2.1. Quá trình phát triển của trường THPT Trưng Vương
2.1.3. Về chất lượng đội ngũ giáo viên hiện tại
- Trình độ chuyên môn: Là yếu tố phản ánh tiềm lực trí tuệ của trường THPT là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà trường.
Bảng 4: Trình độ chuyên môn của ĐNGV (tính đến tháng 12/2013)
Năm Tổng số
Trình độ chuyên môn
P. GS Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng SL % SL % SL % Sl % SL %
2011 64 0 0 0 0 10 16 53 84 0 0
2012 64 0 0 0 0 12 19 52 81 0 0
2013 66 0 0 0 0 13 20 53 80 0 0
(Nguồn: Trường THPT Trưng Vương) Theo bảng Bảng 4 thống kê trên:
+ Đến nay, 100% giáo viên có trình độ từ đại học trở lên
+ Số giáo viên có trình độ trên đại học được tăng dần sau mỗi năm, năm 2011 với 10 giáo viên có trình độ Thạc sỹ thì đến năn 2013 nâng lên là 13 GV chiếm tỷ lệ 20%.
Tuy nhiên, số giáo viên có trình độ Tiến sỹ không có.
Như vậy, tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học của trường đạt được mức chuẩn theo yêu cầu của đề án đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
Bảng 5 : Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn Năm học Tổng số Xếp loại chuyên môn nghiệp vụ
GV Tốt Khá TB Kém
2010 - 2011 64 28 27 9 0
Tỷ lệ % 43,75 42,18 14.07 0.0
2011 - 2012 64 30 28 6 0
Tỷ lệ % 46,9 43,75 9,35 0.0
2012 - 2013 66 31 33 2 0
Tỷ lệ % 47 50 3 0.0
(Nguồn: Trường THPT Trưng Vương ) * Ưu điểm:
- Nhiều giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, tích cực tự học và sáng tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Đây là đội ngũ cốt cán cho nhà trường trong việc đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG nhằm phát huy tính tức cực học sinh để nâng cao chất lượng GD của nhà trường trong các năm học vừa qua.
- Một số GV trẻ tuy kinh nghiệm thực tiễn chưa cao nhưng có trình độ vững vàng, tích cực học hỏi đồng nghiệp và mạnh dạn ứng dụng các PPDH mới nên được đánh giá cao trong nhà trường.
* Nhược điểm:
- Trong nhà trường còn một số ít giáo viên lớn tuổi, năng lực chuyên môn hạn chế, ngại đổi mới phương pháp, nhất là việc ứng dụng CNTT, TBDH vào dạy học, chưa tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Tác phong lao động của số GV này ảnh hưởng ít nhiều đến sự quản lý điều hành chung của nhà trường.
- Phần lớn GV trẻ được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh còn hạn chế về các kỹ năng: kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục,…
* Nguyên nhân
- Công tác điều hành quản lý của nhà trường còn bị ảnh hưởng nếp nghĩ cũ, cách làm cũ. CBQL có năng lực về chuyên môn nhưng chưa được đào tạo bồi dưỡng sâu về công tác QL phát triển đội ngũ .
- Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV được quan tâm đúng mức, nhưng chưa có nhiều các biện pháp thiết thực và khả thi.
- Công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá GV nhiều khi còn chưa chặt chẽ còn mang tính hình thức. Kết quả đánh giá còn nặng về thành tích nể nang hoặc mang tính cào bằng nên chưa tạo được động lực vươn lên thật sự của nhiều giáo viên.
- Một bộ phận GV chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa tích cực, chủ động trong học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Trong giai đoạn hiện nay do phân cấp quản lý nên nhà trường nhiều khi chưa có cơ chế đãi ngộ tương xứng và tạo điều kiện tốt nhất về chính sách, về tổ chức, về CSVC để GV yên tâm công tác, toàn tâm trong công việc của nhà trường.
Bảng 6: Kết quả kiểm tra, thanh tra xếp loại giờ dạy
Năm học Tổng số GV
Số tiết đƣợc dự giờ
Xếp loại thanh tra
Tốt Khá TB Kém
2010- 2011 Tỷ lệ % 20
60 16 40 4 0
26,7 66,7 6,6 0.0
2011- 2012 Tỷ lệ % 21
63 21 39 3 0
33,3 62 4,7 0.0
2012 - 2013 Tỷ lệ % 24
72 24 42 6 0
33,3 58,3 8,4 0.0
(Nguồn: Trường THPT Trưng Vương)
- Trình độ Ngoại ngữ, Tin học: Ngoại ngữ, Tin học là công cụ cần thiết quan trọng để giảng viên tiếp cận, vận dụng trong công tác giảng dạy, NCKH trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 7: Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên (tính đến tháng 12/2013)
Tổng số
Trình độ ngoại ngữ
Thạc sỹ Đại học C B A
SL % SL % SL % Sl % SL %
66 1 2 7 11 12 18 46 69 0 0
(Nguồn: Trường THPT Trưng Vương) Số liệu Bảng 7 cho thấy:
+ 2 % giáo viên có trình độ thạc sỹ ngoại ngữ và 11 % số giáo viên có trình độ đại học ngoại ngữ.
+ Số giáo viên còn lại đạt trình độ B, C. Tuy nhiên trên thực tế, số giáo viên đạt trình độ C có khả năng giao tiếp rất ít.
Bảng 8: Số lượng và trình độ tin học của đội ngũ giáo viên (tính đến tháng12/2013)
Tổng số
Trình độ tin học
Thạc sỹ Đại học C B A
SL % SL % SL % Sl % SL % 66 2 3,5 2 3,5 10 15,5 30 46,5 20 31
(Nguồn: Trường THPT Trưng Vương)
Số liệu Bảng 8 cho thấy: 2% giáo viên có trình độ từ đại học trở lên ở môn Tin thì số giáo viên đạt trình độ B tin học là 30 chiếm 30%, trình độ A là 20 chiếm 31%.
Thực tế cho thấy cơ bản ĐNGV nhà trường ở đa số các môn đã sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho việc giảng dạy trên lớp. Tuy vậy, chưa khai thác được nhiều những khả năng ứng dụng của công nghệ thông tin và hiệu quả sử dụng đạt được còn rất thấp. So với yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại thì trình độ tin học của ĐNGV cần phải được bồi dưỡng nâng cao hơn nữa, có như vậy mới có thể ứng dụng các thiết bị hiện đại, ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý giáo dục đạt hiệu quả cao, đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện đại.
- Trình độ nghiệp vụ sư phạm: là một trong những tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Trình độ nghiệp vụ sư phạm là sự phản ánh năng lực giảng dạy, năng lực giáo dục, năng lực tổ chức hoạt động, kỹ năng giao tiếp, năng lực phát triển chuyên môn...
Bảng 9: Trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên
(tính đến tháng12/2013)
Tổng số
Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm Đại học sƣ
phạm
Chứng chỉ
sƣ phạm Chƣa có
SL % SL % SL %
66 64 97 2 3 0 0
(Nguồn: Trường THPT Trưng Vương)
Qua Bảng 9 nhận thấy: 97% ĐNGV tốt nghiệp các trường sư phạm, 3% ĐNGV đã có chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp
ĐNGV của nhà trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; có đạo đức và tư cách tốt, có lối sống lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được học sinh và xã hội tin cậy. Hiện tại, Chi bộ nhà trường có 32 đảng viên. Nhiều năm qua Đảng bộ luôn được công nhận danh hiệu Đảng bộ “trong sạch, vững mạnh”
Những năm qua, ĐNGV luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường. Trách nhiệm cao với công việc được giao, hết lòng vì HS, đa số giáo viên là “tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo”.
- Cơ cấu đội ngũ giáo viên
Cơ cấu độ tuổi, thâm niên công tác: Cơ cấu về độ tuổi, thâm niên có liên quan đến chất lượng hoạt động chuyên môn và chiến lược phát triển sự nghiệp đào tạo của trường.
Bảng 10: Phân loại độ tuổi của đội ngũ giáo viên (tính đến tháng 12/1013) Tổng
số
Độ tuổi
<=30 31-40 41-50 51-60 SL % SL % SL % SL % 66 12 18 42 64,5 9 14,5 3 4
Qua Bảng 10 cho thấy:
+ Hiện tại tỷ lệ giáo viên trẻ dưới 30 tuổi chiếm 18% đây là lực lượng, được đào tạo chính quy, bài bản, có kiến thức chuyên môn, có trình độ vi tính, ngoại ngữ, có khả năng học tập tiếp thu cái mới… Tuy nhiên, kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm giảng dạy chưa được tích lũy, nên nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, hiệu quả giảng dạy chưa cao.
+ Số giáo viên có độ tuổi từ 31- 40 tuổi chiếm 64,5% đây là độ tuổi đang sung sức, ở độ tuổi này giáo viên vừa có kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, vừa có điều kiện đi thực tế để cập nhật kiến thức nâng cao tay nghề phục vụ giảng dạy.
+ Độ tuổi từ 41 đến 60 chỉ chiếm gần 12 % so với toàn đội ngũ giáo dạy. Đây là lứa tuổi có độ chín trong nhân cách và hoạt động nghề nghiệp, trong cuộc đời mỗi con người nên thường là những trụ cột vững vàng, tin cậy trong đội ngũ.
2.1.4. Công tác đánh giá xếp loại
Việc đánh giá xếp loại giáo viên được thực hiện theo hướng dẫn tại quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.
2.1.4.1.Nội dung đánh giá
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tập trung đánh giá theo các tiêu chí:
+ Nhận thức tư tưởng, chính trị;
+ Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;
+ Việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;
+ Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên;
ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân;
+ Tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.
- Kết quả công tác được giao:
+ Khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác trong từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện công tác cụ thể;
+ Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác; tinh thần phê bình, tự phê bình.
+ Khả năng phát triển (về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và hoạt động xã hội v.v...).
2.1.4.2. Quy trình đánh giá, xếp loại
Việc đánh giá xếp loại giáo viên được tiến hành theo trình tự sau:
- Cá nhân viết bản tự nhận xét, đánh giá, xếp loại theo nội dung đánh giá, tiêu chuẩn xếp loại quy định của Quy chế.
- Tập thể tổ chuyên môn nơi giáo viên làm việc tham gia góp ý và ghi ý kiến nhận xét của tổ vào bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân.
- Hiệu trưởng trực tiếp đánh giá, xếp loại giáo viên theo từng nội dung quy định tại Quy chế sau khi tham khảo ý kiến nhận xét của tổ chuyên môn theo 04 mức độ:
Xuất sắc, Khá, Trung bình và Kém.
- Hiệu trưởng công bố công khai kết quả phân loại giáo viên trước phiên họp của Hội đồng nhà trường và báo cáo Sở GD & ĐT Hưng Yên
Trong quá trình đánh giá giáo viên có quyền được trình bày ý kiến của mình, bảo lưu ý kiến tự đánh giá nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của tập thể hoặc của cơ quan quản lý.
2.1.4.3. Xếp loại giáo viên sau đánh giá
Căn cứ vào kết quả đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chuyên môn nghiệp vụ, Hiệu trưởng nhà trường đưa ra kết quả xếp loại hàng năm của
giáo viên như sau:
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Chuyên môn nghiệp
vụ Xếp loại chung
Tốt Giỏi Xuất săc
Khá Giỏi Khá
Tốt Khá Khá
Khá Khá Khá
Khá Trung bình Khá
Trung bình Giỏi Trung bình
Trung bình Khá Trung bình
Trung bình Trung bình Trung bình
Khá Trung bình Trung bình
Khá Kém Trung bình
Kém Giỏi Kém
Kém Khá Kém
Trung bình Kém Kém
Kém Kém Kém
2.1.4.4. Kết quả đánh giá
Bảng 11: Kết quả xếp loại giáo viên
Năm học Tổng số GV
Số giáo viên đƣợc xếp loại
Kết quả đánh giá công chức Xuất
sắc Khá TB Kém
2010 - 2011 Tỷ lệ %
64 64 28 32 4 0
43.75 50 6.25 0.0 2011 - 2012
Tỷ lệ %
64 64 27 31 6 0
42.2 48.4 9.4 0.0 2012 - 2013
Tỷ lệ %
66 66 32 32 2 0
48.5 48.5 3 0.0
(Nguồn: Trường THPT Trưng Vương)
Sau mỗi năm học, Hiệu trưởng ghi rõ việc đánh giá xếp loại giáo viên vào Hồ sơ của mỗi giáo viên và kết quả đánh giá là cơ sở để tập thể bình xét thi đua và khen thưởng cuối năm.
2.1.4.5 Hạn chế của đánh giá
Việc đánh giá GV tập trung vào 2 tiêu chuẩn: kết quả xếp loại chuyên môn và phẩm chất nhà giáo, chưa đủ phản ánh hết năng lực hoạt động của giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp.
Quy trình đánh giá tương đối chặt chẽ nhưng trong quá trình đánh giá còn nhiều bất cập bởi các tiêu chí đánh giá chưa được lượng hoá nên kết quả đánh giá phụ thuộc nhiều vào năng lực người đánh giá hoặc do tính cả nể, xuê xoa trong tổ chuyên môn.