MUỐI” VÀ “GỪNG” TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT
3.3. Biện pháp miêu tả
Theo Nguyễn Như Ý trong Từ điển tiếng Việt thông dụng thì “miêu tả describe, depict đgt. Dùng ngôn ngữ hoặc màu sắc, đường nét, nhạc điệu để cho người khác hình dung được hình thức các sự vật hoặc hình dáng, tâm trạng của con người trong khung cảnh nào đó. văn miêu tả; miêu tả cảnh nông thôn ngày mùa;
khó mà miêu tả được tâm trạng của chúng tôi khi mới bước chân xuống hòn đảo vắng này.” [15; tr.445]
Trong văn học, đó chính là việc sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ trong việc miêu tả những sự vật, hiện tượng hàng ngày đưa vào trong văn học. Với ca dao thì biện pháp miêu tả góp phần làm những hình ảnh trở nên sống động, gợi hình gợi cảm.
“Rạng ngày vác cuốc ra đồng Tay cầm mồi lửa, tay dòng thừng trâu
Ruộng đầm nước cả bùn sâu Suốt ngày cùng với con trâu cày bừa
Việc làm chẳng quản nắng mưa Cơm ăn đắp đổi muối dưa tháng ngày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Biết công kẻ cấy người cày mấy nao!” [4; tr.39]
Bài ca dao đã miêu tả được công việc đồng áng vất vả bởi thời tiết nắng mưa thất thường, hình ảnh bữa ăn của người dân lao động được miêu tả là “cơm ăn đắp đổi muối dưa” đã tạo nên sự đồng cảm chân thành, nhất từ nơi người cảm nhận.
Hay việc miêu tả hành động nâng chén trong bữa ăn hàng ngày trở thành một hành động mang tính thanh thoát, trang trọng như:
“Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay, muối mặn xin đừng có quên.” [4; tr.72]
Hoặc:
“Tay cầm nắm muối quả mơ,
Mơ chua muối mặn, ta chờ đợi nhau.” [4; tr.72]
Hành động bình thường, giản dị hàng ngày trở nên trang trọng cho phù hợp với việc hẹn ước mang tính chất trọng đại trong tình yêu đôi lứa.
“Thương em vô giá quá chừng
Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay.” [4; tr.116]
Miêu tả tấm lòng “thương em” đến chừng vô giá, tình yêu thương lớn lao đó đã giúp nhân vật trữ tình quên bớt nỗi mệt nhọc, đắng cay trong cuộc đời.
Qua việc miêu tả hành động, diễn biến của đối tượng thì thông qua đó miêu ta góp phần bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình được nói đến trong câu ca dao:
“Xấu dao, xắt chẳng nên gừng
Xấu người mai chước, lỡ chừng đôi ta” [10; tr.238]
Ngoài tâm trạng bẽ bãng, nuối tiếc của nhân vật trữ tình khi tình duyên “lỡ chừng” bởi sự mai mối không thành, nhân vật trữ tình ở đây đã miêu tả sự “xấu người mai chước” để nhấn mạnh nguyên nhân tạo nên tình cảnh éo le này.
Thủ pháp miêu tả góp phần bộc lộ yếu tố ngoại cảnh tạo nên câu ca dao, đặc biệt là trong những bài ca dao nói về quê hương, đất nước như:
“Thăng Long Hà Nội đô thành Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.
Rủ nhau chơi khắp Long Thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn.” [4; tr.09]
Bài ca dao miêu tả khung cảnh đô thành Hà Nội đẹp như bức tranh họa đồ, đồng thời liệt kê những hàng phố của đô thành tạo nên sự nhộn nhịp bán buôn ở nơi được xem là “Cố đô rồi lại tân đô”.
Trải xem phường phố, thật là cũng xinh Phồn hoa thứ nhất Long Thành Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” [4; tr.09]
Cảnh vật phố phường được ví như “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”, ở đây xuất hiện công việc được xem như là truyền thống của người dân lao động , đó là việc dệt vải và hình ảnh thú vui chơi cờ tao nhã. Qua đây bài ca dao nhắc khéo đến hình ảnh con người Tràng An thanh lịch trải qua mấy ngàn năm. Cảnh vật và con người Tràng An níu bước người về, vì người nhớ cảnh (hay nhớ người) đến ngẩn ngơ, thế nên bài ca dao được sáng tao để lưu truyền về một đô thành lộng lẫy và sáng rực rỡ khi xưa và cả bây giờ.
Bên cạnh những biệp pháp nghệ thuật chủ đạo đã nói ở trên thì ca dao còn sử dụng nhiều biện pháp khác như lặp (lặp từ ngữ, lặp cấu trúc...), cường điệu, tương phản đối lập... Việc sử dụng thủ pháp lặp nhắm nhấn mạnh, tô đậm chủ đề mà ca dao đề cập đến, như chủ đề thể hiện ước mơ khát vọng của nhân vật trong tình yêu đôi lứa thường hay lặp câu trúc “ước gì”:
“Ước gì anh hóa ra dưa,
Để em đem tắm nước mưa chậu đồng.” [10; tr.168]
“Ước gì anh hóa ra hoa, Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.
Ước gì anh hóa ra chăn, Để cho em đắp, em lăn, em nằm
Ước gì anh hóa ra gương
Để cho em cứ ngày thường em soi, Ước gì anh hóa ra cơi,
Để cho em đựng cau tươi, trầu vàng.” [10; tr.169]
Lặp từ ngữ thường được sử dụng trong việc nhấn mạnh tính chất của biểu tượng “muối - gừng” như:
“Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay, muối mặn xin đừng có quên.” [4; tr.72]
Hay:
“Muối mặn ba năm muối hãy còn mặn, Gừng cay chín tháng gừng hãy còn cay, Đạo nghĩa cang thường chớ đổi đừng thay,
Dẫu có làm nên danh vọng, hay rủi có ăn mày, ta cũng theo nhau.
Theo nhau cho trọn đạo trời
Dẫu rằng không chiếu trải nơi mà nằm” [10; tr.211]