CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.3. Đánh giá năng lực
1.3.2. Quy trình đánh giá năng lực
Cơ sở của ĐG: Đánh giá phải dựa trên mục tiêu đầu ra, cung cấp những minh chứng rõ ràng để có cơ sở kết luận về NL của người học. Các minh chứng thu thập được phải tương ứng với từng mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực thực hiện đã xác định.
Bối cảnh ĐG: Để ĐG người học có hay không có một NL nào đó thì người học cần được thực hiện nhiệm vụ trong một bối cảnh thực hoặc ít ra là nhiệm vụ mô phỏng gần với thực tế có thể xảy ra.
Kết luận ĐG: Chỉ có 2 kết luận được đưa ra đạt/ không đạt một NL nào đó. Điều này có lẽ là điểm còn hạn chế trong cách đánh giá NL khi chỉ kết luận là đạt hay không đạt, phạm vi kết luận quá rộng và khó có thể ĐG sát với NL mỗi cá nhân, có thể chia ra các mức độ đạt được nhỏ hơn để việc kết luận là sát thực nhất đối với NL của mỗi người. [34]
17
* Các nguyên tắc của đánh giá NL: [2]
Đảm bảo tính giá trị: Phải đo lường chính xác mức độ phát triển NL người học (đo lường các kỹ năng thành phần, chỉ số hành vi theo chuẩn đầu ra).
Đảm bảo độ tin cậy: Kết quả ĐG người học ổn định, chính xác, không bị phụ thuộc vào người ĐG và những nhiệm vụ ở các lĩnh vực học tập khác nhau. Kết quả ĐG phải thống nhất khi được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Đảm bảo tính linh hoạt: Thực hiện đa dạng các hình thức, phương pháp ĐG để người học có cơ hội thể hiện tốt nhất NL của họ (phụ thuộc vào nhịp độ, thời điểm họ đáp ứng các yêu cầu chuẩn đầu ra của NL).
Đảm bảo tính công bằng: Người ĐG và người được ĐG đều hiểu chuẩn, tiêu chí và hành vi đánh giá như nhau; công cụ ĐG không có sự thiên vị cho giới, dân tộc, vùng miền, đối tượng,... cách phân tích, xử lý kết quả chuẩn hoá để không bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ cá nhân.
Đảm bảo tính hệ thống: Kết quả ĐG chẩn đoán được sử dụng để xác nhận vùng phát triển hiện có (ZAD) của HS, từ đó lập kế hoạch cho những can thiệp sư phạm thích hợp; kết quả ĐG quá trình được sử dụng để điều chỉnh hoạt động dạy và học theo hướng chuyển sang vùng phát triển gần (ZPD) của mỗi HS; kết quả ĐG tổng kết được sử dụng để xác nhận mức độ phát triển NL của HS và lập kế hoạch can thiệp sư phạm cho giai đoạn giáo dục tiếp theo.
Đảm bảo tính toàn diện: Kết quả ĐG phải phản ánh đầy đủ sự phát triển của các thành tố và chỉ số hành vi của NL được đo lường.
Phát triển học sinh: Đảm bảo ĐG được sự tiến bộ so với chính bản thân học sinh về NL. Qua đó phát triển khả năng chịu trách nhiệm với việc học tập và giám sát sự tiến bộ của bản thân.
18
Đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Công cụ ĐG cần được thực hiện trong bối cảnh thực (cá nhân, trường lớp, dân cư, khoa học) nhằm phản ánh đúng NL của người học khi thực hành trong môi trường thực tế.
Theo Patrick Griffin, Nemah Hermosa and Esther Care (2014) [39] và Patrick Griffin (1996) [40], tiến trình đánh giá năng lực học sinh gồm 6 bước như trình bày ở mô hình dưới đây.
Sơ đồ 1.2: Quy trình đánh giá năng lực 1.3.3. Thang đánh giá năng lực
Thang đo của đánh giá NL khác với đánh giá kiến thức, kĩ năng thông thường ở chỗ nó được thiết kế dựa trên quy chuẩn các mức độ phát triển năng lực của người học chứ không theo quy chuẩn việc người đó đạt hay không một nội dung đã được học.
Đánh giá NL tập trung vào sự phát triển, tiến bộ của người học hơn là đánh giá, xếp hạng người học. Ở một độ tuổi nhất định thì mức năng lực đạt được ở mỗi người rất khác nhau. Ngoài mục tiêu thì cách phân tích, xử lí kết quả của hai hình thức ĐG này cũng có phần khác biệt. Trong ĐG kiến thức, kĩ năng, học sinh càng đạt được nhiều
19
đơn vị kiến thức, kĩ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn, tức là kết quả ĐG phụ thuộc vào số lượng nhiệm vụ đã hoàn thành. Còn trong đánh giá NL, HS thực hiện được nhiệm vụ càng khó và phức tạp hơn sẽ được coi là có NL cao hơn, tức là kết quả ĐG phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ đã hoàn thành. [4]
Lĩnh vực được đánh giá phổ biến nhất trong giáo dục là lĩnh vực nhận thức. Lĩnh vực này theo Bloom bao gồm 6 mức độ theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp: Nhớ Hiểu Áp dụng Phân tích Tổng hợp Đánh giá (định giá). [2]
Bảng 1.1: Cấp độ nhận thức theo Bloom Cấp độ nhận thức
Nội dung các cấp độ Đánh giá
(Evaluation)
Chứng minh, đánh giá, quyết định, thẩm định, … (đây là mức độ nhận thức cao nhất).
Tổng hợp (Synthesis) Phạm trù hóa, lập kế hoạch, thiết kế, tổ chức, …
Phân tích (Analynis)
Phân biệt, đối chiếu, so sánh, phân tích, …
Áp dụng ( Application)
Ứng dụng, liên hệ, phân loại, phát triển, cấu trúc lại, lựa chọn, …
Hiểu (Comprehention)
Dịch ra, chuyển hóa, sắp xếp, giải thích, dự đoán, bổ sung, …
20 Nhớ
(Knowledge)
Xác định, phân biệt, nhớ lại, nhận ra, viết ra, kể lại, …