Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vắc xin h5n1 trên gia cầm tại tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 37)

Virus cúm gia cầm phân bố khắp thế giới trong các loài gia cầm, dã cầm, động vật có vú. Sự phân bố và lưu hành của virus cúm khó xác định chính xác và chịu ảnh hưởng bởi các loài vật nuôi, thú hoang dã, tập quán chăn nuôi gia cầm, đường di trú của dã cầm, mùa vụ và hệ thống báo cáo dịch bệnh, phương pháp nghiên cứu (Cục Thú y, 2004) [6].

1.4.2. Động vt cm nhim

Tất cả các loài gia cầm (gà, vịt, ngan, chim cút, vẹt, bồ câu), chim hoang dã (đặc biệt thủy cầm di trú) đều mẫn cảm với virus. Phần lớn các loài gia cầm non đều mẫn cảm với virus cúm type A. Ngoài ra, virus cúm type A còn gây bệnh cho nhiều loài động vật có vú như lợn, ngựa, chồn, hải cẩu, thú hoang dã và cả con người. Lợn mắc bệnh cúm thường do phân type H1N1 và H3N2 gây nên.

Vịt nuôi bị nhiễm virus nhưng ít phát thành bệnh do vịt có sức đề kháng với virus gây bệnh. Tuy nhiên, năm 1961, ở Nam Phi đã phân lập được virus cúm type A (H5N1) gây bệnh cho cả gà và vịt (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004 [1]; Cục Thú y, 2004 [6]).

1.4.3. Động vt mang virus

Virus cúm đã phân lập được ở hầu hết các loài chim hoang dã như vịt trời, thiên nga, hải âu, mòng biển, vẹt, vẹt đuôi dài, vẹt mào, chim thuộc họ sẻ, diều hâu.

Tần suất và số lượng virus phân lập được ở thủy cầm, đặc biệt vịt trời đều cao hơn các loài khác (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004) [1].

Kết quả điều tra thủy cầm ở Bắc Mỹ cho thấy, trên 60% chim non bị nhiễm virus do tập hợp đàn trước khi di trú. Sự kết hợp các kháng nguyên bề mặt H và N của các phân type virus cúm A diễn ra ở chim hoang dã, virus không gây độc đối với vật chủ, được nhân lên ở đường ruột của chim khiến cho các loài này mang virus và là nguồn gieo rắc virus cho các loài khác, đặc biệt là gia cầm (Alexander D.J., 2000) [34].

Đã có nhiều nghiên cứu phát hiện virus cúm từ những loài vịt đi đầu trong mùa di trú, sau khi xuất hiện đã gây ra dịch ở gà tây. Vịt từ khi bị nhiễm đến khi

bắt đầu thải virus trong vòng 30 ngày. Dường như virus được duy trì trong số đông vịt trời cho tới mùa sinh sản tiếp theo lại truyền cho các con non theo đường tiêu hóa, do virus bài thải theo phân, gây ô nhiễm ao, hồ (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004 [1]; Cục Thú y, 2004 [6]).

Đối với các ký chủ khác, mỗi virus cúm cụ thể có thời gian lưu giữ trong cơ thể khác nhau, và có khả năng gây bệnh khác nhau, không theo quy luật. Theo Nguyễn Tiến Dũng (2008)[12], virus cúm gia cầm có 3 loại ký chủ:

- Ký chủ lưu giữ (Reservoir host): Là loại ký chủ chỉ cho phép virus nhân lên với lượng thấp và virus gây ra bệnh rất nhẹ. Ví dụ như vịt và một số thủy cầm vẫn được coi là ký chủ lưu giữ H5N1, nhờ đó virus có khả năng tồn tại.

- Ký chủ hứng chịu (Spillover host): Là loại ký chủ cho phép virus nhân lên với lượng lớn và bệnh mà nó gây ra cũng rất nặng, thường là bệnh toàn thân và thường gây tử vong (ví dụ gà, gà tây và chim cút đối với H5N1).

- Ký chủ lệch (Aberrant host): Là loại ký chủ mà virus chỉ nhân lên với số lượng nhỏ nhưng bệnh do chúng gây ra lại rất nghiêm trọng và thường gây tử vong. Ví dụ:

người, hổ, chó mèo... hiện đang là ký chủ lệch của virus H5N1.

1.4.4. S truyn lây virus cúm gia cm

Khi gia cầm nhiễm virus cúm, virus được nhân lên trong đường hô hấp và đường tiêu hóa. Sự truyền lây của bệnh được thực hiện theo 2 phương thức.

- Lây trực tiếp: Do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh thông qua các chất được bài tiết từ đường hô hấp hoặc qua phân, thức ăn, nước uống bị nhiễm virus.

- Lây gián tiếp: Qua các hạt khí dung trong không khí với khoảng cách gần hoặc những dụng cụ chăn nuôi, phân, thức ăn, nước uống, quần áo, giầy dép, phương tiện vận chuyển, lồng nhốt, chim, thú, côn trùng có mang mầm bệnh.

Như vậy, virus cúm dễ dàng truyền tới vùng khác do con người, phương tiện vận chuyển, dụng cụ và thức ăn chăn nuôi. Bệnh chủ yếu truyền ngang (do tiếp xúc), chưa có bằng chứng cho thấy bệnh có thể truyền dọc (qua phôi thai) vì những phôi bị nhiễm virus thường chết mà không phát triển được (Lê Văn Năm, 2004) [22]. Đối với gia cầm nuôi, nguồn dịch đầu tiên thường thấy là từ các loài gia cầm

nuôi khác nhau trong cùng một trang trại hoặc các trang trại khác liền kề; từ gia cầm nhập khẩu; từ chim di trú, đặc biệt thuỷ cầm được coi là đối tượng chính mang và truyền virus vào quần thể đàn gia cầm nuôi.

Tỷ lệ lưu hành bệnh cao hơn đối với các đàn gia cầm nằm trên đường di trú của các loài thủy cầm, các đàn gia cầm nuôi nhốt trong các trang trại, vịt được nuôi vỗ béo tại các cánh đồng gần trang trại. Các ổ dịch cúm thường có nguy cơ xuất hiện cao ở các mùa có hoạt động của thủy cầm di trú. Phần lớn các ổ dịch đều ghi nhận có sự tiếp xúc với thủy cầm tại thời điểm phát dịch đầu tiên. Từ người và các động vật có vú khác, phần lớn các ổ dịch cúm gia cầm gần đây đã có sự lây lan thứ cấp thông qua con người (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004) [1]; Cục Thú y, 2004 [6]).

1.4.5. Sc đề kháng ca virus cúm

Virus không bền vững với nhiệt độ, ở 56 - 600C, chỉ vài phút virus mất độc lực. Trong nước ao hồ, virus vẫn có thể duy trì đặc tính gây bệnh tới 4 ngày ở nhiệt độ 220C và trên 30 ngày ở nhiệt độ 00C (Webster R.G., và cs, 1992) [57]. Tuy nhiên, virus tồn tại khá lâu trong các vật chất hữu cơ như phân gà 30 - 35 ngày ở nhiệt độ 40C, 7 ngày ở nhiệt độ 200C. Trong thức ăn, nước uống bị ô nhiễm virus có khả năng tồn tại hàng tuần. Đây chính là nguồn bệnh nguy hiểm và tiềm tàng để làm lây lan dịch bệnh (Lê Văn Năm, 2004) [22].

Do cấu trúc vỏ ngoài của virus là lipit nên chúng mẫn cảm với các chất dung môi và chất tẩy rửa như formalin, axit, ete, β - propiolacton. Sau khi tẩy vỏ, các hóa chất như phenolic, NH4+, axit loãng, natrihypochlorit và hydroxylanine có thể phá hủy virus cúm gia cầm. Người ta thường dùng các hóa chất này như các chất sát trùng hữu hiệu để tẩy uế chuồng trại, dụng cụ và các thiết bị chăn nuôi (Ilaria Capua và Stefano Marangon, 2004) [14].

Theo Đỗ Ngọc Thúy (2008) [32], ở nhiệt độ thấp, lớp vỏ của virus trở nên cứng thành một dạng gel có khả năng co dãn như cao su có thể bảo vệ virus. Tuy nhiên, ở nhiệt độ ấm hơn thì lớp gel bảo hộ này bị tan chảy ra thành dạng lỏng.

Nhưng dạng lỏng này là không đủ độ cứng để bảo vệ virus chống lại các yếu tố

khác. Như vậy, thường về mùa hè sức đề kháng của virus kém nên tỷ lệ gia cầm mắc bệnh vào mùa hè và mùa thu thường thấp hơn vào mùa đông và mùa xuân.

Dịch cúm gia cầm thường hay xảy ra vào tháng 3, tháng 4, tháng 10 và tháng 11.

Bệnh cúm gia cầm xảy ra quanh năm, nhưng thường tập trung vào vụ đông xuân, từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. Khi có những biến đổi bất lợi về điều kiện thời tiết như nhiệt độ lạnh, độ ẩm cao, thời tiết có những thay đổi đột ngột, làm giảm sức đề kháng tự nhiên của con vật. Mặt khác thời điểm này có mật độ chăn nuôi cao nhất trong năm, các hoạt động vận chuyển, giết mổ gia cầm diễn ra cao nhất trong năm cũng là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát sinh lây lan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vắc xin h5n1 trên gia cầm tại tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)