PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Hà Thượng
* Địa hình, địa mạo
Đặc điểm địa hình nổi bất của khu vực là địa hình đồi và núi thấp gồm các quả đồi nhỏ, sườn dốc và thung lũng rộng lớn. Sau quá trình khai thác và sản xuất, đã có những biến đổi khá rõ về địa hình. Khu vực moong khai thác đã chuyển từ địa hình đồi núi thấp sang khu hồ có độ sâu lớn. Khu vực bão đổ thải chuyển từ địa hình thung lũng thành đồi có sườn dốc.
Khu vực của dự án nằm trên lớp trầm tích thuộc kỷ nguyên Paleozoi đã biến đổi và đá Granit thuộc kỷ nguyên trung sinh. Các khối bên trên nằm trong khoảng từ 3m đến 10m là lớp đất sét và trầm tích saprolitic, độ dày trung bình từ 20m đến 40m.
Với địa hình thay đổi một cách rõ rệt chỉ trong vòng vài năm trở đây nó cũng đã gây những ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường cũng như cuộc sống của người dân tại địa phương. Việc đổ thải đã lấp và thay đổi một số dòng chảy của những suối nhỏ kèm theo đó là hình thành những dòng chảy mới gây khó kiểm soát về dòng chảy cũng như ô nhiễm tại khu vực này, có thể gây nguy cơ sạt lở. Ít thực vật cũng sẽ làm giảm tính chất đất và khả năng lưu giữ chất ô nhiễm tránh gây chảy tràn lan ô nhiễm ra các khu vực khác.
* Khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm tương đối cao (23,2oC), mặc dù khu vực vẫn có một mùa lạnh trùng với gió mùa đông bắc. Nhiệt độ trung bình tháng từ 16 oC – 17 oC vào tháng 12, tháng 1 và 27 oC -28 oC từ tháng 5 đến tháng 9.
Độ ẩm tương đối trong khu vực khá cao và ổn định theo mùa trong năm, trung bình từ 78% vào tháng 12 đến 86% vòa tháng 4. Lượng nước bốc hơi mặt hồ trung bình năm đo tại trạm Thái Nguyên trong khoảng thời gian 1960-2000 là 936 mm.
Tổng lượng bốc hơi ước tính từ 62mm vào tháng 2 và 3 (6,5% của lượng bốc hơi năm) đến 96 mm vào tháng 5 (10% của lượng bốc hơi năm)
Lượng mưa (mm) tương đối: Lượng mưa trung bình năm 2.056mm. mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, với lượng mưa chiếm đến hơn 90% tổng lượng mưa năm. Tháng mưa lớn nhất xảy ra vào tháng 7 với lượng mưa trung bình tháng là 430mm. Từ tháng 11 đến tháng 3 nhìn chung là những tháng mùa khô, với lượng mưa dưới 65 mm.
* Thủy văn
Mạng lưới sông suối của khu vực tương đối dày đặc, bao gồm hệ thống suối cát, suối Thủy Tinh với các suối nhánh như Đường Bắc ( chảy vào suối Cát), suối Bát, suối Thiếc, suối Đội Năm, suối Đội Ba ( chảy vào suối thủy tinh). Tuy nhiên hầy hết là suối nhỏ và mang tính chất mùa rõ rệt, đến cuối mùa khô ( tháng 3, 4) dòng chảy nhỏ hoặc không có dòng chảy, chỉ trong mùa mưa mới có dòng chảy mạnh và dòng chảy mạnh nhất hiện trong khoảng mùa mưa (tháng8, 9). Đây là suối nhỏ nằm trong hệ thống sông Đu, một phụ lưu của sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Vào mùa mưa, các dòng thải được pha loãng nên hầu như nồng độ các kim loại nặng là khá thấp nhưng đối với mùa khô, với dòng chảy nhỏ và lượng nước tại các suối khá thấp nên hầu như nước thải ra đều sẽ cao hơn do khả năng tự làm sạch của nước đã giảm, tại thời điểm này, các KLN sẽ không được chảy đi hoàn toàn mà có thể sẽ lắng đọng và tích tụ lại sẽ gây ô nhiễm môi trường.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Kinh tế
Xã có vị trí địa lý, điều kiện về đất đai thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt có trục đường quốc lộ 37 chạy qua địa bàn thuận lợi cho giao thông đi lại. Hoạt động khai thác của mỏ có nhiều yếu tố tích cực cho sự phát triển như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Tổng sản lượng lương thực có hạt 6 tháng đầu năm là 471,85 tấn, đạt 50,8 kế hoạch cả năm. Trong đó:
Cây ngô vụ đông 2015: 4 ha, năng suất 39 tạ, sản lượng đạt 15,6 tấn. Diện tích gieo cấy vẫn được duy trì là 72,7 ha, đạt 100% kế hoạch.
Cây màu vụ xuân gieo trồng được 39,5 ha/34 đạt 99% kế hoạch xã. Trong đoa được trồng nhiều nhất là ngô với 8,5 ha và ít nhất là khoai lang trồng được với 1, ha, năng suất 18 tạ/ ha.
Cây chè: triển khai cho nhân dân trồng mới, trồng thay thế chè với diện tích 3,3/2 ha. Sản lượng chè búp tươi ước đạt 725/1368 tấn. Ủy ban nhân dân xã Hà Thượng chỉ đạo lập hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận sản xuất chè tiêu chuẩn VietGAP cho tổ chè xóm 7 và tiếp tục hỗ trợ phát triển chè trên địa bàn.
Cây lâm nghiệp: xây dựng kế hoạch, phương án quản lý bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020. Tham mưu cấp phép khai thác cho các chủ hộ trên địa bàn xã và phối hợp với kiểm lâm địa bàn kiểm tra công tác khai thác, bảo vệ và PCCCR theo quy định.
Về chăn nuôi thú y, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức đó là nhân dân các xóm nằm trong vành đai dự án mỏ đa kim Núi Pháo phải chuyển đến ở mới, một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ nên từ đó ít quan tâm đến phát triển chăn nuôi, diện tích chăn thả bị thu hẹp lại.
Trong những năm qua do sự tác động của khai thác mỏ, việc khuyến khích tạo điều kiện cho cho các ngành nghề dịch vụ phát triển nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Từ đó cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi.
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Hà Thượng năm 2014
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã đang dịch chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp 43% và thương mại dịch vụ 25% trong đó nông nghiệp chỉ chiếm 19%.
Với sự phát triển của các ngành công nghiệp vì việc kiểm soát việc ô nhiễm cần phải chặt chẽ hơn vì đây là ngành có chiếm đa phần trong việc gây ô nhiễm môi trường mà đặc biệt là kim loại nặng.
* Xã hội- văn hóa
Số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa bình quân 5 năm đạt 86,3%. Về giáo dục và y tế, các trường và y tế xã tiếp tục duy trì đạt chuẩn quốc gia về giáo dục và y tế. Tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,62%.
* Công tác quản lí môi trường:
Quản lí tài nguyên khoáng sản được tập trung thực hiện. Chỉ đạo giải tỏa các tụ điểm khai thác trái phép, không để xảy ra nổi cộm về khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Giám sát chặt chẽ các dự án mỏ khai thác khoáng sản trên đia phương.
Công tác vệ sinh môi trường: trong những năm qua hoạt động khai thác mỏ của các đơn vị tác động lớn đến môi trường trong đó là ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, ô nhiễm không khí, gây tiếng ồn đã tác động không nhở đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của nhân dân địa phương. Đảng bộ đã lãnh đạo chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xử lý giảm thiểu về ô nhiễm môi trường, kịp thời gải quyết khắc phục các phát sinh về môi trường bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân.
Thực hiện tốt các công tác vệ sinh môi trường các cơ quan, trường học các khu dân cư trên địa bàn. Chuyển giao hình thức thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trong nhân dân cho hợp tác xã vận tải và xây dựng Hà Thượng, đến nay đã có 61%
số hộ tham gia thu gom rác thải sinh hoạt tập trung.
Ý thức của người dân đã được nâng lên, nên việc bảo vệ môi trường tại địa phương ngày càng được chú trọng, đặc biệt môi trường gắn liền với cuộc sống của dân. Bên cạnh đó, họ cũng giám sát các hoạt động của các khu vực khai thác mỏ và có ý kiến đến chính quyền một cách kịp thời khi có sự cố xảy ra.