4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2.3.5.2 Kết quả tính toán trường dòng chảy tại vùng nghiên cứu
Trường dòng chảy và dao động mực nước cũng là yếu tố xác định quá trình bồi xói tại VNC. Một sồ hình ảnh về trường dòng chảy tại VNC như trên hình 2.36→ 2.40.
Hình 2.36: Trường mực nước vùng nghiên cứu tại thời điểm đỉnh triều
Hình 2.37: Trường mực nước vùng nghiên cứu tại thời điểm chân triều
KVNC
Hình 2.38: Trường dòng chảy vùng nghiên cứu khi triều dâng
Hình 2.39: Trường dòng chảy vùng nghiên cứu khi triều rút
Hình 2.40: Trường mực nước vùng nghiên cứu tại thời điểm bão Linda
KVNC
KVNC
Nhận xét:
• Chế độ thủy động lực VBBDT phụ thuộc chế độ triều bán nhật triều có
cường độ rất mạnh ở Biển Đông Nam Bộ, và các hệ quả thủy văn hạ lưu sông Mekong và hải văn Biển Đông của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Đông Nam Á với sự tương phản sâu sắc giữa mùa mưa-lũ trong thời kỳ GMTN và mùa khô- kiệt trong thời kỳ GMĐB.
Nhìn chung giá trị mực nước tại các vị trí ven bờ tỉnh vào mùa Tây Nam trung bình thấp hơn vào mùa Đông Bắc vào khoảng 10-20cm.
Dòng chảy do thủy triều ra vào các cửa sông, đặc biệt là 2 cửa sông Cung Hầu và Định An, chiếm ưu thế trong số các yếu tố tự nhiên chi phối chế độ thủy động lực học khu vực ven biển Trà Vinh do vậy vị trí xã Dân Thành là nơi sự phân chia hướng dòng chảy ven bờ tại khu vực nghiên cứu khi triều dâng cũng như triều rút kể cả mùa Đông Bắc và Tây Nam.
Khu vực nghiên cứu: tốc độ dòng chảy khu vực này trung bình từ 0,2 – 0,4 m/s. So với các vị trí khác, vị trí này có dòng chảy khá ổn định.
• Trong các điều kiện thời tiết cực đoan: bão nhiệt đới cấp 12 đổ bộ vào vùng
ĐBSCL [tương tự bão Linda, năm 1997], các đợt GMĐB, GMTN, các yếu tố thủy động lực (HD) tại VBBTV tăng đột biến, dẫn đến những tác động rất tiêu cực cho VBBTV, như:
- Mực nước dâng do gió trong bão cấp 12 hoặc do GMĐB cấp 8 hoạt động liên
tục trong 2 ngày có thể làm mực nước tổng hợp lên tăng trên 3090cm so với khi
thời tiết bình thường, độ sâu ngập, thời gian và phạm vi ngập tại VNC tăng rất mạnh so với ngày bình thường, tác động của sóng và dòng chảy lên bờ biển sẽ rất mạnh, phá hủy hệ sinh thái ven bờ và cấu trúc bờ biển.
- Chế độ thủy động lực tại VNC biến động lớn khi có GMĐB mạnh và ít biến động khi có GMTN lớn.
- Tốc độ dòng chảy tổng hợp khi có bão cấp 12 hoặc khi có GMĐB và GMTN lớn tại VNC có thể tăng lên 1,3 lần (có thể lên đến 1,8m/s) so với khi lặng gió, đặc biệt lớn khi hướng gió và hướng truyền triều trùng nhau (ví dụ: GMĐB khi triều dâng và GMTN khi triều rút). Đối với các vị trí gần bờ, dòng chảy lên đến hơn 1,2 m/s. Đây là tốc độ gây xói đáy và sạt lở bờ khá mạnh, nhất là vùng đất yếu và phù sa mịn tại VNC. Tốc độ dòng chảy giữa gió mùa Đông Bắc và Tây Nam tại các vị trí không có quá nhiều chênh lệch.