Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học và tái sinh tự nhiên cây xoan đào (pygeum arboreum endl) tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 51)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên

3.4.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh

Tổ thành cây tái sinh sẽ là tổ thành tầng cây cao của lâm phần trong tương lai, nó là chỉ tiêu phản ánh mức độ phù hợp của lâm phần với mục quản lý bảo vệ. Qua công thức tổ thành cây tái sinh, người ta có thể điều chỉnh công thức tổ thành sao cho phù hợp với mục đích bảo tồn đồng thời xác lập các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để hoàn thành tái sinh rừng trước khi tham gia tạo lập nên hệ sinh thái rừng. Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 3.10, 3.11 và 3.12.

Bảng 3.10. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh tại xã Đại Sảo

Vị trí Tên loài Số cây Ki

Chân

Dẻ gai 10 0,96

Dẻ lá to 6 0,58

Nhọ nồi 9 0,87

Thôi chanh lá tiêu huyền 10 0,96

Xoan nhừ 9 0,87

Trẩu 6 0,58

26 Loài khác có Ki<0,5 54 5,18

Sườn

Ba soi 7 0,57

Dẻ gai 7 0,57

Lim xẹt 11 0,9

Ngát 7 0,57

Ràng ràng 8 0,66

Trẩu 9 0,74

Vàng anh 9 0,74

Vạng trứng 7 0,57

Xoan đào 7 0,57

16 Loài khác có Ki<0,5 43 4,1

Đỉnh

Ba soi 10 0,75

Dẻ gai 9 0,68

Thôi tranh lá tiêu huyền 7 0,53

Trám trắng 10 0,75

Trẩu 8 0,6

Xoan nhừ 7 0,53

24 Loài khác có Ki<0,5 82 6,1

Kết quả tổng hợp bảng 3.10 cho thấy tổ thành cây tái sinh rừng tự nhiên nơi có loài Xoan đào phân bố tại xã Đại Sảo như sau:

- Công thức tổ thành cây tái sinh ở vị trí chân như sau:

0,96Dg + 0,58Dlt + 0,87Nn + 0,96Ttr + O,87Xn + 0,58Tr + 5,19Lk Trong đó: Dg là Dẻ gai, Dlt là Dẻ lá to, Nn là Nhọ nồi, Ttr là Thôi tranh lá tiêu huyền, Xn là Xoan nhừ, Tr là trẩu, Lk là loài khác.

- Công thức tổ thành cây tái sinh ở vị trí sườn như sau:

0,9Lx + 0,57Bs + 0,57Dg + 0,66Rr +0,57N + 0,74Tr + 0,74Va + 0,57 Vtr + 0,57Xđ + 5,19Lk

Trong đó: Lx là Lim xẹt, Bs là Ba soi, Dg là Dẻ gai, Rr là Ràng ràng, N là Ngát, Tr là Trẩu, Va là Vàng anh, Vtr là Vạng trứng, Xđ là Xoan đào,Lk là loài khác.

- Công thức tổ thành cây tái sinh ở vị trí đỉnh như sau:

0,75Bs+ 0,68Dg + 0,53Ttr + 0,75Ttra + 0,6Tr + 0,53Xn + 6,1Lk Trong đó: Dg Dẻ gai, Bs là Ba soi, Ttra là Trám trắng, Tr là Trẩu, Ttr là Thôi tranh la tiêu huyền, Xn là Xoan nhừ, Lk là loài khác

So sánh 3 vị trí trên có thể thấy cơ bản giống nhau về thành phần loài cây ví dụ như Trẩu, Dẻ gai, Xoan nhừ,...là cây chiếm tỉ lệ tương đối thấp và khá đồng đều. Về công thức tổ thành thì Xoan đào chỉ tham gia vào công thức tổ thành ở vị trí sườn với Ki là 0,57%, ở vị trí chân và đỉnh tái sinh tương đối thấp.

Bảng 3.11. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh tại xã Phong Huân

Vị trí Tên loài Số cây Ki

Chân

Bồ quân 8 0,73

Trẩu 10 0,91

Muồng ràng ràng 13 1,18

Vạng trứng 9 0,82

Xoan mộc 9 0,82

Xoan đào 7 0,64

21 Loài khác có Ki<0,5 43 4,90

Sườn

Bứa 9 0,98

Bồ kết 7 0,76

Gáo 7 0,76

Phay 12 1,30

Muồng ràng ràng 10 1,09

Xoan đào 5 0,54

26 Loài khác có Ki<0,5 46 4,57

Đỉnh

Trẩu 7 0,74

Muồng ràng ràng 9 0,95

Phay 12 1,26

Vạng trứng 11 1,16

Xoan mộc 7 0,74

23 Loài khác có Ki<0,5 62 5,16

Kết quả tổng hợp bảng 3.11 cho thấy tổ thành cây tái sinh rừng tự nhiên nơi có loài Xoan đào phân bố tại xã Phong Huân như sau:

- Công thức tổ thành cây tái sinh ở vị trí chân như sau:

1,18Mrr + 0,91Tra + 0,82Vt + 0,82Xm+ 0,73Bq + 0,64Xđ + 4,91 Lk.

Trong đó: Mrr: Muồng ràng ràng, Tra: Chẩu, Vt: Vạng trứng, Xm: Xoan mộc, Xđ: Xoan đào, Lk: Loài khác.

- Công thức tổ thành cây tái sinh ở vị trí sườn như sau:

1,30Pha + 1,09Mrr + 0,98Bu + 0,76Ga+ 0,76Bk + 0,54Xđ + 4,57Lk.

Trong đó: Pha: Phay, Mrr: Muồng ràng ràng, Bu: Bứa, Ga: Gáo, Bk: Bồ kết, Xđ: Xoan đào, Lk: Loài khác

- Công thức tổ thành cây tái sinh ở vị trí đỉnh như sau:

1,26Pha + 1,16Vt + 0,95Mrr + 0,74Tra+ 0,74Xm +5,16 Lk.

Trong đó: Pha: Phay, Vt: Vạng trứng, Mrr: Muồng ràng ràng, Tra: Trẩu, Xm: Xoan mộc.

Như vậy, ở 3 vị trí chân, sườn và đỉnh cho thấy cơ bản giống nhau về thành phần loài cây, chẳng hạn như: Xoan đào, Muồng ràng ràng, Phay, Vạng trứng.... là cây chiếm tỷ lệ cao và đồng đều.Về công thức tổ thành thì ở vị trí chân loài Xoan đào chiếm 0,64%.

Bảng 3.12. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh tại xã Yên Nhuận

Vị trí Tên loài Số cây Ki

Chân

Trám trắng 20 1,09

Xoan mộc 19 1,03

Bồ đề 18 0,98

Chẹo tía 18 0,98

Ràng ràng 18 0,98

Găng 13 0,71

Thẩu tấu 11 0,60

18 loài khác có Ki<0,5 67 3,64

Sườn

Chẹo tía 26 1,21

Ràng ràng 18 0,84

Bồ đề 17 0,79

Xoan mộc 17 0,79

Sấu 12 0,56

Thẩu tấu 12 0,56

Tông dù 11 0,51

19 loài khác có Ki<0,5 101 4,72

Đỉnh

Trám trắng 24 1,22

Bồ đề 17 0,86

Xoan mộc 17 0,86

Găng 12 0,61

Chẹo tía 11 0,56

Sảng đá 11 0,56

Dẻ xanh 10 0,51

Xoan nhừ 10 0,51

20 loài khác có Ki<0,5 85 4,31

Dẫn liệu từ bảng 3.12, có thể thấy số lượng loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành ở vị trí đỉnh là nhiều hơn cả. Nguyên nhân là do mật độ cây tái sinh ở đây lớn, đa dạng về loài. Tuy nhiên loài Xoan đào không có số lượng cây tái sinh nhiều, do số lượng cây ra hoa kết quả ít hoặc không có điều kiện tái sinh nên cây tái sinh Xoan đào không tham gia vào công thức tổ thành tầng cây tái sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học và tái sinh tự nhiên cây xoan đào (pygeum arboreum endl) tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)