CHƯƠNG 2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
A. Khái lược về phạm trù
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối quan heọ chung, cơ bản nhất cuỷa cỏc sự vật hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.
Mỗi phạm trù không xuất hiện tùy tiện mà là kết quả của giai đoạn nhận thức trước đó, đồng thời là điểm tựa của giai đoạn nhận thức kế tiếp của con người trong quá trình đi sâu vào tìm hiểu bản chất của sự vật.
LƯU Ý :
Phạm trù - về hình thức là chủ quan. Nhưng nội dung của phạm trù lại do thế giới khách quan qui định.
Phạm trù phản ánh thế giới trong trạng thái luôn vận động, biến đổi, phát triển nên phạm trù cũng luôn phát triển cả về nội dung cũng như số lượng.
B.Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật 1. Phạm trù Cái riêng và cái chung
a. Khái niệm
- Phạm trù cái riêng dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định.
- Phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ,… tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
- Trong mỗi sự vật ngồi cái chung cịn tồn tại cái đơn nhất, đĩ là những đặc tính, những tính chất,… chỉ có ở một sự vật, một hiện tượng nào đĩ mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ: Cái bàn nào cũng có mặt bàn và chân bàn (cái chung), bàn làm việc, bàn học sinh, bàn ăn là những cái riêng. Loài cá sống dưới nước và thở bằng mang là cái chung, cá chép, cá rô, cá mè… là những cái riêng.
Đồng, sắt, nhôm, vàng, bạc cấu tạo hóa lý khác nhau nhưng có chung một thuộc tính là dẫn điện, bền và có thể làm biến dạng( Cái chung là kim loại).
Các nước tư bản có cách tổ chức xã hội, nhà nước khác nhau nhưng đều có cái chung là bóc lột.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất
-Thứ nhất: cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan. Trong đĩ cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của nĩ; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng.
Ví dụ: Không có cái cây nói chung tồn tại bên cạnh cây cam, cây đào cụ thể. Nhưng cây cam, cây đào nào cũng có rễ, có thân, có lá, có quá trình đồng hóa, dị hóa để duy trì sự sống. Đó là cái chung của những cái cây cụ thể. Rõ ràng cái chung tồn tại thực sự, nhưng không tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng.
Thứ hai: Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; khơng cĩ cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung.
Ví dụ: mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và quy luật xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người.
Thứ ba: cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Bởi vì cái riêng là tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất; cịn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng.
Ví dụ, người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân các nước là tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn, còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng văn hóa làng xã, tập quán của dân tộc, điều kiên tự nhiên của đất nước nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống.
-Thứ tư: Trong những điều kiện xác định, cái chung cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau.
Ví dụ:
Từ một loại giống mới được tạo ra trong phòng thí nghiệm (Cái đơn nhất), sau quá trinh triển khai ứng dụng trong thực tiễn nó đã trở thành cái phổ biến (Cái chung); ngược lại, giống loại cũ, từ chỗ là cái phổ biến đã dần dần không được sử dụng đã từ cái chung trở thành cái đơn nhất trong thực tiễn phát triển của kỹ thuật nông nghiệp.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Cần nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Khơng nhận thức được cái chung thì trong thực tiễn khi giải quyết mỗi cái riêng, mỗi trường hợp cụ thể sẽ nhất định vấp phải những sai lầm, mất phương hướng.
Muốn nắm được cái chung thì cần phải xuất phát từ những cái riêng bởi cái chung khơng tồn tại trừu tượng ngoài những cái riêng.
Thứ 2, cần phải cụ thể hóa cái chung, trong mỗi điều kiện hoàn cảnh cụ thể; khắc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc, hoặc cục bộ địa phương trong vận dụng mỗi cái chung để giải quyết mỗi trường hợp cụ thể.
Thứ 3, Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải biết vận dụng những điều kiện thích hợp cho sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái chung theo những mục đích nhất định, bởi vì giữa cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác định.
2. Nguyên nhân và kết quả
a. Phạm trù nguyên nhân và kết quả:
Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó gây ra những biến đổi nhất định.
Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Ví dụ: Cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là nguyên nhân đưa đến kết quả là cuộc cách mạng vô sản nổ ra.
Hạt đậu gieo xuống đất nảy mầm. Nguyên nhân là do nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm của đất thích hợp.
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện. Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Thứ 1: Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu: khơng cĩ nguyên nhân nào khơng dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại khơng cĩ kết quả nào khơng cĩ nguyên nhân.
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả
-Thứ 2, Nguyên nhân sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
- Thứ 3, một nguyên nhân có thể sinh ra một hay nhiều kết quả. Ngược lại, một kết quả có thể do một hay nhiều nguyên nhân tạo nên.
Ví dụ: Sự phóng điện rất mạnh của các đám mây gây ra tiếng nổ, ánh chớp, tăng nhiệt độ.
Thứ 4, Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành kết quả có thể diễn ra theo các hướng thuận, nghịch khác nhau và đều có ảnh hưởng đến sự hình thành khác nhau.
Thứ 5, Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng.
d. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Vì mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ cĩ tính khách quan, tất yếu nên trong nhận thức và thực tiễn khơng thể phủ nhận quan hệ nhân quả.
- Trong thế giới hiện thực khơng thể tồn tại những sự vật, hiện tượng hay quá trình biến đổi khơng cĩ nguyên nhân và ngược lại khơng cĩ nguyên nhân nào khơng dẫn tới những kết quả nhất định.
- Vì mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.
- Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, nên trong nhận thức và thực tiễn phải cĩ cách nhìn tồn diện và lịch sử, cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân quả.
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên:
a. Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên:
- Phạm trù tất nhiên là cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.
- Phạm trù ngẫu nhiên xuất hiện do các nguyên nhân bên ngoài, do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện thế này, có thể xuất hiện thế khác.
Ví dụ: Nhà tư bản thì phải bóc lột nhưng nhà tư bản sản xuất, kinh doanh cái gì là điều ngẫu nhiên.
Trai gái lớn lên phải lấy vợ, lấy chồng là tất nhiên nhưng lấy ai là ngẫu nhiên.
Con người già đi phải chết là tất nhiên nhưng chết vào lúc nào, vì sao là ngẫu nhiên.
Các phát minh khoa học là tất nhiên nhưng ai phát minh ra và vào lúc nào lại là ngẫu nhiên.
Sự xuất hiện nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất nhiên nhưng ai giữ vai trò lich sử ấy thì lại là một việc ngẫu nhiên.
b. Mối quan hệ biện chứng:
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều cĩ vai trị nhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng trong đĩ cái tất nhiên đĩng vai trị quyết định.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với nhau; khơng cĩ cái tất nhiên thuần túy và ngẫu nhiên thuần túy. Cái tất nhiên bao giờ cũng tự vạch đường đi cho mình thông qua vô số những ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho tất nhiên.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên khơng phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau, tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngẫu nhiên trở thành tất nhiên.
Ví dụ: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, việc trao đổi một vật này lấy một vật khác là ngẫu nhiên nhưng về sau sản xuất phát triển, sản phẩm dư thừa, khi đó sự trao đổi sản phẩm lại trở nên bình thường và tất yếu.
c. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong hoạt động thực tiễn, cần dựa vào cái tất nhiên chứ không phải cái ngẫu nhiên.
Nhưng không được bỏ qua cái ngẫu nhiên. Vì cái ngẫu nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển, đôi khi có thể làm cho tiến trình phát triển của sự vật đột ngột thay đổi.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên cĩ thể chuyển hĩa lẫn nhau. Vì vậy cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hĩa của chúng theo mục đích nhất định.
4. Nội dung và hình thức:
a. Phạm trù nội dung và hình thức:
Phạm trù Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
Phạm trù hình thức là phương thức tồn tại và phát triển, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.
Ví dụ: Nội dung cơ thể động vật là toàn bộ các yếu tố vật chất, tế bào, khí quan cảm giác, các hệ thống, các quá trình hoạt động tạo nên cơ thể đó. Hình thức là trình tự sắp xếp, liên kết các tế bào, các hệ thống tương đối bền vững.
b. Mối quan hệ biện chứng:
-Thứ nhất: nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ. Không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung và không có nội dung nào không tồn tại trong hình thức. Cùng một nội dung có thể có nhiều hình thức và cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau.
-Thứ hai: Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong đĩ nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung.
Khuynh hướng chủ đạo của nội dung là khuynh hướng biến đổi. Còn hình thức là mặt tương đối ổn định. Nội dung thay đổi bắt buộc hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp.
Ví dụ: Trong PTSX, LLSX là nội dung, QHSX là hình thức. QHSX tương đối ổn định, LLSX biến đổi làm cho QHSX không còn phù hợp với trình độ LLSX. Từ đó đòi hỏi phải thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới tiến bộ hơn để mở đường cho LLSX phát triển.
-Thứ ba: Nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức luôn có tính độc lập tương đối, tác động tích cực trở lại nội dung. Khi phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ mở đường và thúc đẩy nội dung phát triển – ngược lại, không phù hợp, nó sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.
c. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khắc phục khuynh hướng tách rời nội dung và hình thức, hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt đĩ.
- Vì nội dung quyết định hình thức nên để xét đoán sự vật, hiện tượng cần căn cứ trước hết vào nội dung. Muốn làm biến đổi sự vật, hiện tượng cần tác động để làm thay đổi nội dung của nó.
- Hình thức có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nội dung, cho nên cần luôn luôn theo dõi mối quan hệ giữa nội dung và hình thức để có thể can thiệp kịp thời vào tiến trình phát triển của nó, đem lại sự phù hợp cần thiết giữa nội dung và hình thức.
5. Bản chất và hiện tượng:
a. Phạm trù bản chất và hiện tượng:
Phạm trù bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật, qui định sự vận động và phát triển của sự vật.
Phạm trù hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ ấy trong những điều kiện xác định.
Ví dụ: Bản chất một nguyên tố hóa học là mối liên hệ giữa điện tử và hạt nhân. Còn những tính chất hóa học của nguyên tố đó đối với các nguyên tố khác là hiện tượng thể hiện mối liên kết giữa điện tử với hạt nhân.
b. Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Khơng cĩ bản chất tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng, cũng như khơng cĩ hiện tượng lại khơng biểu hiện một bản chất nào đĩ.
- Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng:
Được thể hiện ở chỗ: bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt, phong phú và đa dạng; bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài; bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.
Ví dụ: Bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giá trị thặng dư được thể hiện ra ở rất nhiều thủ đoạn khác nhau như: tích cực áp dụng khoa học-kỹ thuật, đổi mới công nghệ, phương pháp quản lý, cải thiện điều kiện làm việc…
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thức, để hiểu đúng đắn về sự vật, không dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu vào tìm hiểu bản chất. Còn trong hoạt động thực tiễn, cần dựa vào bản chất của nó.
- Vì bản chất không tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng nên chỉ có thể tìm ra bản chất trên cơ sở nghiên cứu các hiện tượng.
6. Khả năng và hiện thực:
a. Phạm trù khả năng và hiện thực:
Phạm trù khả năng và hiện thực dùng để phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự (hiện thực) với những gì hiện chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng (khả năng).
Ví dụ: Trước mắt ta đã có đầy đủ gạch, cát, sắt, xi măng… Đó là hiện thực. Từ hiện thực đó nảy sinh khả năng xuất hiện cái nhà. Cái nhà trong trường hợp này chưa có, chưa tồn tại, nhưng bản thân khả năng xuất hiện cái nhà thì đã tồn tại.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực:
- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, khơng tách rời, luôn chuyển hóa lẫn nhau.
Quá trình đĩ biểu hiện: khả năng chuyển hĩa thành hiện thực và hiện thực lại chứa đựng những khả năng mới; khả năng mới trong những điều kiện nhất định, lại chuyển hĩa thành hiện thực.
- Cùng trong một điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại một số khả năng:
khả năng thực tế, khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần, khả năng xa,…
- Trong đời sống xã hội, khả năng chuyển hĩa thành hiện thực phải cĩ điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.
Hoạt động có ý thức của con người có vai trò hết sức to lớn; nó có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực, có thể điều khiển cho khả năng phát triển theo hướng này hoặc hướng khác bằng cách tạo ra điều kiện tương ứng.
c. Ý nghĩa phương pháp luận:
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nên dựa vào hiện thực. Nếu dựa vào khả năng thì dễ rơi vào ảo tưởng.
Tuy nhiên, cũng cần phải tính đến khả năng để có thể đề ra chủ trương, kế hoạch hành động. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải phát hiện khả năng phát triển của sự vật.
Ví dụ: Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Đảng ta đã căn cứ vào thực tế để dự đoán Liên Xô sẽ đánh thắng phát xít để đề ra kế hoạch tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.