Hệ thống thu gom, công nghệ xư lý nước thải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong nước thải tại khu vực khai thác mỏ núi pháo (Trang 48 - 54)

PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình hoạt động sản xuất của mỏ khoáng sản Núi Pháo

3.2.4. Hệ thống thu gom, công nghệ xư lý nước thải

Hệ thống thu gom, xử lý nước thải, nước mưa chảy tràn là một trong các hợp phần nằm trong tổng thể hệ thống quản lý nước của Dự án Núi Pháo. Các công trình thu gom, xử lý nước thải của Dự án Núi Pháo đã được xây lắp bao gồm:

Hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt;

Hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp;

Hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn.

3.2.4.1. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt

Hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nhà máy chế biến tinh quặng

- Hệ thống thu gom, xử lý nước thải:

Nước thải sinh hoạt của Nhà máy chế biến tinh quặng ước tính khoảng 40 m3/ngày đêm. Nước thải tại 02 nhà vệ sinh được thu gom xử lý qua 02 bể tự hoại, sau đó được thu gom bằng hệ thống đường ống HDPE D90 và bơm về trạm xử lý nước thải sinh hoạt có công suất thiết kế 32 m3/ngày đêm.

Nước mưa chảy tràn

Kênh tràn PSSP DP1

(Nước thải sinh hoạt sau xử lý

+ Nước mưa chảytràn) Khu lán trại

công nhân

Nước mưa chảy tràn Khu bãi

thải Hồ

lắng khu vực

bãi thải (Hồ WDS P)

Tại trạm xử lý nước thải sinh hoạt Nhà máy chế biến tinh quặng (công suất 32 m3/ngày đêm), nước thải được xử lý bằng công nghệ xử lý sinh học theo mẻ. Sơ đồ công nghệ quá trình xử lý nước thải được thể hiện trong hình 3.5.

Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Nhà máy chế biến tinh quặng

Hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu vực lán trại công nhân - Hệ thống thu gom, xử lý nước thải:

Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu lán trại ước tính khoảng 200 m3/ngày đêm. Nước thải phát sinh từ các nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại và thu gom bằng hệ thống các đường ống nhựa PVC D110 về trạm xử lý nước thải tập trung. Nước thải phát sinh tại khu vực bếp ăn được dẫn qua bể tách mỡ (dung tích 2m3) trước khi đưa về trạm xử lý nước thải tập trung. Trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại khu lán trại công nhân có công suất thiết kế 225 m3/ngày đêm.Nước thải sau xử lý tại trạm xử lý nước thải sinh hoạt được dẫn và xả vàohồ lắng khu vực bãi đất đá thảibằng đường ống D150mm .

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh, nước thải tắm rửa giặt giũ và nước thải từ nhà bếp (sau khi qua bể tách dầu mỡ) được dẫn về hố thu. Từ hố thu, nước thải được bơm qua bể điều hòa. Tại bể điều hòa, nước thải được sục khí nhẹ bằng hệ thống đĩa phân phối khí thô nhằm tránh lắng cặn và phân hủy kị khí phát sinh mùi.

Đầm Mây Suối Cát

DP3

Bùn

Nước thải theo hệ thống thu gom

Hố bơm nước thải

Bể SBR

Bể khử trùng

Từ bể điều hòa, nước thải được bơm sang bể bùn hoạt tính hiếu khí, môi trường hiếu khí được duy trì trong bể qua hệ thống đĩa phân phối khí. Tại đây, các vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ dạng đơn giản như: CO2, H2O… theo phản ứng sau:

Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí quá trình đồng hóa khử Nitơ (tồn tại trong nước dưới dạng Amonia (NH4+)) thành nitrat (NO3-) xảy ra đồng thời với quá trình khử BOD trong bể. Amonia (NH4+) bị oxy hóa theo 2 bước:

Bước 1: NH4+ bị oxy hóa thành NO2- do tác động của vi khuẩn nitrosomonas theo phản ứng:

NH4+ + 3/2 O2 → NO2- + 2H+ + H2O

Bước 2: Oxy hóa NO2- thành NO3- do tác động của vi khuẩn nitrobacter theo phản ứng:

NO2- + 1/5 O2→ NO3-

Nước thải sau khi được xử lý tại bể bùn hoạt tính hiếu khí sẽ tự chảy qua bể sinh học hoạt động trong môi trường thiếu khí Anoxic. Bằng cơ chế thiếu khí, các chủng vi sinh khác sẽ thực hiện quá trình khử Nitrat, chuyển hóa NO3- thành NO2, NO và N2 (khí Nitơ), theo chuỗi sau:

NO3-NO2-NON2ON2

Nước thải sau khi xử lý trong bể Anoxic tự chảy qua bể lắng bùn sinh học 1 nhằm lắng các bông cặn bùn. Phần bùn sinh học sau khi lắng được bơm tuần hoàn lại bể anoxic và bể bùn hoạt tính hiếu khí nhằm bổ sung lượng bùn đã theo nước trôi vào bể lắng. Phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùPhần nước trong từ bể lắng bùn sinh học 1 tự chảy qua cụm bể keo tụ tạo bông. Tại đây, nước thải được châm hóa chất keo tụ là PAC và polyme, công đoạn này khử cặn lơ lửng và COD còn lại trong nước thải. Nước thải từ cụm bể keo tụ tạo bông sẽ được chảy sang bể lắng bùn hóa lý 2 để lắng các bông cặn sau khi được keo tụ. Bùn từ bể lắng định kỳ được hút đi hoặc nạo vét đưa ra bãi rác hoặc làm phân bón cho dân địa phương.

Phần nước trong sẽ tự chảy qua bể khử trùng.

Nước thải sau xử lý chảy về Hồ PSSP Bể chứa bùn

Bể khử trùng được thiết kế chia thành nhiều vách ngăn, tạo dòng chảy rối giúp cho nước thải và hóa chất khử trùng được châm vào ở đầu bể khuấy trộn đều. Nước thải sau khi xử lý được dẫn về hồ lắng khu vực bãi thải rồi xả tại điểm xả DP3.

Hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy chế biến sâu Vonfram Nước thải sinh hoạt của nhà máy tuyển sâu vonfram có lưu lượng nhỏ 9,8m3/ngày phát sinh từ nhà vệ sinh được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn. Nước thải sinh hoạt sau xử lý tại bể tự hoại xả vào mương thoát nước của nhà máy dẫn về hồ chuyển tiếp PTP.

3.2.4.2. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp a. Hệ thống thu gom, xử lý nước tháo khô moong khai thác

- Hệ thống thu gom, thoát nước tháo khô moong

Lượng nước thải phát sinh từ khu vực moong khai thác chủ yếu từ hai nguồn:

nước mưa chảy trực tiếp vào moong và nước ngầm thấm từ mạch nước ngầm vào moong. Nước chảy vào moong theo địa hình sườn dốc và tập trung về đáy moong.

Lưu lượng nước trong moong phụ thuộc vào tiến trình khai thác và các yếu tố khí tượng trong khu vực. Theo kế hoạch, diện tích moong khai thác được mở rộng 38 ha trong năm thứ nhất, 50 ha vào năm thứ 3, 58 ha vào năm thứ 4 và đạt 91ha khi kết thúc khai thác.

Hố thu đáy moong có khả năng chứa được 10.000 m3. Hoạt động bơm tháo khô moong về hồ chứa PTP được tiến hành với 2 máy bơm có tổng công suất 3.000 m3/h. Theo tính toán, tổng dòng nước trong bình chảy vào moong trong thời gian khai thác thay đổi từ 20 m3/ngày đến hơn 32.000 m3/ngày, trung bình là 9.800 m3/ngày.

Hồ chuyển tiếp PTP (dung tích 6.000m3/ngày đêm) nằm trong khu vực phía Nam moong khai thác, cạnh Nhà máy chế biến sâu Vonfram.Hồ có nhiệm vụ chính là lưu trữ, xử lý nước tháo khô moong khai thác.Ngoài ra, hồ chuyển tiếp PTP còn tiếp nhận nước mưa chảy tràn trong khu vực và một lượng nhỏ nước thải vệ sinh nhà xưởng, nước thải sinh hoạt đã xử lý qua bể tự hoại từ nhà máy chế biến sâu Vonfram. Theo thiết kế, đáy hồ được hạn chế thấm nước bằng lớp đất sét nén 0,5-1m.

Từ hồ chuyển tiếp PTP, nước được bơm xả về hồ chứa quặng đuôi sunfua STC (với lưu lượng trung bình khi Mỏ đi vào hoạt động ổn định là khoảng 8.539m3/ngày) bằng hệ thống đường ống HDPE D300mm để phục vụ nước tuần hoàn cho quy trình tuyển sunfua hoặc được bơm theo đường ống xả ra kênh tràn PSSP (trường hợp nước tại hồ PTP đạt quy chuẩn xả thải) và chảy vào ao lắng khu vực nhà máy, từ đây chảy ra nguồn nước tại cửa xả DP1. Trong trường hợp cần thiết bổ sung nước cho nhà máy chế biến tinh quặng khi hệ thống thu hồi nước tuần hoàn từ hố chứa STC gặp sự cố, nước từ hồ chuyển tiếp PTP có thể được bơm về hồ chứa PSSP để cấp nước cho nhà máy.

- Xử lý nước tháo khô moong khai thác

Theo kết quả quan trắc thực tế trong quá trình khai thác, trong một số thời điểm quan trắc nước thải có tính axit và hàm lượng một số kim loại nặng (Fe, Cu, Mn) vượt giá trị giới hạn của QCVN 40:2011/BTNMT loại B (mức độ vượt chuẩn khoảng từ 1 đến 2,5 lần). Do đó cần thiết phải xử lý nước thải trong trường hợp xả nước thải ra nguồn nước.

Tại Mỏ Núi Pháo, nước tháo khô moong được xử lý bằng phương pháp sử dụng vôi sữa trung hòa nước thải nhằm nâng cao pH, kết tủa các kim loại nặng, đồng thời kết hợp với hệ thống hố thu đáy moong, hồ chuyển tiếp PTP để lắng, loại bỏ các chất rắn lơ lửng. Căn cứ vào số liệu quan trắc pH hàng ngày do Công ty thực hiện, việc trung hòa nước thải bằng vôi sữa sẽ được thực hiện ngay tại moong khai thác và tiếp tục trung hòa tại hồ chuyển tiếp PTP. Hồ chuyển tiếp PTP, ngoài vai trò lưu chứa tạm thời nước thải còn có vai trò là nơi trung hòa, lắng các chất rắn lơ lửng, kết tủa kim loại có trong nước thải trước khi nước thải được bơm về hồ chứa STC hoặc bơm về ao lắng khu vực nhà máy.

Các kết quả quan trắc cho thấy hiệu quả xử lý nước tháo khô tại hồ chuyển tiếp PTP có hiệu quả.

b. Hệ thống thu gom, lưu trữ, xử lý, tuần hoàn nước thải quặng đuôi Hệ thống thu gom, lưu trữ, xử lý, tuần hoàn nước thải quặng đuôi bao gồm:

Hệ thống thu gom, vận chuyển bùn thải quặng đuôi từ Nhà máy chế biến tinh quặng ra khu chứa quặng đuôi;

Khu chứa quặng đuôi (TSF), bao gồm hệ thống các hồ chứa quặng đuôi sunfua (hồ chứa STC), hồ chứa quặng đuôi oxit (hồ chứa OTC) và hồ lắng khu chứa quặng đuôi (hồ TSF-SP);

Hệ thống tuần hoàn nước thải từ hồ chứa STC và hồ chứa OTC về nhà máy chế biến tinh quặng.

Bùn thải quặng đuôi sunfua sau chu trình tuyển Bismuth (chứa trong bồn đuôi quặng sunfua) và bùn thải quặng đuôi oxit sau chu trình tuyển fluorite (chứa trong bồn đuôi quặng oxit) tại Nhà máy chế biến tinh quặng được bơm ra khu chứa quặng đuôi (TSF) bằng hệ thống 2 đường ống thép nối riêng biệt đường kính D300mm.

Bùn thải quặng đuôi sunfua được bơm về hồ chứa STC với lưu lượng trung bình 406 m3/h và bùn thải quặng đuôi oxit được bơm về hồ chứa OTC với lưu lượng trung bình 603 m3/h.

c. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải sản xuất của Nhà máy chế biến sâu Vonfram Nước thải công nghiệp phát sinh từ quá trình hoạt động của Nhà máy chế biến sâu Vonfram gồm: nước thải phát sinh từ công đoạn bảo dưỡng máy móc, vệ sinh nhà xưởng; nước thải từ hệ thống xử lý bụi lò hơi và nước làm mát. Mỗi loại nước thải phát sinh được thu gom, xử lý như sau:

Thu gom, xử lý nước thải bảo dưỡng máy móc, vệ sinh nhà xưởng:

Nước thải vệ sinh nhà máy và bảo trì máy móc với lưu lượng khoảng 5m3/ngày đêm sẽ chảy theo các rãnh thoát trên mặt sàn nhà máy có kích thước sâu 10cm, rộng 20 cm vào các bể lắng ở nhà máy, rồi chảy theo mương thoát rộng 50cm sâu 40cm vào hồ chuyển tiếp PTP nằm ở phía Tây.

3.2.5.3. Hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn

a. Thu gom, xử lý nước mưa khu nhà máy chế biến tinh quặng - Thu gom nước mưa khu nhà máy chế biến tinh quặng

Nước mưa chảy tràn trên khuôn viên khu nhà máy chế biến, văn phòng thoát theo hệ thống mương dẫn hở bằng bê tông dọc theo các tuyến đường nội bộ của nhà

máy có kích thước sâu 50cm, rộng 80cm. Một số vị trí lắp đặt các tấm đan bê tông để phục vụ cho việc đi lại nơi giao cắt với lối vào các xưởng chế biến. Nước cuối cùng được dẫn tới hồ chứa nước mưa chảy tràn khu nhà máy PSSP . Nước mưa chảy tràn khu vực trạm nghiền thô cũng theo đường dốc địa hình chảy về hồ PSSP.

b. Thu gom, thoát nước mưa khu nhà máy tuyển sâu Vonfram

Ở khu vực này, hồ chuyển tiếp PTP được thiết kế là nơi chứa nước tháo khô mỏ và nước vệ sinh công nghiệp của nhà máy chế biến sâu.

c. Thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn khu bãi đất đá thải - Thu gom nước mưa chảy tràn khu bãi đất đá thải

Nước mưa chảy tràn trên bề mặt bãi thải thoát theo địa hình dốc vào các mương rãnh thoát nước trên đường nội mỏ và cuối cùng chảy vào hồ lắng khu bãi thải nằm ở phía Đông khu bãi thải (cạnh khu lán trại công nhân hiện tại). Nước mưa chảy tràn sau khi được xử lý lắng cặn tại hồ lắng sẽ tràn qua đập đá chảy vào đầm Mây và chảy ra suối Cát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong nước thải tại khu vực khai thác mỏ núi pháo (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)