12. Bộ xử lý bùn cặn dầu:
12.2. Nguyên tắc hoạt động:
Hình III.35: Thiết bi xử lý bùn cặn dầu.
Hệ thống lọc bùn cặn dầu và các nguồn khác của cặn dầu (dầu hoặc cặn TSS) được thu nhận trong bể chứa TK-5811-A/B. Hai bộ lọc thủ công nối song song F-5803-A/B (một hoạt động, một dự phòng) ngăn cản hạt từ 3mm (đến bởi bơm và máy ly tâm) và đi vào trong hệ thống.
Bể chứa TK-5811A/B hoạt động với 3 giai đoạn: - Giai đoạn tiếp nhận
- Giai đoạn khuấy trộn
- Giai đoạn thu gom bùn cặn dầu
Bộ điều khiển nhiệt độ TIT-696/697 và bộ khuấy trộn A/B sẽ duy trì tất cả 3 giai đoạn. Trong giai đoạn thu gom, cặn dầu đã xử lý được bơm P-5809 A/B hút bơm vào 2 bể TK-5811 A/B qua bộ thiết bị ly tâm A-5815-CD-01 , sự đo mức LIT-696/697 và LXA- 697/698 được sử dụng để điều khiển bơm P-5809 A/B.
III.4. Kiểm soát xử lý nguồn ô nhiễm rắn: III.4.1. Phân loại:
Để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý chất thải rắn cần phân ra các loại chất thải riêng biệt để dễ xử lý.
Có hai loại: Chất thải nguy hại, chất thải không nguy hại.
Chất thải nguy hại gồm có các laọi sau:
- Chất thải kim loại. - Xúc tác thải.
- Dầu khoáng thải. - Hóa chất thải.
- Chì và acid trong bình ăcquy thải. - Than hoạt tính đã qua sử dụng. - Bệnh lý và chất thải có liên quan.
Chất thải không nguy hại gồm có các loại sau:
- Vật liệu nhựa. - Giấy thải.
- Chất thải dân dụng
- Than hoạt tính đã qua sử dụng từ quá trình xử lý nước sinh hoạt.
III.4.2. Quản lý xử lý chất thải rắn: III.4.2.1. Chất thải rắn nguy hại:
* Xúc tác thải: Xúc tác RFCC đi làm Cement hoặc Asphalt để rải đường. Xúc tác CCR và LPG được tạm thời chuyển về kho lưu giữ chất thải nguy hại. Sau đó cũng được đưa đi làm Cement hoặc Asphalt để rải đường. Những xúc tác khác sẽ được quay lại nơi sản xuất/cung cấp để thu hồi lại những kim loại có giá trị, ví dụ như Platium.
* Than hoạt tính đã sử dụng từ KTU, ETP: Sẽ được loại bỏ trực tiếp từ vị trí tái sinh. * Dầu khoáng thải, hóa chất thải, chì và Acid từ bình ăcquy thải: Sẽ được tích trữ tạm thời bên trong nhà máy cho đến khi đủ số lượng để vận chuyển ra ngoài để đưa đi xử lý.
* Chất thải y tế:
- Được thải ra từ trung tâm y tế. - Được thu gom lại mỗi ngày.
- Được cất giữ trong những container bên trong trung tâm y tế.
- Chúng được thu gom lại hai lần mỗi tuần và được gửi đến lò đốt của khu kinh tế Dung Quất.
III.4.2.1. Chất thải rắn không nguy hại:
Những chất thải không nguy hại sẽ được lưu giữ tạm thời gần nơi sản xuất cho đến khi chúng được vận chuyển ra ngoài nhà máy lọc dầu để đưa đi xử lý cuối cùng.
Loại chất thải này sẽ xử lý như sau:
* Vật liệu nhựa: Chất thải nhựa trong nhà máy lọc dầu đi từ các nguồn: - Bảo dưỡng phân xưởng.
- Bảo dưỡng nhà kho. - Chất xúc tác và hóa chất. - Công nhân.
- Nước khoáng.
Sau khi được phân loại, chúng sẽ được đem đi đến nơi tái chế hoặc lò đốt của khu kinh tế.
* Giấy loại, bìa cứng và giấy sản xuất. Đi từ các nguồn thải sau:
- Bảo dưỡng nhà xưởng. - Bảo dưỡng nhà kho. - Xúc tác và hóa chất. - Công nhân.
Sau khi được lưu giữ trong những thùng chứa, chúng sẽ được đưa ra ngoài mỗi tháng một lần và bán cho nơi tái chế.
* Chất thải sinh học (bùn) từ quá trình ETP sẽ được bán làm phân bón để cải tạo đất.
III.5. Kiểm soát hàm lượng chất thải xử lý:
Như vậy, ở trên là toàn bộ các quá trình xử lý các dòng phát thải (khí, rắn, lỏng) của nhà máy lọc dầu Dung Quất. Các quá trình rất chặt chẽ từ xử lý tại nguồn, kiểm soát cuối đường ống đến kiểm soát xử lý các dòng phát thải đi ra và thu hồi tái chế các sản phẩm có giá trị.
- Về hàm lượng các cấu tử cho phép trong khói thải theo TCVN 5939-1995: Chất lượng không khí, tiêu chuẩn phát thải công nghiệp cho chất vô cơ và TCVN 5940- 1995: tiêu chuẩn phát thải công nghiệp cho chất hữu cơ. Những chất ô nhiễm được kiểm soát bao gồm: SO2, NO
x, CO, H2S, HC, VOC, bụi…
- Dòng nước thải đã được xử lý từ nhà máy lọc dầu và sản phẩm của quá trình ETP được tuân thủ theo TCVN 5945-1995.
- Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn phát thải. Những thông số sau sẽ được phân tính hàng ngày: Nhiệt độ, pH, DO, COD, BOD
5, Total SS, TOC, Phenol, Total N, Total P, …
Chương IV
Phân Tích Ưu Nhược Điểm Của Các Thiết Bị Chính
Có nhiều phương pháp xử lý cùng một loại chất thải với nhiều thiết bị xử lý khác nhau. Tuy nhiên tuỳ vào từng trường hợp cụ thể về điều kiện kinh tế và tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau mà ta áp dụng những phương pháp, thiết bị phù hợp với thực tế.
Sau đây là các ưu điểm, nhược điểm của các thiết bị mà nhà máy lọc dầu Dung Quất sử dụng để xử lý các loại chất thải:
IV.1. Công nghệ bộ tiếp xúc màng sợi:
Bộ tiếp xúc màng sợi là phương pháp cho sự tiếp xúc giữa khí và lỏng hoặc lỏng không hoà tan vào nhau. Diện tích bề mặt lớn đóng góp cho sự chuyển khối lớn. Bộ tiếp xúc màng sợi được phát triển bởi Merichem, và trong thời gian 30 năm (từ năm 1974) đã lắp đặt trên hơn 600 công trình trên thế giới.
Ưu điểm:
- Xử lý triệt để nhất: Loại bỏ lớn nhất tạp chất từ hydrocacbon đạt được tiêu chuẩn nghiêm ngặt ngày nay khi sử dụng dung môi xử lý hiệu quả.
- Hiệu suất chuyển khối lớn: Khu vực tiếp xúc lớn, khoảng cách khuếch tán nhỏ, và tái sinh liên tục dung môi xử lý.
- Tách pha lỏng chuyển qua: Bởi vì pha lỏng bám lên sợi trong bộ tiếp màng sợi, lỏng chuyển qua phân tán vào trong pha hydrocacbon và được loại ra.
- Khử nhũ tương tạo thành: Vì pha tiếp xúc không phân tán xảy ra hiệu quả, nhũ tương ổn định sẽ không tạo trong bộ tiếp xúc màng sợi.
- Giá cả rẻ hơn, giá trị kinh tế cao.
- Độ lớn và chi phí thiết bị khử: Quá trình tiếp xúc màng sợi không phụ thuộc trọng lượng lắng xuống và nhũ tương, bể chứa quá trình có thể nhỏ.
- Đơn giản, thiết bị dễ hoạt động: Bộ tiếp xúc màng sợi hoạt động và bảo dưỡng đơn giản hơn thiết bị xử lý thông thường. Thiết kế của Merichem đơn giản tự động hoá và điều khiển dễ.
- Chi phí hoạt động thấp: Nồng độ dung dịch xử lý cao và có khả năng thu hồi nên làm giảm dung lượng hoá chất sạch sử dụng và vì thế giảm bớt nước phát thải.
- Linh động, thiết kế hệ thống có thể sửa lại cho phù hợp yêu cầu: Bộ tiếp xúc màng sợi được thiết kế có thể lắp vào thêm thiết bị, trang bị thêm những bộ phận mới tăng thêm công suất xử lý và tối thiểu chi phí, có thể xử lý theo tiêu chuẩn qui định. Có thể mở rộng cho tương lai.
- Khả năng để hoạt động phạm vi lớn của hydrocacbon đưa vào quá trình và tỉ lệ thể tích hydrocacbon và kiềm từ 2/1-20/1 cho hoạt động xử lý linh động, có thể cho sản phẩm theo tiêu chuẩn qui định.
Nhược điểm:
Hình IV.1: Biễu diễu hiệu suất của tỷ lệ hydrocacbon và kiềm
IV.2. Thiết bị tách dầu:
IV.2.1. Thiết bị tách nước/dầu CPI:
Ứng dụng đặc trưng trong công nghệ hoá dầu.
Ưu điểm của thiết bị tách dầu CPI:
- Chiếm khoảng trống nhỏ. - Chi phí thấp.
- Dễ kiểm soát VOC và mùi.
Nhược điểm của thiết bị tách dầu CPI:
- Chỉ tách TSS trong khoảng hàm lượng 100-200 ppm. - Không thay đổi lưu lượng và dòng tải.
IV.2.2. Thiết bị chia tách DAF:
- Phương pháp phổ biến để loại bỏ dầu và TSS trong nhà máy lọc dầu. - Tách dầu và TSS hàm lượng trên 500ppm.
- Loại bỏ trên 90% dầu và TSS.
Ưu điểm của thiết bị chia tách DAF:
- Có thể thay đổi nồng độ nước rửa và dòng. - Loại bỏ tốt dầu nhũ tương
- Không có ống góp kim loại
Nhược điểm của thiết bị chia tách DAF:
- Chi phí cao.
IV.3. Các thiết bị lọc bụi:
Ưu điểm thiết bị lọc bụi tĩnh điện:
- Có năng suất cao (khoảng 99,9%) - Hạt bụi min được thu gom hiệu quả
- Có thể hoạt động ở nhiệt độ cao (700-1300oF) - Áp suất và nhiệt độ thay đổi nhỏ
- Chất giống axit và nhựa đường có thể được thu gom. - Chiu được chất ăn mòn.
- Nhu cầu thấp cho sự làm sạch. - Có thể chịu được tốc độ dòng lớn
Nhược điểm thiết bị lọc bụi tĩnh điện:
- Chi phí ban đầu cao
- Vật chất có điện trở quá cao hoặc quá thấp thì khó thu gom.
- Không có khả năng có thể phát sinh trong hệ thống vì thay đổi điều kiện của dòng khí.
- Chiếm vị trí lớn.
- Vật chất trong thể khí không thể được loại bỏ bởi phương pháp tĩnh điện.
- Bụi nhiều có thể cần được làm giảm bớt trước.
IV.3.2. Thiết bị Cyclone:
Ưu điểm của thiết bị Cyclone:
- Không có phần chuyển động nên thiết bị bền, có thể làm việc ở nhiệt độ cao (đến 500oC).
- Trở lực không lớn và hầu như cố định. - Năng suất cao, rẻ tiền.
- Có thể thu hồi vật liệu có tính mài mòn cao.
Nhược điểm của thiết bị Cyclone:
- Vận hành kém khi hạt hụi có kích thước nhỏ hơn 5µm. - Không thể thu hồi bụi kết dính.
IV.4. Xử lý sinh học: