Phân tích chất lượng câu hỏi

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chương mắt và các dụng cụ quang học - vật lý 11 (Trang 70 - 75)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Phân tích chất lượng câu hỏi

Chúng tôi đã sử dụng lý thuyết khảo thí cổ điển trong việc tính toán các chỉ số chất lượng cho từng câu hỏi, gồm độ khó và độ phân biệt.

Xét các câu hỏi tình huống 1:

Bảng 3.4: Biểu diễn độ khó, độ phân biệt các câu hỏi trong tình huống 1

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

P 0.19 0.04 0.44 0.26 0.05 0.08 0.26 0

D 0.26 0.04 0.22 0.26 0.16 0.04 0.24 0.2

Câu 9 10 11 12 13 14 15

Tổng điểm

Tần suất Phần trăm

Tổng phần trăm

Giá trị 2.00 1 1.4 1.4

2.50 1 1.4 2.7

3.00 5 6.8 9.6

3.50 9 12.3 21.9

4.00 14 19.2 41.1

4.50 20 27.4 68.5

5.00 11 15.1 83.6

5.50 8 11.0 94.5

6.00 2 2.7 97.3

6.50 2 2.7 100.0

Total 73 100.0

62

P 0 0.04 0.07 0.60 0.01 0 0.08

D -0.12 0.14 0.14 0.3 -0.02 0.16 0.28

Bảng 3.5: Biểu diễn phần trăm đạt được ở các cấp độ của từng câu hỏi trong tình huống 1

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Cấp độ 1 8.22 5.58 2.74 0 17.81 6.85 13.7 26.03 Cấp độ 2 69.86 90.51 53.42 73.97 76.71 80.82 58.9 72.6 Cấp độ 3 21.92 3.91 43.84 26.03 5.48 12.33 27.4 0

Câu 9 10 11 12 13 14 15

Cấp độ 1 93.15 8.22 15.07 5.48 49.32 12.33 43.84 Cấp độ 2 6.85 84.93 78.08 34.25 46.58 79.45 36.99

Cấp độ 3 0 4.11 6.85 60.27 1.37 0 8.22

Theo Oster lind (1989) độ khó P nên nằm trong khoảng từ 0,4 – 0,8. Dưới 0,4 nghĩa là câu hỏi quá khó và trên 0,8 là quá dễ đối với nhóm học sinh khảo sát. Theo Ebel (1956) đề xuất rằng các câu hỏi nên có chỉ số phân biệt >=0,3. Tuy nhiên thì 1 số tác giả cho rằng độ phân biệt nên nằm trong khoảng từ 0,25 – 0,75.

Từ bảng số liệu 3.4 và bảng 3.5 có thể thấy:

Những câu hỏi nằm trong độ khó cho phép là câu 3 và câu 12. Không có câu hỏi nào thuộc câu hỏi dễ. Các câu hỏi được xếp vào loại khó, đặc biệt là các câu 8, 9, 14

63

không có HS nào trả lời đúng hoàn toàn. Câu 8 và câu 9 nằm trong bước 3 – Thiết lập kế hoạch giải quyết vấn đề là bước người học cần vạch định được nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề. Ở câu 8, 72,6% các em đạt cấp độ 2 và không em nào đạt cấp độ 3, các em đa phần chọn đáp án nguyên nhân dẫn tới tình trạng mắt 3 và bỏ qua một nguyên nhân khái quát đơn giản hơn vì các em vẫn thiên về cách chọn một đáp án đúng cho 1 câu hỏi; Câu 9 là câu hỏi liên quan tới thực tế, các bước đi khám mắt để chẩn đoán tật ở mắt thì đa số các em không chọn được đúng, đủ các bước cần tiến hành và trở thành câu hỏi khó đới với học sinh khi phải lựa chọn; Câu 14 có 79,45% học sinh đạt cấp độ 2, là câu ở bước 4 – khái quát hóa chiến lược và giải pháp tổng thể, các em nhận biết được đeo kính cho mắt cận để mắt có thể nhìn xa vô cực mà không phải điều tiết nhưng không em nào chọn đáp án đeo kính để đưa điểm cực cận của mắt về với điểm cực cận của mắt bình thường do các em nóng vội khi trả lời câu hỏi và không đọc kĩ câu trả lời để suy luận các đáp án khác có đúng hay không.

Những câu hỏi có độ phân biệt thỏa mãn gồm các câu 1, 4, 12, 15; những câu chưa thỏa mãn gồm các câu 2,3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14; đặc biệt là các câu 9 và 13 có độ phân biệt D<0. Từ nhận định trên của câu hỏi 9, tôi cần phải sửa đổi lại câu hỏi để có được câu hỏi phù hợp hơn với học sinh, có thể chuyển câu hỏi 9 thành câu hỏi tự luận để các em tự trả lời và sẽ dựng rubic chấm điểm sao cho phù hợp với 4 bước năng lực giải quyết vấn đề, vì đối với một tình huống thực tế để nhận biết đầy đủ mọi khía cạnh của một vấn đề là khá khó khăn. Câu 13 cũng vừa là câu hỏi khó và có độ phân biệt yếu giữa số học sinh trả lời đúng một đáp án và học sinh không trả lời được đáp án đúng nào, số học sinh trả lời hoàn hảo chiếm phần trăm nhỏ là 1,37%.

Trong tình huống 1 này có câu hỏi số 12 là có độ khó và độ phân biệt tốt hơn cả.

Câu hỏi số 1 là câu hỏi ĐG năng lực GQVĐ khá tốt nhưng số HS trả lời hoàn hảo lại chiếm phần trăm thấp do khi các em làm bài khá chủ quan, nhiều em chưa quen với bài kiểm tra dưới hình thức chọn nhiều đáp án đúng trong một câu.

Bảng 3.6: Biểu diễn độ khó, độ phân biệt các câu hỏi trong tình huống 2

64 Bả

ng 3.7:

Biểu diễn phần trăm

đạt được ở các cấp độ của từng câu hỏi trong tình huống 2

Theo bảng 3.6 và bảng 3.7, ta thấy:

Khác với tình huống 1, trong tình huống 2 có 5 câu tự luận thì câu hỏi 19 và câu hỏi 20 hai câu hỏi khó. Theo bảng các bước năng lực GQVĐ, hai câu trên thuộc bước 3 và bước 4 nên để đạt được cấp độ cao hơn thì độ khó nhiệm vụ học sinh phải hoàn thành càng tăng. Đối với câu 20 có độ phân biệt giữa các học sinh thấp, số học sinh trả lời đúng hoàn hảo 4,11 % là rất ít so với số học sinh không trả lời đúng đáp án nào 94,52% và số học sinh đạt cấp độ 2 là 1,37%. Câu hỏi số 16 là câu hỏi khá tốt trong tình huống này có độ khó và độ phân biệt tốt (P=0,75; D=0,44) với 61,64% số học sinh đạt cấp độ 3.

Câu 16 17 18 19 20

P 0.75 0.29 0.42 0.16 0.05

D 0.44 0.46 0.3 0.2 0.14

Câu 16 17 18 19 20

Cấp độ 1 12.33 69.86 26.03 73.97 94.52

Cấp độ 2 26.03 2.74 63.01 20.55 1.37

Cấp độ 3 61.64 27.4 10.96 5.48 4.11

65

Bảng 3.8: Biểu diễn độ khó, độ phân

biệt các câu hỏi ở các bước

Bảng 3.9: Biểu diễn phần trăm đạt được của từng cấp độ trong các bước

P D

B1 0.22 0.17

B2 0.16 0.18

B3 0.17 0.13

B4 0.03 0.14

B1 B2 B3 B4

Cấp độ 1 19.75 12.88 42.74 41.65

Cấp độ 2 48.51 70.68 42.47 49.86

Cấp độ 3 31.74 16.44 14.79 8.49

66

Dựa vào bảng 3.8 và bảng 3.9 thấy, các bước có độ khó và độ phân biệt chưa được tốt lắm. Nhưng, nhìn chung vào số liệu này ta thấy được học sinh GQVĐ được ở bước nào thì đòi hỏi HS cần vận dụng năng lực GQVĐ cao hơn khi càng tới bước thể hiện GQVĐ ở mức độ hoàn hảo.

Hình 3.1: Phân bố học sinh theo cấp độ trả lời các câu hỏi ở từng bước

Từ những kết quả trên, về tổng thể có thể thấy đề thi khá khó so với năng lực của học sinh và nhiều câu có sự phân biệt chưa tốt cần phải điều chỉnh lại.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chương mắt và các dụng cụ quang học - vật lý 11 (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)