PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình hoạt động sản xuất của mỏ khoáng sản Núi Pháo
3.2.3. Nhu cầu sử dụng nước và xả thải của công ty
Sơ đồ quy trình sản xuất kèm dòng nước cấp, nước thải của toàn Dự án được thể hiện trong hình sau:
Hình 3.3. Sơ đồ nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải trong quá trình khai thác, chế biến sản xuất tại Mỏ Núi Pháo
Căn cứ vào đặc điểm quy trình sản xuất và tình hình hoạt động cụ thể, Công ty xác định nhu cầu sử dụng nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất như sau:
Na OH Na3
PO
4
Na NO
3
H2
O2
Nước mưa chảy tràn khu trạm nghiền
Bã lọc DP2
DP3
BÃI ĐỔ THẢI
HỒ LẮNG (WDSP)
Đầm Mây
Nước thải sinh hoạt Khu lán trại
Suối Cát
Sông Công NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
TINH QUẶNG HỒ CHỨA
QUẶNG ĐUÔI SUNPHUA
(STC)
HỒ CHỨA QUẶNG ĐUÔI
OXIT (OTC) Hồ lắng
TSF-SP
Suối Thủy Tinh
Nước thải sinh hoạt + nước mưa chảy tràn
MOONG KHAI THÁC
Hồ chuyển tiếp
(PTP)
Hồ chứa nước mưa chảy tràn khu vực nhà
máy (PSSP)
NHÀ MÁY ST
Ao lắng
Bảng 3.3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của Mỏ Núi Pháo:
TT Nội dung
Qtb chưa tính lượng nước tuần
hoàn (m3/ngày
đêm)
Qtb đã tính lượng nước
tuần hoàn (m3/ngày
đêm)
Ghi chú
I Hoạt động sản xuất
1
Nhà máy chế biến tinh quặng
88.059 3.192
Phần lớn lượng nước được tuần hoàn tái sử dụng ngay trong phạm vi Nhà máy và tuần hoàn bổ sung từ hồ chứa STC, OTC và PSSP.
Lượng nước bổ sung lấy từ sông Công.
2
Nhà máy chế biến sâu Vonfram
1.137 720
Phần lớn lượng nước được tuần hoàn tái sử dụng ngay trong phạm vi Nhà máy.
Lượng nước bổ sung lấy từ sông Công.
II Hoạt động sinh hoạt
1
Văn phòng công ty, nhà máy chế biến tinh quặng
40 Nước ngầm
2
Nhà máy chế biến sâu Vonfram
9,8 Nước ngầm
3
Khu vực lán trại công nhân
224,4 Nước ngầm
Tổng cộng 89.470 4.186
Hiện tại nhà máy khai thác và chế biến khoáng sản có 3 vị trí xả thải và đặc điểm loại hình nước thải, lưu lượng nước thải tại mỗi vị trí xả thải như sau:
1. Vị trí xả thải 1 (DP1):
Nước thải tại vị trí xả thải DP1 là nước thải từ ao lắng nằm trong khu vực Nhà máy chế biến tinh quặng xả ra suối Thủy Tinh. Các loại nước thải tập trung về ao lắng gồm có:
+ Nước trong Hồ chứa nước mưa chảy tràn khu nhà máy (Hồ PSSP) được thu bằng hệ thống gạn hoặc chảy qua kênh tràn (trong trường hợp mưa lớn) sang ao lắng.
+ Nước bơm từ Hồ chuyển tiếp (Hồ PTP) qua đường ống đặt trên kênh tràn PSSP chảy vào ao lắng trong trường hợp nước tại hồ PTP đạt quy chuẩn xả thải.
+ Nước bơm từ Hồ chứa quặng đuôi oxit (Hồ OTC) qua đường ống đặt trên kênh tràn PSSP chảy vào ao lắng. Theo tính toán cân bằng nước Mỏ Núi Pháo bằng mô hình GoldSim do nhà thầu Golder Associates thực hiện, lưu lượng nước thải trung bình xả ra suối Thủy Tinh tại vị trí điểm xả thải DP1 theo tính toán là 19.729 m3/ngày đêm, lưu lượng xả lớn nhất là 64.528 m3/ngày đêm.
2. Vị trí xả thải 2 (DP2):
Nước thải xả ra suối Thủy Tinh tại điểm DP2 là nước thải từ hồ lắng khu đuôi quặng (Hồ TSF SP). Lưu lượng xả thải trung bình tại điểm DP2 theo tính toán cân bằng nước Mỏ Núi Pháo bằng mô hình GoldSim do nhà thầu Golder Associates thực hiện là khoảng 9.000m3/ngày đêm, lưu lượng xả thải lớn nhất khoảng 60.000 m3/ngày đêm.
3. Vị trí xả thải 3 (DP3):
Nước thải từ hồ lắng khu vực bãi đất đá thải (hồ WDSP) ra Đẩm Mây (tại điểm xả thải DP3) rồi chảy ra suối Cát gồm có:
+ Nước mưa chảy tràn khu vực bãi đổ thải;
+ Nước thải sinh hoạt sau xử lý của Khu lán trại công nhân.
Căn cứ vào diện tích khu vực bãi thải và các số liệu khí tượng trong khu vực, lưu lượng nước thải tại điểm xả thải DP3 ước tính trung bình khoảng 4.003 m3/ngày đêm vào mùa khô, khoảng 25.969 m3/ngày đêm vào mùa mưa và lớn nhất
khoảng 109.088 m3/ngày đêm (ứng với số liệu lượng mưa ngày lớn nhất theo kết quả quan trắc của trạm khí tượng Thái Nguyên từ năm 1959 đến năm 2011 là 374,9mm).
Lưu lượng nước thải trung bình, cực đại tại các vị trí xả thải được thống kê trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Nhu cầu xả nước thải của mỏ đa kim Núi Pháo
TT Vị trí xả thải
Nhu cầu Qthải
trung bình (m3/ ngày đêm)
Nhu cầu Qthải
max (m3/ ngày đêm)
1
Điểm xả DP1 (gồm nước thải chảy tràn từ hồ PSSP, nước bơm từ hồ PTP, OTC qua kênh tràn vào ao lắng và xả ra suối Thủy Tinh)
19.729 64.528
2 Điểm xả DP2 (gồm nước thải xả ra từ
hồ lắng khu chứa quặng đuôi) 9.000 60.000
3 Điểm xả DP3 (gồm nước thải xả ra từ hồ lắng khu vực bãi đất đá thải)
Mùa khô:4.003 Mùa mưa:
25.969
109.088
3.2.3.2. Đặc trưng nguồn nước thải
Hoạt động khai thác, chế biến tại Mỏ đa kim Núi Pháo làm phát sinh các loại nước thải chính sau:
- Nước thải sinh hoạt;
- Nước thải công nghiệp;
- Nước mưa chảy tràn.
a. Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Công ty tại các khu vực: khu nhà máy chế biến tinh quặng, văn phòng, khu nhà máy chế biến sâu Vonfram và khu lán trại công nhân.
Xét về lưu lượng, lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu lán trại công nhân là lớn nhất, trung bình khoảng 200 m3/ngày, tiếp đến là lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại Nhà máy chế biến tinh quặng, trung bình khoảng 32 m3/ngày đêm. Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại Nhà máy chế biến sâu Vonfram là không nhiều, chỉ khoảng 8 m3/ngày đêm.
Nước thải sinh hoạt nói chung có hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), hàm lượng chất hữu cơ (BOD5, COD), chất dinh dưỡng (N, P) cao và nhiều vi sinh vật.
b. Nước thải công nghiệp:
Nước thải công nghiệp bao gồm nước thải phát sinh từ quá trình khai thác và nước thải phát sinh từ quá trình chế biến (tại Nhà máy chế biến tinh quặng và Nhà máy chế biến sâu Vonfram).
+ Hoạt động chế biến tại Nhà máy chế biến tinh quặng tạo ra 2 dòng bùn thải chính với lưu lượng và tính chất khác nhau: bùn thải quặng đuôi sunfua (phát sinh từ chu trình tuyển quặng Sunfua) và bùn thải quặng đuôi oxit (phát sinh từ chu trình tuyển quặng oxit).
Sau chu trình tuyển quặng oxit, quặng đuôi oxit được bơm từ Nhà máy chế biến tinh quặng về Hồ chứa quặng đuôi oxit (OTC) với lưu lượng 490 m3/h.
Từ hồ chứa STC và hồ chứa OTC, nước được tuần hoàn về Nhà máy chế biến tinh quặng để tái sử dụng cho quá trình tuyển quặng sunfua (lưu lượng tuần hoàn 280 m3/h) và quá trình tuyển quặng oxit (lưu lượng tuần hoàn 240 m3/h).
Như vậy, 2 dòng thải chính từ Nhà máy chế biến tinh quặng sẽ được thu gom và thải về khu vực hồ chứa quặng đuôi – khu vực TSF (gồm có hồ chứa STC và hồ chứa OCT). Tại khu vực này, nước thải sau lắng sẽ được bơm tuần hoàn về phục vụ sản xuất.
+) Quy trình sản xuất chế biến ST từ tinh quặng Vonfram là một quy trình khép kín đối với dịch lỏng, không phát sinh nước thải. Do đó, nước thải công nghiệp phát sinh từ quy trình sản xuất của Nhà máy là lượng nước thải nhỏ tạo ra từ công đoạn bảo dưỡng máy móc, vệ sinh nhà xưởng. Lượng nước này ước tính
không quá 5 m3/ngày đêm, có nhiều chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan và khả năng nhiễm dầu mỡ. Lượng nước thải này được thu gom đưa về Hồ chuyển tiếp PTP.
c. Nước mưa chảy tràn:
- Tại Mỏ Núi Pháo, nước mưa chảy tràn phân chia theo 3 khu vực, gồm nước mưa chảy tràn khu vực nhà máy chế biến tinh quặng, khu vực nhà máy chế biến sâu Vonfram và khu vực bãi thải.
- Đặc trưng nước mưa chảy tràn : yếu có hàm lượng TSS, một số kim loại nặng nặng như Fe, Mn, As,… và pH thấp.