CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH_TIẺU HỌC THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC LỚP 4, 5
2.3. Ý nghĩa thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa học lớp 4, 5
Môn Khoa học lớp 4, 5 được dạy 1 tiết trên một tuần. Đây là môn học tổng họp, hệ thống các kiến thức phong phú về sinh học, vật lí và hóa học, nhằm cung cấp cho học sinh nhũng kiến thức khoa học sơ đẳng về các hiện tượng và sự vật gần gũi trong tự nhiên, bao gồm cả con người và các hoạt động trong thế giới tự nhiên. Qua môn học này, bước đầu hình thành cho các em một số kĩ năng quan sát, dự đoán và vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, đồng thời góp phàn hình thành cho các em một số thói quen, hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng. Những kiến thức, kĩ năng, phương pháp học môn Khoa học là cơ sở để các em học tiếp các môn Sinh học, Vật lí, Hóa học ở cấp
trung học cơ sở.
Ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ bản về các môn học được lồng ghép trong môn Khoa học, học sinh còn được hình thành các kĩ năng cơ bản của cuộc sống gia đình, cộng đồng như: biết một số chất dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin...) có ừong thức ăn và nhu cầu các chất dinh dưỡng của cơ thể, biết phòng một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng, phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa, phòng đuối nước, cách chăm sóc người thân ừong gia đình khi bị ốm đau, biết giữ vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì, biết nói “ Không !” đối với các chất gây nghiện, biết nguyên nhân cơ bản của một số bệnh thông thường để phòng tránh như: sốt rét, viêm não, viêm gan A, phòng tránh và có thái độ thích hợp đối với người nhiễm HIV/ AIDS, biết cách giữ an toàn khi đi ra ngoài phố, khi tiếp xúc với sông nước, khi sử dụng điện, trong ăn uống hàng ngày, biết sử dụng họp lí bảo vệ nguồn nước...
Từ thực tế cho thấy, những em được giáo dục chu đáo, có vốn kiến thức khoa học, có kĩ năng sống ngay từ khi ngồi trên ghế trường tiểu học thì thường phát triển toàn diện, khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
2.4. Chương trình môn Khoa học lớp 4, 5 vói việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
2.4.1. Chương trình môn Khoa học lớp 4 vái việc giáo dục k ĩ năng sống cho hoc sinh tiểu hoc• •
Trong chương trình môn Khoa học lớp 4 có những bài học lồng ghép kĩ năng sống theo từng chủ đề như sau:
Bảng 1: Các bài học cỏ nội dung tích hợp k ĩ năng sống trong môn Khoa học lớp 4.
Chủ đề 1:
Con người và sức khỏe
Chủ đề 2:
Vật chất và năng lượng
Chủ đề 3:
Thực vật và động vật Bài 9: Sử dụng họp lí các
chất béo và muối ăn.
Bài 27: Một số cách làm sạch nước.
Bài 66: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Bài 10: Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
Bài 28: Bảo vệ nguồn nước.
Bài 67 - 68: Ôn tập:
Thực vật và động vật.
Bài 11: Một số cách bảo quản thức ăn.
Bài 29: Tiết kiệm nước.
Bài 12: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
Bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch.
r
2.4.2. Chương trình môn Khoa học lớp 5 VỚI việc giáo dục lã năng sông cho hoc sinh tiêu hoc • •
B ảng 2: Tên các bài học có nội dung tích hợp k ĩ năng sống trong môn Khoa học lớp 5:
Chủ đề 1:
Con người và sức khỏe
Chủ đề 2: Vật chất và năng lưựng
Chủ đề 3: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Bài 5: Cần làm gì để cả
mẹ và em bé đều khỏe
Bài 33 - 34: Ôn tập và kiểm tra học kì 1.
Bài 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Bài 8: Vệ sinh ở tuổi dậy thì.
Bài 42 - 43: Sử dụng năng lượng chất đốt.
Bài 9 - 1 0 : Thực hành:
Nói “ Không !” đối với các chất gây nghiện.
Bài 49 - 50: Ôn tập: Vật chất và năng lượng.
Bài 11: Dừng thuốc an toàn.
Bài 12: Phòng bệnh sốt
rét.
Bài 13: Phòng bệnh sốt xuất huyết.
Bài 14: Phòng bệnh viêm não.
Bài 15: Phòng bệnh viêm gan A.
Bài 16: Phòng tránh HIV/ AIDS.
Bài 18: Phòng ừánh bị xâm hại.
Bài 19: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
2.5. Các phương pháp dạy học thường sử dụng trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa học lóp 4,5
2.5.1. Phương pháp động não 2.5.1.1. Các mục tiêu chủ yếu.
- Nhằm khuyến khích học sinh đưa ra nhiều ý kiến bổ ích về bất kì vấn đề hay chủ điểm đang học.
- Tạo động cơ để học sinh phát triển các kĩ năng trong việc giải quyết các vấn đề đòi hỏi sự sáng tạo.
2.5.1.2. Hình thức tồ chức.
- Bài lên lớp.
- Nhóm.
- Cá nhân.
2.5.1.3. Phương tiện sử dụng.
- Sách giáo khoa.
- Phiếu thảo luận nhóm.
- Tranh ảnh minh họa.
2.5.1.4. Các bước tiến hành.
- Đưa ra một vấn đề hay một chủ điểm cho học sinh nhằm mục đích khơi gợi càng nhiều ý kiến càng tốt.
- Giáo viên không đưa ra bất cứ lời nhận xét, phán xét hay đánh giá nào trong khâu tấn công não này.
- Ý kiến được nêu lên cho cả lóp thảo luận rồi chọn ra ý kiến hay nhất.
Tiếp tục thảo luận xem sẽ sử dụng ý kiến đó như thế nào để giải thích được chủ điểm hay giải quyết được vấn đề.
- Giáo viên nhận xét, kết luận sau khi học sinh đã thảo luận. Bằng việc hạn chế những chê trách, đánh giá hay phán xét quá sớm, giáo viên đã khích lệ được sự sáng tạo của học sinh.
2.5.1.5. Ưu điểm của phương pháp.
- Khuyến khích được nhiều học sinh tham gia.
- Có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề.
- Phát triển được các kĩ năng nói, tranh luận, phản bác hay bảo vệ ý kiến của học sinh.
2.5.1.6. Hạn chế của phương pháp.
- Có thể mất thời gian vào những ý tưởng không thiết thực.
- Lóp có thể rơi vào tình ừang lộn xộn, đi chệch chủ đề.
2.5.1.7. Yêu cầu của phương pháp.
- Giáo viên cần nhạy bén, khéo léo lái ý kiến vào chủ đề mình đã đưa ra mà không làm học sinh mất hứng thú.
- Chỉ sử dụng cho nhóm nhỏ.
2.5.2.Phương pháp quan sát
Sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong tự nhiên và xã hội.
2.5.2.1. Các mục tiêu chủ yểu.
- Khuyến khích học sinh sử dụng ít nhất một giác quan (mắt hoặc mũi, tay...) tri giác trực tiếp, có mục đích vào đối tượng trong quá trinh học tập.
- Quan sát để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện
tượng mà không có sự can thiệp vào diễn biến phát triển bên trong của các đối tượng.
2.5.2.2. Hình thức tổ chức.
- Bài lên lớp.
- Tham quan ngoại khóa.
- Quan sát và thảo luận nhóm.
- Cá nhân.
2.5.2.3. Phương tiện sử dụng - Vật thật.
- Vật thay thế: tranh, ảnh, video,...
2.5.2.4. Các bước tiến hành.
- Xác định mục đích quan sát (Để làm gì? Tại sao phải quan sát?).
- Lựa chọn đối tượng quan sát (Sự vật, hiện tượng gì? Ở đâu?...).
- Tổ chức cho học sinh quan sát (Chia mấy nhóm? Tư thế thảo luận như thế nào? Trong lớp hay ngoài lóp?).
- Hướng dẫn cách quan sát (từ tổng thể đến bộ phận; từ chung đến riêng;
từ ngoài vào trong), cách huy động các giác quan tham gia (khi nào thì dùng mắt hoặc mũi, tay, lưỡi) nhằm đạt được mục tiêu cần quan sát.
2.5.2.5. Ưu điểm của phương pháp.
- Khuyến khích học sinh tích cực sử dụng các giác quan vào quá trình học tập.
- Rèn luyện được các kĩ năng, kĩ xảo quan sát thường xuyên đối với các sự vật, hiện tượng để dần xây dựng một cách nhìn biện chứng từ tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng.
2.5.2.6 Hạn chế của phương pháp.
- Chỉ sử dụng quan sát được ở một số sự vật hiện tượng cụ thể.
- Không quan sát được nhiều sự vật hay hiện tượng trừu tượng.
2.5.2.7. Yêu cầu của phương pháp.
- Không phải mọi kiến thức hay kĩ năng đều được rút ra từ quan sát, nên giáo viên càn xác định rõ mục tiêu kiến thức, kĩ năng nào học sinh cần đạt ừong bài học, thông báo cho học sinh trước khi quan sát.
- Giáo viên cần có khả năng kiểm soát học sinh cao.
2.5.3. Phương pháp đóng vai
Một tình huống có thực được đưa ra, học sinh đóng các vai thích hợp trong tình huống đó. Mọi người phân tích và thảo luận về vai diễn.
2.5.3.1. Các mục tiêu chủ yểu.
- Thực hành các kĩ năng mới.
- Nâng cao khả năng tự nhận thức.
- Tôn trọng những quan điểm khác.
- Tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề khác.
- Nâng cao kĩ năng nói.
2.5.3.2. Hỉnh thức tổ chức.
- Bài lên lớp.
- Thảo luận nhóm.
- Đóng vai.
2.5.3.3. Phương tiện sử dụng.
- Các phương tiện phục vụ cho việc đóng vai như: trang phục, thẻ chấm điểm...
2.5.3.4. Các bước tiến hành.
- Giáo viên trình bày cảnh đóng vai.
- Gọi học sinh lên đóng vai (khuyến khích để học sinh tự nhận vai phù hợp).
- Những học sinh diễn vai của mình theo bối cảnh được hướng dẫn.
- Phân tích phần vai diễn.
2.5.3.5. Ưu điểm của phương pháp.
- Kích thích thảo luận.
- Học sinh tham gia có ý thức vào việc học tập tích cực.
- Nhấn mạnh và rút ra cảm giác, tình cảm, những điều có vai trò quan trọng trong đời sống thực.
- Có thể kiểm chứng thái độ và sửa đổi theo cách thức không gây sợ hãi.
2.5.3.6. Hạn chế của phương pháp.
- Một số học sinh chưa tự tin.
- Chỉ cần một nhóm nhỏ.
- Có thể phát triển thành các tình huống không có thực.
2.5.3.7. Yêu cầu của phương pháp.
- Tình huống và các vai diễn phải xác định rõ ràng, có thời gian hạn định.
- Phải nhạy cảm với các quan điểm khác.
- Khi càn, phê phán tích cực và phân tích vai diễn.
2.5.4. P h ư ơ n g p h á p h ợ p tá c th eo nhóm n h ỏ
Cả lớp được chia thành nhiều nhóm nhỏ, học tập theo kiểu họp tác. Từng nhóm nhỏ tập họp lại với nhau để trao đổi về một chủ đề cụ thể, các ý tưởng được đưa ra và thảo luận.
2.4.4.1. Các mục tiêu chủ yểu.
- Khám phá, tìm ra những điều mới.
- Mở rộng suy nghĩ và hiểu biết.
- Phát triển kĩ năng nói, giao tiếp.
- Khai thác các phát hiện mới giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh.
2.5.4.2. Hình thức tổ chức.
- Bài lên lớp.
- Thảo luận theo nhóm.
2.5.4.3. Phương tiện sử dụng.
- Sách giáo khoa.
- Phiếu thảo luận nhóm.
2.5.4.4. Các bước tiến hành.
- Chia nhóm theo mục tiêu cần thảo luận, cử nhóm truởng.
- Giao thời gian, nhiệm vụ làm việc theo từng nhóm, chi tiết đến từng cá nhân ừong nhóm truớc khi bắt đầu làm việc.
- Đen từng nhóm cùng tham gia làm việc với học sinh trong những khoảng thời gian họp lí.
- Từng nhóm truởng làn luợt trình bày ý kiến chung của nhóm. Các nhóm khác nghe, bổ sung.
- Câu hỏi đóng vai trò chủ yếu trong quá trình thảo luận. Có ba kĩ năng
cần lưu ý ừong quá trình đặt câu hỏi:
+ Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận nhóm: Đặt các câu hỏi rõ ràng, chính xác, họp lí dựa trên thông tin mình muốn biết về một vấn đề cụ thể, mang tính thách thức nhằm kích thích tư duy.
+ Xử lí các câu ừả lời do đại diện các nhóm trình bày: Khích lệ các câu trả lời đứng, khuyến khích nỗ lực của học sinh, của nhóm (bất kể ý kiến đưa ra đúng hay sai), giảm đến mức thấp nhất sự chê trách đối với những câu trả lời sai hoặc chưa hoàn chỉnh.
+ Phản hồi lại các câu hỏi: Huớng câu hỏi lại cho học sinh vừa trả lời hoặc cho học sinh khác nếu có khả năng là người sẽ trả lời đúng. Không đề cập đến những câu hỏi mà câu trả lời sẽ được nêu ở bài học sau hoặc nằm ngoài chương trình học tập.
2.5A.5. ưu điểm của phương pháp.
- Cho phép các cá nhân đưa ra các ý kiến riêng của mình.
- Giúp phát triển phẩm chất, phát huy vai trò trách nhiệm cao.
- Cho phép cá nhân tham gia một cách tích cực.
- Cho phép học sinh có nhiều cơ hội học hỏi từ các bạn.
- Khơi gợi trí tò mò, hứng thú khám phá.
2.5.4.6. Hạn chế của phương pháp.
- Cần có nhiều thời gian.
- Có thể có một số học sinh có ưu thế ừong phần thảo luận, một số học sinh khác không tích cực, ỷ lại bạn.
2.5.4.7. Yêu cầu của phương pháp.
- càn cử nhóm trưởng luân phiên.
- Thay đổi số người ừong nhóm có thể là 2, 3, 4, 5, 6 học sinh trong một nhóm, tùy theo nội dung thảo luận mà phân nhóm rõ ràng.
- Giáo viên cần có phản ứng nhanh và khả năng phán đoán tốt chiều hướng thảo luận của mỗi nhóm để kịp thời uốn nắn đúng mục tiêu.
- Nhấn mạnh, làm rõ những điểm đã nêu.
- Tóm tắt kết quả thảo luận vào cuối bài giảng.
2.5.5. P h ư ơ n g p h á p trò ch ơ i h ọ c tập
Các trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh, tạo môi trường học tập phong phú, sáng tạo cho học sinh.
2.5.5.1. Các mục tiêu chủ yểu.
- Tạo môi trường học tập mới, sinh động giúp học sinh “chơi mà học”.
- Học sinh tự khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân ừong quá trình chơi để học tập và thể hiện những điều đã được học để chơi.
- Tạo động cơ học tập.
2.5.5.2. Hình thức tổ chức.
- Bài lên lớp.
- Tham quan ngoại khóa.
2.5.5.3. Phương tiện sử dụng.
Các đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức trò chơi: bảng phụ, thẻ...
2.5.5.4. Các bước tiến hành.
- Trước khi triển khai trò chơi cần xác định rõ mục đích: Chơi để làm gì?
- Hướng dẫn trò chơi một cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu và chơi thử.
- Cần nhắc một cách chi tiết những gì ữò chơi phải đạt được (Muốn minh họa một khái niệm? Muốn ôn lại các dữ liệu? Hay phải khích lệ một sự sáng tạo mói?).
2.5.5.5. Ưu điểm của phương pháp.
- Thay đổi hình thức học tập thường xuyên.
- Tạo được không khí học tập vui tươi, hấp dẫn thu hút học sinh.
- Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, dễ hiểu, tích cực hơn.
2.5.5.6. Hạn chế của phương pháp.
- Có thể mất nhiều thời gian để chuẩn bị.
- Dễ sa đà vào trò chơi giải trí hoặc nghệ thuật.
- Có thể có một số học sinh nổi trội hơn, số khác không coi đó là một phương thức học tâp.
2.5.5.7. Yêu cầu của phương pháp.
- Giáo viên có thể vận dụng, điều chỉnh bất cứ trò chơi nào thành trò chơi
học tập nếu giáo viên đó nghiên cứu và gán cho nó một mục tiêu học tập cụ thể.
- Có thể khai thác từ học sinh bằng cách ra bài tập cho các nhóm sáng tác trò chơi theo chủ đề, mục tiêu nhất định.
- Các trò chơi đều phải có “luật chơi” họp lí, đánh giá công bằng nhằm kích thích tính thi đua, sáng tạo giữa các nhóm, các thành viên.
- Trò chơi phải đảm bảo ý nghĩa giáo dục, học tập và an toàn.