Hoạt động của thiết bị lọc tĩnh điện:

Một phần của tài liệu Các qui trình xử lý chất thải trong nhà máy lọc dầu dung quất (Trang 62 - 64)

2. Thiết bị phân tách tĩnh điện xử lý dòng khí từ thiết bị tái sinh của phân xưởng RFCC:

2.3.Hoạt động của thiết bị lọc tĩnh điện:

Thiết bị lọc tĩnh điện thì thường được sử dụng để loại bỏ hạt từ dòng khí có tốc độ lưu lượng ổn định. Một đặc trưng thiết bị lọc tĩnh điện 2 bậc là có một dây dẫn phóng điện hoa và một tấm kim loại thu gom, như minh hoạ ở hình:

Dây điện hoa được duy trì nhiều ngàn Volt, sự phóng điện hoa giải phóng electron trong dòng khí. Những electron này buộc chặt hạt bụi và truyền cho chúng tích điện âm. Tấm kim loại thu gom đã được tiếp đất và hút những hạt bụi tích điện. Những tấm kim loại thu gom được rút ra theo chu kỳ bởi thiết bị gõ để rũ bụi, và sau đó bụi rơi vào trong phiễu hứng ở dưới thấp. Vận tốc khí giữa các tấm kim loại cần đủ chậm để cho phép bụi rơi và không bị cuốn theo dòng khí. Nó giữ những hạt bụi từ 0,01 đến 0,1 giây để đạt được sự tích điện trong vùng phóng điện hoa. Hệ thống công nghệ được thiết kế thông thường với hơn 1 giây thời gian lưu lại trong tầng tiếp theo để đảm bảo sự tích điện của hạt bụi. Hệ thống có khả năng loại bỏ hạt trong phạm vi kích thước 0,01 – 10 micron và có thể đạt được hiệu suất cao.

Thiết bị gồm 2 phần chính là bản điện cực phát nhiệt (bản điện cực phóng điện) và bản điện cực thu gom. Bản điện cực thu gom thường ở dạng màn dọc đứng theo tấm kim loại. Bản điện cực phát nhiệt thường là dây dẫn kim loại trong khung cơ cấu bệ đỡ được bố trí trong khoảng cách giữa những màn điện cực thu gom, một bộ chỉnh lưu (bộ TR) đưa vào dòng điện thế một chiều DC thích hợp giữa các bản điện cực. Nhờ có điện trường mạnh quanh bản điện cực phát nhiệt dòng khí quanh bản điện cực được ion hoá và trong khu vực nhiều ion âm, ion dương này gọi là sự tạo thành điện hoa.

Hạt bụi chứa trong dòng khí giữa những bản điện cực đã được tích điện đến bão hoà ngay tức thời sau đó đi vào khoảng trống, hạt đã tích điện được kéo ra sau đó theo hướng những bản điện cực điện. Bụi sau đó được lắng trong bản điện cực, hạt bụi trượt dài xuống bản kim loại vào trong phiễu hứng của bể chứa.

Nhờ có bộ phân phối nên hiệu suất thu gom cao (99,5%). ESP phải luôn được làm sạch để thiết bị hoạt động luôn có hiệu quả.

Hình III.9: Quá trình chuyển động của hạt bụi trong thiết bị

Tóm lại: Trong thiết bị lọc tĩnh điện, quá trình chuyển động hạt bụi khi đi vào có 4 giai đoạn:

- Sự tạo thành điện hoa hoặc sự ion hoá. - Sự nạp điện của hạt

- Sự chuyển đổi chổ và sự lắng cặn của hạt - Sự loại bỏ bụi đã lắng.

Hạt lơ lửng trong khí đi vào thiết bị lọc và qua khu vực ion hoá quanh vùng phóng điện của bản điện cực điện thế cao. Bản điện cực, qua một hiệu ứng điện hoa phát nhiệt và những ion tích điện âm đi vào trong dòng khí.

Dòng khí tích điện âm quanh khu vực mỗi điện cực tích điện, làm cho chúng di chuyển đến bản điện cực đối diện, điện cực thu gom.

Hạt tích điện tâp trung trong tấm kim loại thu gom được nối đất, và theo chu kỳ gõ rũ hạt rơi vào trong phiểu hứng thu gom cho loại bỏ.

Trong công nghiệp, người ta còn sử dụng thiết bị lọc điện ướt, trong đó việc làm sạch các điện cực được thực hiện bằng cách tưới qua vòi phun. Thiết bị lọc điện ướt được ứng dụng để thu hồi bụi, sương các axit khác nhau.

Hiệu quả của thiết bị lọc điện phụ thuộc tính chất của bụi và khí, vận tốc và tính đồng đều phân phối dòng bụi trong tiết diện thiết bị. Hiệu thế càng cao và vận tốc khí càng thấp, hiệu quả thu hồi bụi càng cao.

III.1.2.2. Thu hồi S từ dòng khí thải ở phân xưởng thu hồi lưu huỳnh SRU: 1. Đặc tính của phân xưởng:

1.1.Nhiệm vụ của phân xưởng:

Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh (SRU) được thiết kế để biến đổi tất cả hợp chất lưu huỳnh trong dòng khí, dòng lỏng có chứa lưu huỳnh. Phân xưởng này bao gồm các bộ phận:

- Bộ phận thu hồi lưu huỳnh.

- Bể chứa lưu huỳnh lỏng và bộ phận khử lưu huỳnh. - Bộ phận lò đốt

- Màng chắn lưu huỳnh.

Phân xưởng SRU được thiết kế để thu hồi lưu huỳnh từ các dòng khí axit: - Dòng Off-gas từ phân xưởng ARU.

- Dòng Off-gas giàu H2S từ phân xưởng xử lý nước chua SWS.

Bộ phận thu hồi lưu huỳnh bao gồm một Claus Train, đáy sự đốt cháy dòng khí đến từ ARU và SWS.

Các dòng khí nhỏ được xử lý ngay lập tức bằng lò đốt của phân xưởng: - Dòng Off-gas giàu NH3 từ phân xưởng SWS.

- Dòng Off-gas từ phân xưởng trung hoà kiềm thải CNU.

Bộ phận khử khí độc được thiết kế để xử lý tất cả hợp chất lưu huỳnh bởi bộ phận Claus.

Phân xưởng SRU được thiết kế với công suất 5 tấn/ngày lưu huỳnh lỏng (đã xử lý), với hiệu quả thu hồi lưu huỳnh (Sulfur Recovery Efficiency – SRE) nhỏ nhất là 95% lưu huỳnh vào phân xưởng.

Phân xưởng SRU sẽ có tính linh hoạt để hoạt động trong điều kiện ổn định từ 50-100% điều kiện thiết kế.

Một phần của tài liệu Các qui trình xử lý chất thải trong nhà máy lọc dầu dung quất (Trang 62 - 64)