MUỐI” VÀ “GỪNG” TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT
3.2. Biện pháp ẩn dụ
Ẩn dụ là một biện pháp không thể bỏ qua khi nghiên cứu những vấn đề về văn học mà đặc biệt là mảng thơ ca, ca dao bởi ẩn dụ chính là một trong những yếu tố góp phần tạo nên tính hình tượng thường có trong văn học.
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng của Nguyễn Như Ý thì “ẩn dụ metaphor đgt. Cách dùng từ ngữ theo nghĩa bóng, nghĩa chuyển dựa trên cơ sở liên tưởng so sánh ngầm. phép ẩn dụ; sử dụng ẩn dụ.” [15; tr.25] với cách định nghĩa này ta đã xác định được cơ sở cho sự hình thành phép ẩn dụ đó chính là cơ sở liên tưởng so sánh ngầm.
Theo Lại Nguyên Ân phân tích trong Từ điển văn học bộ mới về định nghĩa ẩn dụ ông cho rằng: “Thuật ngữ chỉ một hiện tượng ngôn ngữ, đồng thời là một hiện tượng tư duy với cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Trong nghĩa hẹp, ẩn dụ là biện pháp tu từ (có trong mọi ngôn ngữ) chuyển đặc tính của đối tượng (sự vật, hiện tượng) này cho đối tượng khác, theo nguyên tắc có sự tương đồng hoặc tương phản về một mặt nào đó giữa chúng. Nếu ở so sánh có mặt cả hai thành phần được so sánh (ví dụ: Thân em như giải lụa đào; Đôi ta như lửa mới nhen/ Như trăng mới rạng như đèn mới khêu - Ca dao Việt Nam), thì ẩn dụ là so sánh ngầm.” [7; tr.70] từ đây ta xác định thêm về cơ sở hình thành phép ẩn dụ ngoài so sánh ngầm thì ẩn dụ là biện pháp tu từ chuyển đặc tính của đối tượng này cho đối tượng khác dựa trên tính chất tương đồng hoặc tương phản của đối tượng.
Từ những định nghĩa khái quát đến cụ thể căn cứ vào đây ta sẽ tiến hành phân tích để thấy được tính chất ẩn dụ được thể hiện trong ca dao. Nhờ ẩn dụ mà ca dao được rút ngắn và trở nên cô đọng hàm súc hơn.
“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi!” [10; tr.163]
Trước hết với cơ sở là liên tưởng so sánh ngầm ta thấy được sự xuất hiện với tần suất lớn:
“Anh kia có vợ con rồi Mà anh còn muốn hoa hồi cầm tay
Hoa hồi vừa đắng vừa cay
Vừa vặn như muối, vừa cay như gừng.” [11; tr.261]
Ở đây so sánh ngầm thể hiện tình cảnh lấy chồng chung, thân làm lẽ “vừa đắng vừa cay” được liên tưởng ngầm với hình ảnh “hoa hồi”, đồng thời khuyên can
người có vợ con rồi thì đừng đèo bòng mà đeo thêm tội.
“Cá cấn nấu với lá gừng Bà con mình đó, xin đừng quên nhau
Lá lốt mà nấu canh cà
Ăn vào thì mặn, nhã ra thì thèm.” [11; tr.32]
Với bài ca dao này, ẩn dụ được thể hiện qua hình ảnh “cá cấn nấu với lá gừng”
tương đồng với hình ảnh “bà con mình đó”, từ đây giải thích được ý nghĩa của câu ca dao muốn nhắc đến tình cảm máu mủ, quê hương của con người Việt Nam.
“Chợ chùa một tháng sáu phiên Mời anh đi chợ thăm miền quê ta
Xanh mắt là chị hàng na
Mặn mà hàng muối, ngọt hoa hàng đường.
Thơm ngát là chị hàng hương Tanh tao hàng cá, phô trương hàng vàng.
Bồn bề là chị hàng dang Bán rổ bán rá bán sàng bán nia
Nghênh ngang là chị hàng cua
Hàng ếch nhấp nhổm người mua cũng nhiều Hàng khoai đông suốt sớm chiều
Người quen kẻ lạ cũng đều ngợi khen.” [4; tr.57]
Hình ảnh được ẩn dụ ở đây chính là vẻ đẹp mặn mà, ngọt ngào của những cô gái bán hàng nơi phiên chợ; muối với tính chất mặn ẩn dụ cho vẻ đẹp mặn mòi của người con gái và đường với tính chất ngọt dùng để chỉ vẻ “ngọt hoa” của cô gái bán hàng đường.
“Chừng nào muối ngọt, chanh thanh
Em đây mới dám bỏ anh lấy chồng.” [10; tr.191]
“Chừng nào đá nổi vông chìm,
Muối chua, chanh mặn, mới tìm được em.” [10; tr.194]
Ngược lại, hai bài ca dao này lại dựa trên sự tương phản về tính chất vật lí của
“chanh” và “muối” như “muối ngọt” - “chanh thanh” hay “muối chua” - “chanh mặn” nhằm ẩn dụ những điều phi lí, không có thực, từ đó khẳng định tình cảm trước sau như một của nhân vật trữ tình. Đồng thời hai bài ca dao đã sử dụng mô-
típ thơi gian tâm lí “chừng nào” lại một lần nữa khẳng định tính chất phi lí của hiện tượng được đề cập đến trong hai bài ca dao.
Nhiều hình ảnh ẩn dụ được sử dụng nhiều lần trở thành quen thuộc và dần dần trở thành những hình tượng mang tính ước lệ, tượng trưng cao như thuyền - bến, cây đa - bến nước, mận - đào, trúc - mai - cúc...và không thể thiếu biểu tượng muối - gừng.
“Trăm năm cúc rụi còn mai
Rùa đeo chân hạc, thiếp chớ nghe ai bỏ chàng.” [3; tr.156]
Hay:
“Trầu này cúc, trúc, mai, đào Trầu này thục nữ anh hào sánh đôi
Trầu này trầu quế trầu hồi
Trầu này thục nữ ước người trượng phu” [3; tr.165]
Ẩn dụ bên cạnh việc hình thành tính hình tượng còn được nổi bật ở tính biểu cảm. Ngoài việc tăng khả năng xem xét các sự vật, hiện tượng về mặt tương đồng hoặc tương phản, ẩn dụ còn giúp ta khám phá được những bản chất còn đang giấu kín của sự vật, hiện tượng. Vì vậy làm cho câu ca dao trở nên hài hòa, những hình ảnh độc đáo mang lại sự cuốn hút và hấp dẫn đối với người nghe (đọc).