CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH_TIẺU HỌC THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC LỚP 4, 5
2.5. Các phương pháp dạy học thường sử dụng trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa học lớp 4, 5
2.5.3. Phương pháp đóng vai
Một tình huống có thực được đưa ra, học sinh đóng các vai thích hợp trong tình huống đó. Mọi người phân tích và thảo luận về vai diễn.
2.5.3.1. Các mục tiêu chủ yểu.
- Thực hành các kĩ năng mới.
- Nâng cao khả năng tự nhận thức.
- Tôn trọng những quan điểm khác.
- Tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề khác.
- Nâng cao kĩ năng nói.
2.5.3.2. Hỉnh thức tổ chức.
- Bài lên lớp.
- Thảo luận nhóm.
- Đóng vai.
2.5.3.3. Phương tiện sử dụng.
- Các phương tiện phục vụ cho việc đóng vai như: trang phục, thẻ chấm điểm...
2.5.3.4. Các bước tiến hành.
- Giáo viên trình bày cảnh đóng vai.
- Gọi học sinh lên đóng vai (khuyến khích để học sinh tự nhận vai phù hợp).
- Những học sinh diễn vai của mình theo bối cảnh được hướng dẫn.
- Phân tích phần vai diễn.
2.5.3.5. Ưu điểm của phương pháp.
- Kích thích thảo luận.
- Học sinh tham gia có ý thức vào việc học tập tích cực.
- Nhấn mạnh và rút ra cảm giác, tình cảm, những điều có vai trò quan trọng trong đời sống thực.
- Có thể kiểm chứng thái độ và sửa đổi theo cách thức không gây sợ hãi.
2.5.3.6. Hạn chế của phương pháp.
- Một số học sinh chưa tự tin.
- Chỉ cần một nhóm nhỏ.
- Có thể phát triển thành các tình huống không có thực.
2.5.3.7. Yêu cầu của phương pháp.
- Tình huống và các vai diễn phải xác định rõ ràng, có thời gian hạn định.
- Phải nhạy cảm với các quan điểm khác.
- Khi càn, phê phán tích cực và phân tích vai diễn.
2.5.4. P h ư ơ n g p h á p h ợ p tá c th eo nhóm n h ỏ
Cả lớp được chia thành nhiều nhóm nhỏ, học tập theo kiểu họp tác. Từng nhóm nhỏ tập họp lại với nhau để trao đổi về một chủ đề cụ thể, các ý tưởng được đưa ra và thảo luận.
2.4.4.1. Các mục tiêu chủ yểu.
- Khám phá, tìm ra những điều mới.
- Mở rộng suy nghĩ và hiểu biết.
- Phát triển kĩ năng nói, giao tiếp.
- Khai thác các phát hiện mới giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh.
2.5.4.2. Hình thức tổ chức.
- Bài lên lớp.
- Thảo luận theo nhóm.
2.5.4.3. Phương tiện sử dụng.
- Sách giáo khoa.
- Phiếu thảo luận nhóm.
2.5.4.4. Các bước tiến hành.
- Chia nhóm theo mục tiêu cần thảo luận, cử nhóm truởng.
- Giao thời gian, nhiệm vụ làm việc theo từng nhóm, chi tiết đến từng cá nhân ừong nhóm truớc khi bắt đầu làm việc.
- Đen từng nhóm cùng tham gia làm việc với học sinh trong những khoảng thời gian họp lí.
- Từng nhóm truởng làn luợt trình bày ý kiến chung của nhóm. Các nhóm khác nghe, bổ sung.
- Câu hỏi đóng vai trò chủ yếu trong quá trình thảo luận. Có ba kĩ năng
cần lưu ý ừong quá trình đặt câu hỏi:
+ Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận nhóm: Đặt các câu hỏi rõ ràng, chính xác, họp lí dựa trên thông tin mình muốn biết về một vấn đề cụ thể, mang tính thách thức nhằm kích thích tư duy.
+ Xử lí các câu ừả lời do đại diện các nhóm trình bày: Khích lệ các câu trả lời đứng, khuyến khích nỗ lực của học sinh, của nhóm (bất kể ý kiến đưa ra đúng hay sai), giảm đến mức thấp nhất sự chê trách đối với những câu trả lời sai hoặc chưa hoàn chỉnh.
+ Phản hồi lại các câu hỏi: Huớng câu hỏi lại cho học sinh vừa trả lời hoặc cho học sinh khác nếu có khả năng là người sẽ trả lời đúng. Không đề cập đến những câu hỏi mà câu trả lời sẽ được nêu ở bài học sau hoặc nằm ngoài chương trình học tập.
2.5A.5. ưu điểm của phương pháp.
- Cho phép các cá nhân đưa ra các ý kiến riêng của mình.
- Giúp phát triển phẩm chất, phát huy vai trò trách nhiệm cao.
- Cho phép cá nhân tham gia một cách tích cực.
- Cho phép học sinh có nhiều cơ hội học hỏi từ các bạn.
- Khơi gợi trí tò mò, hứng thú khám phá.
2.5.4.6. Hạn chế của phương pháp.
- Cần có nhiều thời gian.
- Có thể có một số học sinh có ưu thế ừong phần thảo luận, một số học sinh khác không tích cực, ỷ lại bạn.
2.5.4.7. Yêu cầu của phương pháp.
- càn cử nhóm trưởng luân phiên.
- Thay đổi số người ừong nhóm có thể là 2, 3, 4, 5, 6 học sinh trong một nhóm, tùy theo nội dung thảo luận mà phân nhóm rõ ràng.
- Giáo viên cần có phản ứng nhanh và khả năng phán đoán tốt chiều hướng thảo luận của mỗi nhóm để kịp thời uốn nắn đúng mục tiêu.
- Nhấn mạnh, làm rõ những điểm đã nêu.
- Tóm tắt kết quả thảo luận vào cuối bài giảng.
2.5.5. P h ư ơ n g p h á p trò ch ơ i h ọ c tập
Các trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh, tạo môi trường học tập phong phú, sáng tạo cho học sinh.
2.5.5.1. Các mục tiêu chủ yểu.
- Tạo môi trường học tập mới, sinh động giúp học sinh “chơi mà học”.
- Học sinh tự khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân ừong quá trình chơi để học tập và thể hiện những điều đã được học để chơi.
- Tạo động cơ học tập.
2.5.5.2. Hình thức tổ chức.
- Bài lên lớp.
- Tham quan ngoại khóa.
2.5.5.3. Phương tiện sử dụng.
Các đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức trò chơi: bảng phụ, thẻ...
2.5.5.4. Các bước tiến hành.
- Trước khi triển khai trò chơi cần xác định rõ mục đích: Chơi để làm gì?
- Hướng dẫn trò chơi một cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu và chơi thử.
- Cần nhắc một cách chi tiết những gì ữò chơi phải đạt được (Muốn minh họa một khái niệm? Muốn ôn lại các dữ liệu? Hay phải khích lệ một sự sáng tạo mói?).
2.5.5.5. Ưu điểm của phương pháp.
- Thay đổi hình thức học tập thường xuyên.
- Tạo được không khí học tập vui tươi, hấp dẫn thu hút học sinh.
- Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, dễ hiểu, tích cực hơn.
2.5.5.6. Hạn chế của phương pháp.
- Có thể mất nhiều thời gian để chuẩn bị.
- Dễ sa đà vào trò chơi giải trí hoặc nghệ thuật.
- Có thể có một số học sinh nổi trội hơn, số khác không coi đó là một phương thức học tâp.
2.5.5.7. Yêu cầu của phương pháp.
- Giáo viên có thể vận dụng, điều chỉnh bất cứ trò chơi nào thành trò chơi
học tập nếu giáo viên đó nghiên cứu và gán cho nó một mục tiêu học tập cụ thể.
- Có thể khai thác từ học sinh bằng cách ra bài tập cho các nhóm sáng tác trò chơi theo chủ đề, mục tiêu nhất định.
- Các trò chơi đều phải có “luật chơi” họp lí, đánh giá công bằng nhằm kích thích tính thi đua, sáng tạo giữa các nhóm, các thành viên.
- Trò chơi phải đảm bảo ý nghĩa giáo dục, học tập và an toàn.