Các yếu tố ảnh hưởng (nguyên nhân chung)

Một phần của tài liệu Luận văn Ths NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ BIỂN KHU VỰC XÃ DÂN THÀNH, HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH (Trang 68 - 125)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.4.1.Các yếu tố ảnh hưởng (nguyên nhân chung)

Các yếu tố tác động đến quá trình xói lở bồi tụ bờ biển được phân làm hai nhóm: các yếu tố khách quan do tác động tự nhiên gồm nội sinh (nguồn gốc sâu xa), ngoại sinh (nguồn gốc trực tiếp) và yếu tố chủ quan do tác động của con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội như đã được tổng hợp và phân tích ở các phần trên. Tầm ảnh hưởng của các yếu tố giảm dần theo thứ tự sau:

Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân do tác động của sóng biển: Sóng ven biển khu vực Trà Vinh nói chung và xã Dân Thành nói riêng, tổ hợp của hai loại gồm sóng do gió tại chỗ và sóng biển sâu truyền vào, là một trong những nguyên nhân chủ đạo gây nên hiện tượng xói lở và biến động đường bờ biển. Khu vực xã Dân Thành ảnh hưởng của sóng biển đối với xói lở bờ là chủ đạo.

- Tác động của dòng chảy ven bờ: Dòng chảy tổng hợp ven bờ (dòng chảy do sóng dọc bờ và dòng ngang bờ; dòng chảy do dòng nguồn; dòng chảy do triều...) , với độ lớn trung bình trong năm khí hậu khoảng (0.5-0.8)m/s, trong điều kiện bão có thể đạt tới 1.8m/s, có vai trò quan trọng khi vận chuyển bùn cát từ nơi này đến nơi khác theo mùa gió làm tăng thêm quá trình xói lở (hạ thấp bãi) hoặc gây bồi tụ bãi biển (nâng cao bãi); Dòng hải lưu ven bờ (dòng hải lưu tầng lạnh) có phương Bắc Nam do xuất hiện cách khá xa đường bờ biển (đới nông ven biển khu vực Trà Vinh khá rộng) nên tầm ảnh hưởng đối với đới chuyển vận bùn cát bị suy giảm và không đóng vai trò trực tiếp đối với hiện tượng xói lở bờ bãi biển.

- Nguyên nhân do đặc điểm địa hình (bãi biển có cao độ thấp, giới hạn bởi hai cửa sông lớn…), cấu trúc địa chất bờ yếu (cát rời mịn hoặc trung, bùn sét mịn cố kết yếu) và bùn cát bãi biển (lưu tốc khởi động nhỏ) không thuận lợi cho ổn định bờ biển; hướng đường bờ tại một số đoạn theo hướng Bắc Nam làm cho hướng sóng tác động phá hoại bờ biển trực diện hơn và dòng chảy ven bờ di chuyển thuận lợi hơn; một số đứt gãy địa tầng cũng ảnh hưởng gián tiếp đến xói lở - bồi tụ.

- Nguyên nhân do gió thổi làm di chuyển, suy thoái các cồn cát hoặc hạ thấp mặt bãi biển;

- Nguyên nhân do tần suất bão gia tăng: Hoàn lưu do ảnh hưởng của bão biển tại khu vực nghiên cứu hoặc khu vực lân cận sẽ tác động làm dòng chảy ven bờ và sóng biển có cường độ tăng lên.

- Nguyên nhân do biến đổi khí hậu – nước biển dâng: gia tăng mực nước ven biển, mực nước gia tăng tuy không trực tiếp gây nên hiện tượng sạt lở bờ biển, tuy nhiên nó lại là “kẻ thù’’ đối với những đoạn bờ biển không có rừng giảm sóng hoặc thuộc vùng bãi thấp khi tạo điều kiện cho sóng lớn truyền sâu và tác động trực tiếp phá hoại và dòng ven bờ vận chuyển bùn cát đi nơi khác;

Nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân do chặt phá rừng phòng hộ, làm suy giảm diện tích rừng phòng hộ, làm giảm khả năng giảm sóng ven biển và suy thoái các cồn cát.

- Nguyên nhân do chuyển đổi mục đích canh tác nông ngư nghiệp ven bãi biển không hợp lý làm suy giảm diện tích rừng phòng hộ và suy thoái và biến mất các cồn cát ven biển.

- Nguyên nhân do sự suy giảm nguồn cung cấp bùn cát từ các cửa sông Định An, Cung Hầu, Cổ Chiên do tác động của con người do khai thác cát quá mức, xây dựng các công trình chặn dòng phía thượng lưu sông.

2.4.2. Nguyên nhân chính gây xói lở tại khu vực xã Dân Thành

Từ khi xây dựng Trung tâm điện lực Duyên Hải Trà Vinh đến nay thì bờ biển bị xói lở ngày càng mạnh và hiện đã có khoảng hơn 4,5km bờ biển khu vực này bị xói lở. Vì vậy một trong những nguyên nhân chính gây sạt lở bờ biển xã Dân Thành là do lấy đất, cát ngay sát bờ biển để thi công mặt bằng Trung tâm điện lực Duyên Hải.

Các yếu tố động lực biển như sóng biển kết hợp với dòng chảy ven bờ, dòng chảy sóng và triều cường cũng là nguyên nhân chính gây nên xói lở bờ biển.

Như vậy tại khu vực bờ biển xã Dân Thành ngoài nguyên nhân do sự tác động của sóng biển kết hợp với dòng chảy ven bờ, dòng chảy sóng và triều cường, thì việc hút cát xây dựng mặt bằng nền của nhà máy nhiệt điện đã gây nên sạt lở bờ biển.

2.4.3.Cơ chế gây xói lở bờ biển tại vùng nghiên cứu

Khi sóng tác động mạnh vào bờ lôi đất, cát từ trong bờ ra thì dòng chảy tổng hợp (dòng chảy ven bờ, dòng chảy do sóng, dòng triều...) sẽ vận chuyển khối lượng bùn cát đến một vị trí khác, nếu tại vị trí nào đó vận tốc dòng chảy yếu dần thì bùn cát bắt đầu bồi lắng. Những đợt sóng khác tác động vào bờ sẽ lặp lại quy trình xói lở bờ theo cơ chế như trên và quá trình này liên tục tiếp diễn nên đường bờ thường xuyên bị bào mòn và dần dần bị mất đi.

Hình 2.42: Cơ chế xói lở bờ khu vực xã Dân Thành – Trà Vinh

2.5.Nhận xét

Xói lở bồi tụ dải ven biển, cửa sông ĐBSCL nói chung và bờ biển xã Dân Thành – Trà Vinh nói riêng là một quá trình rất phức tạp, là hệ quả tương tác giữa rất nhiều yếu tố. Ngoài các yếu tố khách quan do tác động tự nhiên gồm nội sinh (nguồn gốc sâu xa), ngoại sinh (nguồn gốc trực tiếp) và yếu tố chủ quan do tác động của con người, tại các vùng bờ biển còn có một số nguyên nhân cục bộ cũng đã góp phần rất lớn vào việc làm biến đổi bờ biển như đã được trình bày ở trên.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ BIỂN XÃ DÂN THÀNH, HUYỆN DUYÊN HẢI, TRÀ VINH 3.1. Các phương án quy hoạch và bố trí công trình

3.1.1. Các bước thực hiện công trình bảo vệ bờ

Các công trình bảo vệ bờ biển, bờ cửa sông nói riêng, công trình chỉnh trị sông, bảo vệ bờ biển nói chung là một loại công trình xây dựng cơ bản có những nét đặc thù riêng đó là những công trình với mục tiêu bảo vệ là khu đô thị, khu dân cư tập trung, các thị trấn, thị xã, thành phố cần thực hiện theo các bước bắt buộc sau:

- Điều tra khảo sát thu thập các tài liệu cơ bản (tài liệu điều tra, tài liệu thực đo, tài liệu lịch sử, ảnh viễn thám, ...) về điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, thủy văn, bùn cát, dòng chảy) về điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường của các sông nói chung và của khu vực trọng điểm cần phải xây dựng công trình nói riêng. Cần phải nghiên cứu, phân tích, tính toán các trị số đặc trưng, ...

- Tiến hành nghiên cứu quy luật diễn biến, quy luật hình thái, động thái bờ biển. Từ nghiên cứu trên làm rõ được nguyên nhân, cơ chế và đặc điểm của quá trình sạt lở, xói bồi biến hình bờ biển và sạt lở mái bờ khu vực của dự án để từng bước xác định khu vực cần thiết, trọng điểm phải xây dựng công trình.

- Trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quy hoạch và bố trí công trình bảo vệ bờ biển, khi tiến hành quy hoạch khu vực nghiên cứu cần phải làm rõ:

• Xác định phạm vi quy hoạch được giới hạn bởi các nút khống chế đầu và

cuối;

• Xác định được đối tượng tác động;

• Xác định được đối tượng chỉnh trị: đường bờ biển, mùa nước nào; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Xác định kích thước và hình dạng tuyến chỉnh trị;

• Các phương án bố trí công trình bảo vệ bờ, qui mô, kích thước về các

phương án kết cấu công trình

3.1.2. Các phương án quy hoạch và bố trí công trình

Theo quy hoạch phát triển khu kinh tế Định An đến năm 2030 thì khu vực giáp danh giữa xã Trường Long Hòa và xã Dân Thành sẽ xây dựng cụm công trình cảng

thuộc Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải và công trình đê chắn sóng thuộc luồng tàu vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố. Xét về tương lai, khi cụm công trình này hoàn thành thì giải pháp chỉnh trị phù hợp nhất đối với khu vực này là giải pháp mềm, tức là, giải pháp trồng cây gây bồi, chắn sóng kết hợp gia cố bờ các vị trí sạt lở cục bộ nhằm ổn định bờ, bãi biển. Thực tế trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, Việt Nam còn phải đối phó với không ít khó khăn, nguy cơ lạm phát tăng cao vẫn còn đó, đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm sáu nghìn tỷ đồng cần được cân nhắc kỹ hơn bao giờ hết, thêm vào đó các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và đánh giá tác động môi trường được nhiều nhà khoa học có uy tín trong nước không tin vào tính khả thi của dự án vì vậy cụm công trình này vẫn chưa thể tiến hành thi công được.

Đứng trước thực trạng bờ biển Dân Thành vẫn tiếp tục có những diễn biến xói lở phức tạp tác giả đi sâu vào giải quyết vấn đề đang xảy ra vào thời điểm hiện tại tại khu vực này đó chính là phải có những giải pháp nhằm bảo vệ bờ biển vùng nghiên cứu, tránh những tác động ngày càng lớn đe dọa đến tính mạng và của cải của người dân trong vùng.

Giải pháp kỹ thuật thiết kế quy hoạch tại khu vực xói lở phải đáp ứng được các mục tiêu trước mắt và lâu dài. Thực tế, hiện trạng xói lở và yêu cầu đối với các ngành kinh tế - xã hội tại mỗi khu vực trọng điểm là khác nhau, tuy nhiên để đảm bảo tính hợp lý, logic và hướng tới phát triển hài hòa và bền vững thì cần phải phối hợp các giải pháp bao gồm:

1) Rà soát đánh giá các công trình đã xây dựng và sẽ xây dựng tại các khu vực xói lở trọng điểm. Đánh giá mức độ ảnh hưởng tới khu vực lân cận và xói lở bờ biển tại khu vực trọng điểm.

2) Phân tích làm rõ yêu cầu của các ngành kinh tế - xã hội đối với các khu vực xói lở trọng điểm.

3) Phân tích xu thế diễn biến bờ biển tại các khu vực trọng điểm.

4) Xác định nguyên nhân chủ yếu gây xói lở bờ biển tại các khu vực trọng điểm.

5) Đề xuất các pháp gồm giải pháp phi công trình và công trình, trong đó chú trọng kết hợp giải pháp mềm và giải pháp cứng, công trình mới và hiện hữu, giải pháp chủ động và giải pháp bị động, công nghệ truyền thống kết hợp công nghệ mới, tính trọng điểm và ít trọng điểm, hướng tới mục tiêu đáp ứng phát triển hài hòa giữa các ngành kinh tế và bảo vệ môi trường ven biển.

Các giải pháp bảo vệ bờ biển khu vực trọng điểm được phân ra thành hai nhóm chính: Giải pháp phi công trình và giải pháp công trình.

Giải pháp công trình là những tác động của con người nhằm phòng chống và giảm thiểu những tác động bất lợi của tự nhiên bằng các biện pháp công trình bảo vệ bờ để giữ cho bờ biển, đê biển ổn định

Giải pháp phi công trình bao gồm các giải pháp chủ yếu mang tính chất xã hội như xây dựng thể chế chính sách, công tác quản lý, tuyên truyền vận động người dân trong công tác bảo vệ đê biển, bờ biển.

Hình 3.2: Sơ đồ giải pháp bảo vệ bờ biển xã Dân Thành – Trà Vinh

Nhìn chung cả hai nhóm giải pháp nêu trên đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đê biển, bờ biển khu vực xói lở trọng điểm bởi vì nguyên nhân sạt lở và biển lấn tại các khu vực này đề có nguyên nhân chủ quan(do con người tác động) và nguyên nhân khách quan(do chế độ thủy động lực biển, địa chất). Giải pháp phi công trình có ưu điểm là ít có tác động làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của khu vực. Tuy nhiên đối với những đoạn bờ chịu tác động mạnh của các yếu tố tự nhiên gây xói lở nghiêm trọng thì buộc phải có biện pháp công trình bảo vệ nhằm đảm bảo sự ổn định của bờ. Đối với các biện pháp công trình thường ít nhiều có những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến môi trường sinh thái, kinh tế xã hội của khu vực và thường rất tốn kém. Vì vậy để đảm bảo sự an toàn, ổn định cho đê biển, bờ biển nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững cần phải có sự nghiên cứu phát triển hoàn thiện và kết hợp hài hòa giải pháp phi công trình và giải pháp công trình.

Về tuyến chỉnh trị được lựa chọn tuân thủ theo quy hoạch chỉnh trị tổng thể như đã thể hiện mục 3.2.2 trong báo cáo này.

GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ BIỂN XÃ DÂN THÀNH

GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH

Nghiên cứu dự báo xu thế diễn biến đường bờ; Xác định hành lang an toàn; Di dời khu vực có nguy cơ sạt lở cao;

biển lấn, cát bay

Xây dựng thể chế, chính sách trong công tác quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên ven biển: Cát, rừng, nước… Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức bảo vệ đê biển, bờ biển. Giải pháp bảo vệ trực tiêp Giải pháp bảo vệ gián tiếp Giải pháp bảo vệ kết hợp Thảm cây cỏ trồng trên mái đê, bờ biển. Kè biển mái nghiêng. Kè tường đứng; Giải pháp cứng: Đê ngầm phá sóng; Kè mỏ hàn,.. Giải pháp mềm: nuôi bãi; Rừng ngập mặn giảm sóng, gây bồi, rừng phòng hộ chắn cát Kết hợp giải pháp bảo vệ trực tiếp và gián tiếp; Các giải pháp cứng và mềm Quy hoạch phát triển trong tương lai;

3.1.2.1. Giải pháp phi công trình

- Cần có biện pháp quản lý và chế tài nhằm giảm các tác động trực tiếp như việc khai phá rừng ngập mặn và rừng phòng hộ quá mức (để làm vuông tôm, lấy nguyên liệu đốt,…) cũng như tác động gián tiếp như việc xây dựng các tuyến đê ngăn mặn đã làm thay đổi môi trường, khiến cho rừng ngập mặn bị suy thoái nghiêm trọng, mất chức năng giảm sóng hạn chế sạt lở.

- Cần quản lý việc khai thác cát tại bãi biển và cồn cát ven bờ biển thật chặt chẽ. Cấm khai thác cát bừa bãi. Chỉ khai thác cát tại những khu vực được cấp phép dựa trên nghiên cứu và quy hoạch cụ thể được phê duyệt.

- Tăng cường rà soát diện tích thảm rừng ngập mặn và thảm rừng phòng hộ theo từng thời điểm định kỳ, xác định các khu vực có nguy cơ suy thoái để có đề xuất tăng cường khả năng bảo vệ rừng.

- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong vùng hợp lý, tăng cường tỷ trọng lâm nghiệp tại các khu vực ven biển, cửa sông ven biển, hạn chế việc khai thác dải đất ven biển phục vụ nuôi trồng hải sản.

- Thực hiện tốt việc quy hoạch xây dựng nói chung và quy hoạch chống biển lấn, quy hoạch tuyến đê biển nói riêng, khai thác sử dụng tổng hợp vùng ven biển, phạm vi bảo vệ yêu cầu tối thiểu khoảng 300m từ mép bờ biển trở vào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tuyên truyền, vận động chính quyền, nhân dân, giáo dục học sinh ở nhà trường có ý thức bảo vệ các cồn cát ven bờ biển, tích cực trồng cây chắn sóng chắn cát, bảo vệ bờ biển, bảo vệ dải rừng ngập mặn, bảo vệ môi trường biển chung tại địa bàn.

- Ngăn chặn hoặc phối hợp ngăn chặn hiện tượng khai thác cát trái phép các cửa sông Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Trần Đề và các sông kênh nhánh để giảm thiểu các ảnh hưởng do việc thiếu hụt lượng bùn cát từ mạng sông kênh đổ ra biển hoặc vùng cửa sông.

- Về phía chính phủ, xuất phát từ việc xây dựng các đập trên thượng nguồn sông Mekong trong những thập niên gần đây đã làm giảm nguồn cung bùn cát cho vùng biển trong khu vực, làm cho diễn biến xói lở bờ biển diễn ra mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Ths NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ BIỂN KHU VỰC XÃ DÂN THÀNH, HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH (Trang 68 - 125)