1.2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục kĩ năng sống
Nhìn chung, trung tâm của mọi việc trong giáo dục là tương tác giữa người dạy và người học. Điều đó có nghĩa là chất lượng được tạo ra trong quá trình tương tác này. [7]
1.2.5.2. Nội dung chương trình và tài liệu dạy học
Nội dung giáo dục cần phù hợp với kinh nghiệm, nhu càu của cả học sinh nam và nữ, cũng như nhu cầu của xã hội. Các chương trình kĩ năng sống về bất cứ chủ đề nào được coi là hiệu quả thì càn phải đưa ra mô hình thực hành về kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định (học để biết), các kĩ năng để tự kiểm soát bản thân, đương đầu với những tình huống cảm xúc (học để tự khẳng định) và các kĩ năng giao tiếp liên nhân cách (học để chung sống với mọi người) cũng như các kĩ năng thực hành (học để làm) để thực hiện nhữnh hành vi mong muốn.
Chương trình và tài liệu dạy học là những thành tố cốt lõi của giáo dục, là một phần bổ trợ cho người giáo viên và người học muốn tìm tòi. Do đó, điều quan trọng đối với người biên soạn chương trình là phải tính đến cả người dạy và người học khi xây dựng tài liệu sử dụng cách tiếp cận kĩ năng sống, gắn kết
trực tiếp các ví dụ, hình ảnh minh hoạ với các kỉnh nghiệm và hứng thú của cả học sinh nam và nữ. Ngoài các tài liệu thông thường như: tranh ảnh, tạp chí, sách...vẫn cần những phương tiện dạy học như đĩa (CD -Rom) và các đa phương tiện biểu đạt khác (các chương trình vô tuyến và truyền thanh học sinh).
1.2.53. Quá trình và môi trường học tập
Môi trường học tập cần phải lành mạnh, an toàn và có khả năng bảo vệ.
Tiếp cận kĩ năng sống là cách tiếp cận dựa trên cá nhân và khả năng hành động của người đó. Để cách tiếp cận đó có hiệu quả cần phải coi ừọng môi trường giáo dục không chỉ trong nhà trường mà còn ở gia đình và cộng đồng, cần phải kết hợp đào tạo kĩ năng sống với các điều kiện bổ sung như chính sách phát triển một môi trường tâm lí xã hội thuận lợi và gắn với các dịch vụ của cộng đồng.
1.2.6. Giáo dục tiểu học vái vẩn đề giáo dục k ĩ năng sống
“Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, cỏ tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng ”.[5]
Nhà trường phải thực hiện chức năng kép vừa dạy chữ vừa dạy làm người cho các em, nghĩa là vừa trang bị cho các em có kiến thức để hoà nhập, để tiếp tục học lên đồng thời vừa hình thành nhân cách, đạo đức cho các em để các em có thể sống và phát triển được trong xã hội luôn biến động như hiện nay.
Giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường tiểu học không được biên soạn thảnh một môn học độc lập hay một lĩnh vực học tập cụ thể mà được tiếp cận thông qua việc thể hiện những nét đổi mới trong chương trình tiểu học hiện nay và qua việc tích họp trong một số môn học có tiềm năng như: môn Đạo đức, môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, 2, 3), môn Khoa học (ở các lớp 4,5) và trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Môn Tự nhiên và Xã hôi (lóp 1, 2, 3), môn Khoa học (lớp 4, 5) là những môn học có chú trọng nhiều đến giáo dục kĩ năng sống. Trong đó, kĩ năng sống chủ yếu được giáo dục qua chủ đề “Con người và sức khoẻ” (lớp 1,2, 3, 4, 5) và chủ đề “xã hội” (lóp 1, 2, 3).
Những kĩ năng sống cụ thể được tích họp qua các môn học: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, đó là:
1.2.6.1. K ĩ năng giao tiếp.
Hiểu được các quy tắc giao tiếp chung như: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị, biết cách ứng xử phù họp, bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ... với một số đối tượng gần gũi, quen thuộc với các em như: thầy cô giáo, bạn bè, người thân ừong gia đình, hoặc đối với những đối tượng đặc biệt như người già, người có hoàn cảnh khó khăn, người nước ngoài, người bị nhiễm HIV/ AIDS...
1.2.6.2. K ĩ năng tự nhận thức.
Tự nhìn nhận, đánh giá bản thân để xác định được mặt mạnh, mặt yếu của mình; nhận biết được sự thay đổi về tâm lí và sinh lí của bản thân khi bước vào tuổi vị thành niên để có thái độ, hành vi đứng đắn như: không hoảng hốt, không lo sợ khi có sự thay đổi về sinh lí, có ý thức giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì, có lối sống lành mạnh về thể chất và tinh thần; hiểu rõ vị trí của mình trong các mối quan hệ ở nhà, ở trường, ngoài xã hội thông qua các hoạt động giao tiếp hàng ngày với các thầy cô giáo, bạn bè, người thân và những người xung quanh.
1.2.6.3. K ĩ năng tự bảo vệ.
Biết cách tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân liên quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh. Tự bảo vệ để ừánh bị xâm hại tình dục và đảm bảo sinh hoạt an toàn ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.
1.2.6.4. K ĩ năng kiên định và lã năng từ chổi.
Kiên quyết giữ vững lập trường và nói lời từ chối trước những lời mời sử dụng chất gây nghiện; rủ tham gia vào các hoạt động tiêu cực của người xấu hoặc sự lôi kéo chơi bời, bỏ học của bạn bè chưa ngoan, kiên quyết không tham gia vào việc làm, hành vi mang tính tiêu cực.
1.2.6.5. K ĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng.
Học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí phù họp để có tâm trạng thoải mái, lành mạnh để tránh gặp những tình huống căng thẳng không cần thiết. Đồng thời xác định rõ những mối quan hệ giữa bản thân với các đối tượng xung quanh để có thể chia sẻ, tâm sự, tìm kiếm sự giúp đỡ của người đáng tin cậy và tìm ra các
giải pháp tối ưu khi gặp các tình huống căng thẳng trong cuộc sống.
1.2.6.6. K ĩ năng ra quyết định.
Có khả năng quyết định đúng nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng; để bảo vệ môi trường; để phòng tránh bị xâm hại.