VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI TRONG CÁC XÃ HỘI CÓ ĐỐI KHÁNG GIAI CẤP

Một phần của tài liệu Tổng hợp kiến thức mac lênin 1 (Trang 78 - 83)

5. GIAI CẤP À ĐẤU TRANH GIAI CẤP 5.1. Định nghĩa giai cấp của Lênin

Người ta gọi giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong chế độ kinh tế xã hội nhất định.

c. ĐẤU TRANH GIAI CẤP

* Định nghĩa (Lênin):

Đấu tranh giai cấp là: “Cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của người…vô sản chống những người tư hữu sản hay giai cấp tư sản” (1)

- Thực chất là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp đối kháng về lợi ích, không thể điều hoà được

2.2.3. Vai trò đấu tranh giai cấp

• Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển cơ bản của xã hội có giai cấp

• Đấu tranh giai cấp buộc giai cấp thống trị tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội, thúc đẩy kinh tế, văn hoá – xã hội phát triển

• Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội, xoá bỏ XH cũ, thay thế một hình thái kinh tế xã hội mới, với một phương thức sản xuất mới cao hơn, XH tiến bộ hơn, văn minh hơn.

• Đấu tranh giai cấp không chỉ xoá bỏ các lực lượng phản động, lạc hậu mà còn cải tạo ngay bản thân giai cấp cách mạng, giứp nó đủ sức lãnh đạo cách mạng, đưa xã hội phát triển cao hơn.

5.2. Cách mạng xã hội

a. Bản chất và vai trò của cách mạng xã hội

* Khái niệm cách mạng xã hội:

- Nghĩa rộng: CMXH là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống XH, là phương thức thay thế hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn.

- Nghĩa hẹp: CMXH là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.

Phân biệt CMXH với tiến hoá, cải cách, đảo chính

• Khác với CMXH, tiến hoá XH là quá trình phát triển diễn ra một cách tuần tự, dần dần với những biến đổi cục bộ trong một hình thái KT-XH nhất định.

• Cải cách XH cũng tạo nên sự thay đổi về chất nhất định trong đời sống xã hội nhưng nó chỉ tạo nên những biến đổi riêng lẻ, bộ phận trong khuôn khổ chế độ xã hội đang tồn tại.

• Đảo chính là thủ đoạn giành quyền lực nhà nước bởi một cá nhân hoặc một nhóm người nhằm xác lập một chế độ xã hội có cùng bản chất.

Cách mạng Pháp 1789-1794 Cách mạng tháng mười Nga 1917

* Vai trò của cách mạng xã hội

• Cách mạng xã hội là phương thức tất yếu của sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử.

• Chỉ có cách mạng xã hội mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

• Cách mạng xã hội là đầu tầu của lịch sử, là bước chuyển biến vĩ đại về mọi mặt trong đời sống xã hội : kinh tế, chính trị, văn hoá.

• Lịch sử phát triển loài người đã trải qua 4 cuộc cách mạng xã hội, trong đó cách mạng vô sản là kiểu cách mạng XH mới về chất.

Một phần của tài liệu Tổng hợp kiến thức mac lênin 1 (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)