu một nguồn thu nhập lớn cho người làm du lịch, đồng thời không làm thõa mãn được nhu cầu lưu trú dài ngày của du khách.

Thứ bảy, hoạt động KTDL có tính thời vụ.

Do ảnh hưởng của yếu tố địa lý tự nhiên, thời tiết khí hậu, nên KTDL hầu khắp các nước đều mang ―tính thời vụ‖ đặc trưng. Tại điểm du lịch, điều kiện khí hậu có ảnh rất lớn tới sự hình thành tính thời vụ du lịch. Ngoài ra, tính thời vụ của KTDL có liên quan mật thiết tới việc sắp xếp ngày nghỉ của nhân viên, các kỳ nghỉ của học sinh, sinh viên; sự bố trí sắp xếp này có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của KTDL. Những nguyên nhân xuất phát từ yếu tố cung - cầu trên khiến hoạt động kinh doanh du lịch có tính mùa vụ rõ rệt, ảnh hưởng tới tỷ lệ cung và cầu của du lịch, gây ra hiện tượng mùa thịnh thì cung du lịch không đủ cầu du lịch, mùa suy thì thiết bị và nhân viên phục vụ nhàn rỗi.

Vì vậy, muốn tối đa hoá lợi nhuận người kinh doanh du lịch cần chú ý đầy đủ tới đặc điểm này để tìm mọi cách áp dụng các biện pháp hữu hiệu, cố gắng giảm thiểu sự chênh lệch giữa mùa thịnh, mùa suy, khai thác tối đa các thiết bị và tài nguyên du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc khắc phục tính mùa vụ luôn là vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn cũng nhƣ về mặt lý luận trong KTDL.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)