Một số loại vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm và cách sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vắc xin h5n1 trên gia cầm tại tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 46)

1.8. Vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm

1.8.2. Một số loại vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm và cách sử dụng

Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), các loài gia cầm trong diện tiêm bao gồm các loại gà giống thương phẩm, gà thịt, gà chọi.

Các loại vịt như vịt giống, vịt đẻ trứng thương phẩm, vịt thịt. Các loại ngan như ngan giống, ngan đẻ trứng thương phẩm và ngan thịt, kể cả ngỗng.

Một số loại vắc xin đang sử dụng hiện nay là vắc xin NAVET- VIFLUVAC (Trung tâm nghiên cứu thú y và Công ty NAVETCO); vắc xin H5N9 (Pháp).

- Đối với gà: Ở 14 - 21 ngày tuổi sử dụng vắc xin NAVET- VIFLUVAC liều 0,5ml/con. Trong vùng có nguy cơ cao bệnh dịch cúm gia cầm, có thể tiêm nhắc lại sau 2 - 3 tuần sau mũi tiêm đầu tiên, liều 0,5ml/con.

Gà giống, gà đẻ: liều 0,5ml/con và cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần, tiêm bắp thịt hoặc tiêm dưới da cổ (1/3 phía dưới, sau cổ).

- Đối với vịt và ngan: Từ 14 - 35 ngày tuổi, liều 0,5 ml/con. Tiêm nhắc lại sau 14 - 21 ngày sau mũi tiêm đầu tiên. Vịt trên 35 ngày tuổi, vịt giống, vịt đẻ tiêm 1ml/con và cứ 6 tháng tiêm vắc xin nhắc lại 1 lần, tiêm bắp thịt hoặc tiêm dưới da cổ (1/3 phía dưới, sau cổ).

Vắc xin NAVET- VIFLUVAC ở dạng vô hoạt nhũ dầu, vắc xin tạo miễn dịch sau khi tiêm 14 ngày và thời gian bảo hộ được 6 tháng. (Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 2012) [3].

Vắc xin được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 - 8oC, không để vắc xin vào ngăn đông. Khi vận chuyển phải để trong hộp xốp hoặc bình bảo ôn lạnh. Trước khi tiêm phải để chai vắc xin ra ngoài để đảm bảo nhiệt độ vắc xin bằng nhiệt độ môi trường (khoảng 250C) và lắc kỹ chai vắc xin trước khi tiêm.

Theo quan điểm của OIE và FAO, vắc xin cần được sử dụng trong một chiến lược toàn diện phòng chống bệnh cúm gia cầm, bao gồm 5 công đoạn là an toàn sinh học, nâng cao nhận thức người dân, chẩn đoán và giám sát, loại bỏ gia cầm nhiễm bệnh và sử dụng vắc xin [3]. Theo Capua và Maragon (2002) [15] DIVA (Differentiating Infected from Vaccinated Animals) là một chiến lược dùng để

"phân biệt động vật nhiễm bệnh với động vật đã được chủng vắc xin ". Sử dụng vắc xin chứa một chủng virus có kháng nguyên nhóm H tương đồng và kháng nguyên nhóm N không tương đồng với virus gây bệnh thực địa nhằm "đánh dấu" con vật có kháng thể do tiêm phòng với con vật có kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên. Lựa chọn vắc xin tương đồng không hoàn toàn để cho thấy không có virus môi trường đang lưu hành trong đàn gia cầm dùng vắc xin. Nhóm H tương đồng đảm bảo tính bảo hộ, còn khả năng phân biệt gà tiêm phòng và gà nhiễm bệnh dựa vào đáp ứng

huyết thanh nhóm N bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp. Gà đã tiêm phòng chỉ dương tính với nhóm N trong vắc xin, còn nếu dương tính với nhóm N của virus môi trường cho thấy đã nhiễm bệnh.

Trong kế hoạch dự phòng tiêm chủng vắc xin phải dự đoán trước được ngân hàng vắc xin đã cấp phép, cho phép bắt buộc thực hiện chiến lược "phân biệt con vật bị nhiễm với con vật tiêm chủng vắc xin " (Tô Long Thành, 2007) [28].

Viện Thú y Quốc gia đã hợp tác với Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nhằm tăng cường năng lực và trang thiết bị và kỹ thuật phát hiện, phân lập và giám định virus. Đến cuối tháng 8/2003 Viện Thú y đã có đủ năng lực về con người và vật liệu để xác định chủng H5 virus cúm gia cầm.

Viện Thú y lần đầu tiên đã chẩn đoán xác định sự có mặt của virus cúm gia cầm chủng H5 tại Việt Nam, là cơ sở khoa học để Bộ Nông nghiệp & PTNT công bố dịch vào ngày 8/1/2004. Với sự giúp đỡ của CDC, chủng virus cúm gia cầm lưu hành ở Việt Nam được xác định là chủng H5N1.

Chủng H5N1 không chỉ có mặt ở đàn gà mà còn gây bệnh cho cả ngan. Việc xác định virus H5N1 ở ngan đã cho thấy rằng thủy cầm cũng nhiễm bệnh và trở thành một trong những con đường truyền lây quan trọng. Ngoài ra một số mẫu virus phân lập từ vịt thuộc loại H3N8.

Trước những cảnh báo về nguy cơ bệnh cúm gia cầm có thể truyền cho lợn, tái tổ hợp ở vật chủ này rồi lây sang người, Viện Thú y đã lấy 188 mẫu dịch mũi lợn ở 3 tỉnh Hà Tây, Thái Bình, Hải Phòng tại vùng dịch đang xảy ra, đã xảy ra và xung quanh vùng dịch. Kết quả phân lập không phát hiện thấy virus cúm H5N1(Trương Văn Dung và Nguyễn Viết Không, 2004) [8].

Qua phân tích trình tự nucleotide 8 đoạn ARN của 9 chủng virus cúm H5N1 từ người (2 chủng), chim cút (1 chủng), vịt (2 chủng), và gà (4 chủng) trong đợt dịch năm 2003 - 2004 và lập cây phả hệ, Nguyễn Tiến Dũng và cs (2005)[10] thấy, các chủng virus H5N1 lưu hành ở Việt Nam đều giống nhau, có cùng nguồn gốc từ Trung Quốc và xuất phát từ một ổ dịch ban đầu.

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Tiến Dũng và cs (2005) [11] trên đàn gia cầm của tỉnh Thái Bình và Đồng bằng sông Cửu Long cho kết quả ngoài virus cúm

H5N1, đàn gia cầm còn nhiễm các loại virus type A có kháng nguyên H3, H4, H6, H9, H11và H12 với tỷ lệ nhiễm khác nhau.

Khi dịch cúm gia cầm xảy ra, Lê Văn Năm (2004)[23] đã cho biết về đặc điểm dịch tễ, các biểu hiện lâm sàng, đặc điểm bệnh lý ở gà, ngan, vịt, chim cút, gà tây, chim vẹt cảnh nhằm giúp cho việc chẩn đoán lâm sàng tại cơ sở thuận lợi hơn.

Viện Thú y đã nghiên cứu thử nghiệm vắc xin H5N2 của Intervet (Hà Lan); H5N2 và H5N1 (Trung Quốc), kết quả cho thấy vắc xin tiêm cho đàn gia cầm đều đạt yêu cầu về độ tinh khiết, độ an toàn và hiệu lực theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Tuy nhiên, hạn chế chính là do phải nhập khẩu vắc xin nên chi phí cao và việc cung cấp không được chủ động. Do vậy, trải qua 6 năm (2006 - 2012) công ty thuốc thú y NAVETCO đã sản xuất thành công vắc xin cúm gia cầm H5H1 vô hoạt nhũ dầu chủng NIBGR-14, đã chính thức được Bộ Nông nghiệp & PTNT và Cục thú y cho phép sản xuất.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vắc xin h5n1 trên gia cầm tại tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)