Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Xoan đào
3.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ
Tổ thành rừng là nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định tới các nhân tố sinh thái và hình thái khác của rừng. Là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, ổn định và đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng, có ảnh hưởng đến định hướng kinh doanh, lợi dụng rừng, phản ánh năng lực bảo vệ và cân bằng sinh thái. Do tổ thành phức tạp mà hệ sinh thái rừng tự nhiên luôn luôn là hệ sinh thái hoàn hảo và có lợi nhất trong việc sản suất sinh khối.
Tổ thành được coi là tỉ trọng của mỗi loài cây hay nhóm loài cây nào đó có trong lâm phần trong đó tỷ trọng loài cây hay nhóm loài được gọi là hệ số tổ thành và công thức biểu thị hệ số tổ thành loài cây trong lâm phần được gọi là công thức tổ thành. Xoan đào là loài có biên độ sinh thái rộng mọc tự nhiên.
Trong lâm phần chỉ những loài cây nào có IV% > 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần (theo Daniel Marmillod), đó là cơ sở quan trọng để xác định loài và nhóm loài. Trong phạm vi báo cáo đề tài biểu thị công thức tổ thành theo tỉ lệ số cây và tỉ lệ tiết diện ngang (IV%). Kết quả xác định công thức tổ thành nơi Xoan đào phân bố được tổng hợp trong bảng 3.5, 3.6 và 3.7.
Bảng 3.5. Chỉ số về công thức tổ thành rừng xã Đại Sảo STT Vị
trí Tên cây số cây N% G% IV%
1 Chân
Dẻ gai 9 8,74 2,2 5,47
Lim xẹt 5 4,85 7,45 6,15
Thôi chanh lá tiêu
huyền 9 8,74 3,61 6,17
Trẩu 10 9,71 4,4 7,05
Vạng trứng 5 4,85 5,3 5,08
Xoan đào 8 7,77 3,42 5,59
Xoan nhừ 5 4,85 5,29 5,07
26 Loài khác có
IV<5% 52 50,49 68,33 59,42
2 Sườn
Bồ đề 10 9,09 2,87 5,98
Lim xẹt 7 6,36 8,8 7,58
Trẩu 9 8,18 3,62 5,9
Vạng trứng 10 9,09 5,9 7,5
Xoan đào 7 6,36 4,85 5,61
Xoan mộc 2 1,82 8,3 5,06
30 Loài khác có
IV<5% 65 59,1 65,66 62,37
3 Đỉnh
Dẻ gai 7 6,09 4,76 5,42
Lim xẹt 5 4,35 5,71 5,03
Vạng trứng 10 8,7 5,89 7,29
Xoan đào 6 5,22 5,17 5,19
Trám trắng 6 5,22 4,96 5,09
32 Loài khác có
IV<5% 81 70,42 73,51 71,98
Qua các dẫn liệu tại bảng 3.5, ta xác định được công thức tổ thành rừng có loài Xoan đào phân bố tại xã Đại Sảo như sau:
Công thức tổ thành tại vị trí chân:
7,05Tr+6,17Tclth+6,15Lx+5,59Xđ+5,47Dg+5,08Vc+5,07Xn+59,41Lk Ghi chú: Tr: Trẩu, Tclth: Thôi chanh lá tiêu huyền, Lx: Lim xẹt, Xđ:
Xoan đào, Dg: Dẻ gai, Vc: Vạng trứng, Xn: Xoan nhừ, Lk: Loài khác.
Ở vị trí sườn có 6 loài cây gỗ tham gia vào công thức tổ thành, công thức tổ thành ở vị trí sườn như sau:
7,58Lx + 7,5 Vc + 5,98Bđ + 5,9Tr + 5,61Xđ + 5,06Xm + 62,37Lk Ghi chú: Lx: Lim xẹt, Vc: Vạng trứng, Bđ: Bồ đề, Tr: Trẩu, Xđ: Xoan đào, Xm: Xoan mộc, Lk: Loài khác.
Vị trí đỉnh số lượng loài cây tham gia vào công thức tổ thành chỉ có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành:
Vc7,29 + 5,42Dg + 5,19Xđ + 5,09Trt + 71,56Lk
Ghi chú: Vc: Vạng trứng, Dg: Dẻ gai, Xđ: Xoan đào, Trt= Trám trắng, Lk:
Loài khác.
Bảng 3.6. Chỉ số về công thức tổ thành rừng xã Phong Huân
TT Vị trí Tên loài N (cây) N% G% IV%
1 Chân
Bứa 8 7,62 6,04 6,89
Trẩu 16 15,24 7,06 11,26
Muồng ràng ràng 13 12,38 7,68 10,12
Vạng trứng 8 7,69 6,50 7,10
Xoan đào 9 8,57 9,53 9,14
16 loài có IV<5% 50 48,08 62,90 55,49
2 Sườn
Bứa 9 8,57 7,34 7,96
Bồ kết 8 7,62 4,99 6,30
Gáo 12 11,43 6,96 9,20
Muồng ràng ràng 10 9,52 6,36 7,94
Phay 12 11,43 7,14 9,29
Xoan đào 6 5,71 7,37 6,54
16 loài có IV<5% 48 45,71 59,84 52,77
3 Đỉnh
Bứa 9 7,38 6,91 7,14
Trẩu 14 11,48 7,92 9,70
Muồng ràng ràng 10 8,20 6,74 7,47
Phay 12 9,84 6,98 8,41
Vạng trứng 12 9,84 7,01 8,42
Xoan đào 8 6,56 8,35 7,45
17 loài có IV<5% 57 46,72 56,10 51,41 Qua các dẫn liệu tại bảng 3.6, ta xác định được công thức tổ thành rừng có loài Xoan đào phân bố tại xã Phong Huân như sau:
Công thức tổ thành tại vị trí chân:
11,26 Tra + 10,12 Rr + 9,14 Xđ + 7,10Vt + 6,89Bu + 55,49Lk.
Ghi chú: Tra: Trẩu, Mrr: Muồng ràng ràng, Xđ: Xoan đào, Vt: Vạng trứng, Bu: Bứa, Lk: Loài khác
Ở vị trí sườn có 6 loài cây gỗ tham gia vào công thức tổ thành, công thức tổ thành ở vị trí sườn như sau:
9,29 Pha + 9,20 Ga + 7,96Bu + 7,94Rr + 6,54Xđ + 6,30Bk + 52,77Lk Ghi chú:Pha:Phay, Ga: Gáo, Bu: Bứa, Mrr: Muồng ràng ràng, Xđ: Xoan đào, Bk: Bồ kết, Lk: Loài khác.
Vị trí đỉnh số lượng loài cây tham gia vào công thức tổ thành có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành:
9,70 Tra + 8,42 Vt + 8,41Pha + 7,47Rr + 7,45Xđ + 7,14Bu+ 51,41Lk
Ghi chú:Tra: Trẩu, Vt: Vạng trứng, Rr: Ràng ràng, Xđ: Xoan đào, Bu: Bứa, Lk: Loài khác
Bảng 3.7. Chỉ số về công thức tổ thành rừng xã Yên Nhuận
TT Vị trí Tên loài N (cây) N% G% IV%
1 Chân
Chẹo tía 15 10,14 4,63 7,38
Trám trắng 14 9,46 4,68 7,07
Xoan mộc 17 11,49 2,00 6,74
Tông dù 3 2,03 10,36 6,19
Ràng ràng 12 8,11 2,98 5,54
Bản xe 2 1,35 9,41 5,38
Trám đen 5 3,38 7,13 5,25
Loài khác (IV<5%) 80 54,05 58,82 56,44
2 Sườn
Xoan đào 11 7,24 10,10 8,67
Chẹo tía 17 11,18 3,30 7,24
Bồ đề 12 7,89 3,49 5,69
Ràng ràng 13 8,55 2,23 5,39
Tông dù 6 3,95 6,65 5,30
Trám trắng 10 6,58 3,90 5,24
Loài khác (IV<5%) 83 54,61 70,33 62,47
3 Đỉnh
Trám trắng 15 10,14 4,45 7,29
Bồ đề 15 10,14 3,47 6,80
Xoan đào 10 6,76 5,94 6,35
Xoan mộc 13 8,78 3,82 6,30
Mán đỉa 9 6,08 4,52 5,30
Loài khác (IV<5%) 86 58,11 77,80 67,95
Qua các dẫn liệu tại bảng 3.7, ta xác định được công thức tổ thành rừng có loài Xoan đào phân bố tại xã Yên Nhuận như sau:
Công thức tổ thành tại vị trí chân:
7,38Che + 7,07Trt + 6,74Xm + 6,19Td + 5,54Rr + 5,38Bx + 5,25Trđ + 56,44Lk
Ghi chú: Che: Chẹo tía; Trt: Trám trắng; Xm: Xoan mộc; Td: Tông dù;
Rr: Ràng ràng; Bx: Bản xe; Trđ: Trám đen; Lk: Loài khác.
Ở vị trí sườn có 6 loài cây gỗ tham gia vào công thức tổ thành, công thức tổ thành ở vị trí sườn như sau:
8,67Xđ + 7,24Che + 5,69Bđ + 5,39Rr + 5,30Td + 5,24Trt + 62,47Lk Ghi chú: Xđ: Xoan đào; Che: Chẹo tía; Bđ: Bồ đề; Rr: Ràng ràng; Td:
Tông dù; Trt: Trám trắng; Lk: Loài khác.
Vị trí đỉnh số lượng loài cây tham gia vào công thức tổ thành có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành:
7,29Trt + 6,8 Bđ + 6,35Xđ + 6,30Xm + 5,30Mđ + 67,95Lk
Ghi chú: Xđ: Trt: Trám trắng; Bđ: Bồ đề; Xoan đào; Xm: Xoan mộc;
Mđ: Mán đỉa; Lk: Loài khác.