NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học và tái sinh tự nhiên cây xoan đào (pygeum arboreum endl) tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 30)

Nội dung 1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và vật hậu cây Xoan đào - Xác định đặc điểm hình thái cây Xoan đào

- Xác định đặc điểm vật hậu cây Xoan đào

Nội dung 2. Đặc điểm sinh thái nơi Xoan đào phân bố - Điều kiện khí hậu

- Đặc điểm đất nơi Xoan đào phân bố Nội dung 3. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng

- Đặc điểm cấu trúc tổ thành - Đặc điểm cấu trúc tầng thứ - Đặc điểm cấu trúc mật độ

Nội dung 4. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh - Cấu trúc tổ thành và mật độ

- Chất lượng, nguồn gốc và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng - Phân bố cây tái sinh theo chiều cao

Nội dung 5. Đề xuất biện pháp bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978): Thảm thực vật rừng là tấm gương phản chiếu một cách trung thành nhất mà lại tổng hợp được các điều kiện của hoàn cảnh tự nhiên đã thông qua sinh vật để hình thành những quần thể thực vật. Thảm thực vật tái sinh tự nhiên phản ánh ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến quá trình phục hồi rừng thứ sinh.

Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở các trạng thái thảm thực vật rừng có loài Xoan đào xuất hiện, số liệu đảm bảo tính đại diện, khách quan và chính xác.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1. Phương pháp kế thừa

Đề tài có kế thừa một số tư liệu:

- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng.

- Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội.

- Sử dụng các kết quả nghiên cứu đã có về cây Xoan đào ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, phân bố, cấu trúc và điều kiện lập địa …).

2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Điều tra cộng đồng sử dụng bộ phiếu điều tra (Phụ lục 1) để xác định giá trị sử dụng, khu vực phân bố, loại rừng phân bố, mức độ nhiều của loài Xoan đào tại khu vực nghiên cứu.

2.2.2.3. Thu thập số liệu

Để thu thập số liệu ngoài hiện trường, đề tài áp dụng phương pháp điều tra thực nghiệm sinh thái thông qua hệ thống ô tiêu chuẩn tạm thời và bán định vị được bố trí trên các điều kiện lập địa khác nhau để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành lâm phần có loài Xoan đào phân bố tự nhiên. Lựa chọn 3 xã có loài Xoan đào phân bố tự nhiên. Tiến hành lập 9 ô tiêu chuẩn/ 1 xã. Ô tiêu chuẩn có kích thước 2.000m2 (40x50m) và được lập trên điều kiện địa hình khác nhau (chân, sườn và đỉnh). Như vậy, tổng số ô tiêu chuẩn là 27 ô/3 xã.

Điều tra tầng cây gỗ

Trên mỗi ô tiêu chuẩn tạm thời, tiến hành điều tra tầng cây gỗ gồm các nội dung sau: (1) Xác định tên loài cho tất cả các cây có đường kính 6cm trở lên; (2) Đo đường kính ngang ngực (D1,3) những cây có D ≥ 6cm bằng cách đo chu vi sau đó quy đổi ra đường kính thân cây; (3) Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước sào có chia vạch đến 20cm, sai số đo cao ± 10cm; (4) Đo đường kính hình chiếu tán (Dt) bằng thước dây theo

hướng ĐT, NB, sau đó lấy giá trị bình quân với sai số là ± 10cm; (5) Phân cấp phẩm chất cây (tốt, trung bình, xấu).

Điều tra cây tái sinh

Trên ô tiêu chuẩn tiến hành lập một 5 ô dạng bản có kích thước 25m2 (5x5m) trong đó 4 góc ở ô tiêu chuẩn và 1 ô ở trung tâm ô tiêu chuẩn. Với từng ô dạng bản đã thiết lập, thực hiện các nội dung điều tra sau: (1) Xác định tên loài; (2) Xác định nguồn gốc (chồi, hạt); (3) Chất lượng cây tái sinh (tốt, trung bình, xấu); (4) Đo chiều cao cây tái sinh; (5) Xác định độ tàn che cho ô dạng bản. Các ô dạng bản được thiết lập để tiến hành thu thập số liệu về lớp cây tái sinh, đặc điểm tái sinh lâm phần.Tổng số ô dạng bản là 135.

Để điều tra cây Xoan đào tái sinh xung quanh gốc cây mẹ, tiến hành lập các ô dạng bản với diện tích 16m2 (4x4m), 4 ô trong tá, 4 ô ngoài tán cây mẹ.

Mỗi xã điều tra tái sinh xung quanh 3 gốc cây mẹ với số ODB là 72 ô.

Điều tra cây bụi thảm tươi

Xác định hành phần loài lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi. Xác định tên, xác định chiều cao cho cây bụi. Độ che phủ của cây bụi thảm tươi (tính theo

% độ che phủ mặt đất) và được đánh giá cho toàn ô tiêu chuẩn.

2.2.3. Xử lý số liệu

a. Công thức tổ thành tầng cây gỗ

Hệ số tổ thành được tính theo công thức của Curtis, J. T (1959) như sau:

IVi% = (1) Trong đó:

- Ni% là phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của loài i so với tổng số cây trên ô tiêu chuẩn;

- Gi là phần trăm tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang trong ô tiêu chuẩn.

Theo Daniel Marmillod, những loài cây có IV% > 5% là những loài có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần và theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần, nhóm loài cây chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Đây là những căn cứ xác định loài và nhóm loài ưu thế. Trên cơ sở đó, sau khi xác định giá trị chỉ số IV%

cho từng loài, tính tổng giá trị IV% của những loài có trị số này > 5% từ cao đến thấp.

b. Mật độ

Công thức xác định mật độ như sau: 10.000 S

N/ha  n (2) Trong đó:

- n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC;

- S: Tổng diện tích các OTC (ha).

c. Tổ thành cây tái sinh

Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức:

m ni n

m

1 i



 (3)

Trong đó:

- n là số cây trung bình theo loài, - m là tổng số loài điều tra được, - ni là số lượng cá thể loài i.

Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức:

n%j .100 n n

m

1 i

i j



 (4)

Trong đó:

- j =1,

- m là số thứ tự loài.

Nếu:

- n%j  5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành

- n%i < 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành.

Hệ số tổ thành: 10

N

Ki  ni  (5)

Trong đó:

- Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i, - ni: Số lượng cá thể loài i, - N: Tổng số cá thể điều tra.

d. Mật độ cây tái sinh

Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:

S n 10.000

N/ha   (6)

Trong đó:

- S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2), - n là số lượng cây tái sinh điều tra được.

e. Chất lượng cây tái sinh

Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức:

100 N

N% n  (7)

Trong đó:

- N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu - n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu

- N: Tổng số cây tái sinh f. Phân bố tái sinh theo chiều cao

Để nghiên cứu nội dung này, đề tài đã phân chia chiều cao cây tái sinh theo 8 cấp như sau: Cấp I<0,5m; cấp II: 0,5-1,0m; cấp III từ 1,0-1,5m; cấp IV từ 1,5-2,0m; cấp V từ 2,0-2,5m; cấp VI từ 2,5-3,0m; cấp VII > 3,0m.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học và tái sinh tự nhiên cây xoan đào (pygeum arboreum endl) tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)