Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên
3.4.3. Phân bố số cây theo cấp chiều cao
Kết quả điều tra tổng hợp số liệu phân bố tái sinh theo cấp chiều cao tại các vị trí chân, sườn, đỉnh đồi đất được tổng hợp tại bảng 3.14, 3.15 và 3.16.
Cây tái sinh được chia theo cấp chiều cao, bao gồm 8 cấp, cụ thể: cấp I (<0,3m), cấp II ( 0,3-0,5m), Cấp III (0,5-1m), cấp IV (1-1,5m), cấp V (1,5- 2m), cấp VI (2- 2,5m), cấp VII (2,5-3m), cấp VIII ( >3m)
Bảng 3.14. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại xã Đại Sảo Đặc điểm
Số lượng cây tái sinh phân theo cấp chiều cao(cây/ha) I II III IV V VI VII VIII Tổng
số cây
Chân
Xoan
đào 0 0 0 0 2 2 0 0 53
Lâm
phần 0 50 70 80 170 110 140 230 850
Sườn
Xoan
đào 0 0 0 0 1 1 1 4 186
Lâm
Phần 0 60 210 180 200 190 150 160 1150
Đỉnh
Xoan
đào 0 0 0 1 2 1 0 0 106
Lâm
Phần 0 70 270 250 210 200 150 190 1340
Từ bảng 3.14 cho thấy tái sinh ở sườn và đỉnh đa số các cây thuộc cấp chiều cao trung bình III, IV, VII. Số lượng cây tái sinh ở vị trí chủ yếu thuộc phân cấp V, VI,VII và VIII. Vị trí sườn và đỉnh cây tái sinh phát triển đồng đều hơn vị trí chân, do có điều kiện thuận lợi hơn cho cho cây tái sinh phát triển như ánh sáng, chất dinh dưỡng.... Từ đó có thể kết luận rằng phân bố theo cấp chiều cao của lâm phần khả năng cây tái sinh chủ yếu tăng dần từ cấp cấp III đến cấp VI và giảm về cấp VII và VIII.
Từ bảng số liệu 3.14 trên ta nhận thấy rằng số lượng cây tái sinh cấp IV (1-1,5m) có số lượng cao nhất với tổng số cây tại 3 vị trí chân, sườn, đỉnh là 10 cây, tiếp đến là cây tái sinh cấp III (0,5-1m) không có,số lượng cây tái sinh ở cấp V (1,5-2m) có số lượng cây là 40 cây, cấp VI (2- 2,5m) có số lượng cây là 30 cây, cấp VII (2,5-3m), cấp VIII ( >3m) , cấp II ( 0,3-0,5m) cấp I (<0,3m) có số cây tái sinh thấp nhất với tổng số cây tại 3 vị trí chân, sườn, đỉnh không có.Tái sinh tự nhiên của Xoan đào cũng khác nhau của 3 vị trí. Tái sinh ở vi trí Sườn thường tốt hơn chân và đỉnh.
Bảng 3.15. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại xã Phong Huân
Đặc điểm
Số lượng cây tái sinh phân theo cấp chiều cao I II III IV V VI VII VIII Tổng
số cây/ha
Chân Xoan đào 0 0 2 1 0 0 1 3 186
Lâm Phần 4 9 17 30 18 14 12 6 2746
Sườn Xoan đào 0 1 1 2 0 1 0 0
133
Lâm Phần 7 8 15 19 18 9 12 4 2320
Đỉnh Xoan đào 0 0 2 0 1 1 0 0 106
Lâm Phần 0 2 22 19 16 15 11 10 2400
Từ bảng số liệu 3.15 trên ta nhận thấy rằng số lượng cây tái sinh cấp IV (1-1,5m) có số lượng cao nhất với tổng số cây tại 3 vị trí chân, sườn, đỉnh là 68 cây, tiếp đến là cây tái sinh cấp III (0,5-1m) có số lượng cây là 54 cây,số lượng cây tái sinh ở cấp V (1,5-2m) có số lượng cây là 52 cây, cấp VI (2- 2,5m) có số lượng cây là 38 cây, cấp VII (2,5-3m) có số lượng cây là 35 cây, cấp VIII ( >3m) có số lượng cây là 20 cây, cấp II ( 0,3-0,5m) có số lượng cây là 19 cây và số cây tái sinh cấp I (<0,3m) có số cây tái sinh thấp nhất với tổng số cây tại 3 vị trí chân, sườn, đỉnh là 11 cây.
Bảng 3.16. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại xã Yên Nhuận Đặc điểm
Số lượng cây tái sinh phân theo cấp chiều cao I II III IV V VI VII VIII Tổng số
cây/ha
Chân
Xoan đào 0 1 1 0 0 1 1 0 106
Lâm Phần 16 25 58 30 22 15 6 8 4800
Sườn
Xoan đào 1 0 0 0 1 1 3 3 240
Lâm Phần 26 26 62 36 22 14 11 8 5466
Đỉnh
Xoan đào 0 1 0 1 2 0 0 0 106
Lâm Phần 13 24 57 39 26 13 8 13 5146
Theo bảng 3.16, cây tái sinh tại cả 3 vị trí của khu vực nghiên cứu ở xã Yên Nhuận chủ yếu phân cấp chiều cao ở cấp II, III, IV và VI, tức là từ 0,3m- 2m. Số lượng cây tái sinh Xoan đào có 4 cây tại vị trí chân, phân ở cấp II, III, VI và VII; 9 cây tại vị trí sườn, phân cấp ở cấp I, V, VI, VII và VIII, trong đó chủ yếu là cấp VII và VIII; 4 cây tại vị trí đỉnh, phân ở cấp II, IV và V. Như
vậy, có thể thấy rằng loài Xoan đào tại đây có số lượng tái sinh thấp, theo từng vị trí thì có những cấp chiều cao không có cây tái sinh, chứng tỏ rằng sự tái sinh của loài Xoan đào đã bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như khí hậu, nhiệt độ, chu kỳ sai quả hoặc động vật ăn quả của chúng như Sóc…