PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Một số giải pháp hạn chế, xử lý giảm thiểu ô nhiễm KLN trong nước tại khu vực
3.4.1. Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và phòng ngừa sự cố ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường nước tại khu vực mỏ
- Xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý nước:
Các vấn đề cân bằng nước, thoát nước và thu gom, tuần hoàn nước được thực hiện theo mô hình GoldSim do Golder Associate tư vấn được triển khai tại các giai đoạn và các hạng mục để tiết kiệm tối đa nguồn nước sử dụng cho quá trình sản xuất cũng như kiểm soát được nguồn nước thải, giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh.
- Thành lập bộ phận phụ trách về việc quản lý môi trường, quản lý việc sử dụng nước và lượng nước thải.
Luôn theo dõi và giám sát quá trình vận hành thu gom, xử lý nước thải tại các hồ chứa quặng đuôi OTC, STC, SW-OP; kiểm tra chất lượng nước đầu vào và nước thải của hệ thống xử lý khi qua than hoạt tính và hồ lắng sinh học để kịp thời phát hiện sự cố, triển khai công tác ứng phó khi sự cố xảy ra, đảm bảo không bị rò rỉ và quy trình xử lý đạt hiệu quả theo quy chuẩn đề ra. Thực hiện công tác quan trắc, giám sát môi trường gồm chất lượng nước, lưu lượng nước thải tại điểm xả DP1, DP2, DP3, nước mặt (các vị trí tiếp nhận điểm xả và thượng nguồn của điểm xả), nước ngầm hay nước giếng của các hộ dân tại xóm 1, 2, 3, 4,7, và các xóm có vị gần khu vực đổ thải.
- Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải đồng bộ với các giai đoạn hoạt động của mỏ để hạn chế việc gây quá tải cho khâu xử lý cuối cùng làm giảm hiệu quả xử lý.
Đối với nguồn nước chảy tràn qua khu mỏ và nước ngầm từ bãi chứa chất thải rắn: Xung quanh khu mỏ và bãi chứa chất thải rắn cần xây dựng hệ thống mương thu gom nước dẫn về hồ chứa nước. Tại đây nước thải được xử lý bằng phương pháp hóa học (thông thường dùng bột vôi để trung hòa), sau đó kiểm tra độ pH và một số ion kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép mới được đổ thải ra môi trường.
Đối với nước tháo khô mỏ: Sau khi bơm tập trung vào hồ chứa để láng sơ bộ, một phần được bơm trở lại phục vụ sản xuất của mỏ (tuyển quặng, tưới ẩm,...), phần còn lại bơm lên bể xử lý bằng phương pháp hóa học và sinh học làm nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của mỏ.
Đối với nước thải sau khi tuyển quặng: Nước từ các xưởng được thu gom lại, sau đó được lắng lọc cơ học và hóa học trong trường hợp cần thiết, bơm tuần hoàn trở lại cung cấp cho hệ thống tuyển khoáng.
- Sử dụng các loài thực vật có khả năng hấp thụ kim loại nặng trong đất và nước để giảm sự tích tụ KLN, tạo cảnh quan sinh thái khu vực khai thác.
- Xây dựng các hệ thống bơm tại các hồ chứa OTC, STC, SPSSP để tăng khả năng tiếp xúc và oxi hóa các kim loại nặng trước khi đi vào xử lý khâu tiếp theo.
- Giảm thiểu khả năng hình thành dòng chảy axit tại các khu vực đổ thải.
Thải quặng đuôi sulfua vào hồ chứa theo nguyên tắc bảo đảm duy trì một lớp nước phủ tối thiểu 2m nhằm ngăn chặn khẳ năng oxy hóa.
Đất đá thải có khả năng tạo axit trong quá trình khai thác được đưa về đổ thải trong hồ chứa cũng với nguyên tắc bảo đảm ngập dưới mặt nước với độ sâu tối thiểu 2m.
- Phòng ngừa sự cố tại các hồ chứa quặng đuôi, hồ lắng.
Chiều cao đập thiết kế tại khu chứa quặng đuôi sulfua và oxit bảo đảm có thể chứa nước với lượng mưa lớn nhất mà không bị tràn, thường xuyên giám sát các hoạt động và độ ổn định của các đập chắn khu hồ chứa.
- Phối hợp với cơ quan quản lý môi trường địa phương trong việc thanh tra và giám sát môi trường.
- Tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức và trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường cho các cán bộ công nhân công ty, nhà thầu làm trong khu vực khai thác.
3.4.2. Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.
- Kế hoạch giảm thiểu:
+ Định kỳ nạo vét các mương rãnh thoát nước, hồ, hồ lắng nước mưa để bảo đảm hiệu quả tích trữ và xử lý nước thải tại công trình.
+ Định ký kiểm tra hệ thống xử lý, thu gom, tuần hoàn nước thải đảm bảo hệ thống hoạt động đảm bảo và an toàn tránh rò rỉ và lãng phí nguồn nước.
+ Bảo trì và nâng cấp các khu chứa quặng đuôi để đảm bảo khả năng tích trữ và xử lý nước tại các hồ chứa.
+ Thường xuyên bảo trì dây truyển tuyển khoáng cũng như hệ thống xử lý để tránh gây gián đoạn, làm giảm hiệu quả xử lý gây ô nhiễm môi trường.