Các yếu tố về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và khả năng tích lũy các bon của rừng vầu đắng (indosasa angustata mc clure) thuần loài tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 33)

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.2.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên

Với vị trí địa lý từ 105025’ đến 105043’kinh độ Đông, từ 21057’ đến 22025’ vĩ độ Bắc, trung tâm huyện lỵ là Thị trấn Bằng Lũng, cách thành phố Bắc Kạn khoảng 40 km theo tỉnh lộ ĐT 257. Huyện có hệ thống giao thông khá thuận lợi như đường tỉnh lộ: 254. 254B, 255, 257 nối với các tỉnh như Tuyên Quang, Thái Nguyên ...và các đường liên xã tương đối hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi trọng việc giao lưu thương mại, phát triển kinh tế - xã hội, du lịch...

Chợ Đồn là huyện miền núi vùng cao, có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây với các dạng địa hình phổ biến như:

- Địa hình núi đất: Gồm các xã phía Nam và thị trấn Bằng Lũng, núi đất có độ cao phổ biến từ 400 - 600m, độ dốc bình quân từ 20o - 250. Địa hình chia cắt mạnh, đây được đánh giá là những vùng có thể phát triển trồng rừng Keo phù hợp nhất trên địa bàn huyện Chợ Đồn;

- Địa hình thung lũng: Phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy núi cao, nơi đây có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển canh tác nông lâm kết hợp.

- Địa hình núi đá vôi: Gồm các xã phía Bắc thuộc cao nguyên đá LangCaPhu kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng. Địa hình chia cắt phức tạp bởi những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1.000m (núi Phia Khao - xã Bản Thi) xen giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 250 – 300 . Đây là đầu nguồn của các con sông chảy vào hồ Ba Bể;

B. Khí hậu

Chợ Đồn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau), giá lạnh nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,2oc (Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 26,5oc và thấp nhất là 20,80c). Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6,7,8 (280c - 290c), nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1,2 (130c), có năm xuống tới (20c). Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,50c. Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu Chợ Đồn còn có những đặc trưng khác như sương mù. Một năm bình quân có khoảng 87 - 88 ngày sương mù, vào các tháng 10,11 số ngày sương mù thường cao hơn. Về mùa đông các xã vùng núi đá vôi thường xuất hiện sương muối; mưa đá là hiện tượng xảy ra không thường xuyên. Lượng mưa thuộc loại thấp bình quân 1.115mm/năm, các tháng có lượng mưa lớn 6,7 có ngày mua tới 340mm/ ngày, lượng mưa thấp nhất là 12 và tháng 1 năm sau 1,5mm/ ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình 82%, thấp nhất vào tháng 2 với 79% và cao nhất vào tháng 7 tới 88%. Lượng bốc hơi trung bình năm là

830mm, thấp nhất là tháng 1 với 61mm, cao nhất là tháng 4 với 88mm. Tổng số giờ nắng trung bình đạt 1.586 giờ, thấp nhất là tháng 1 có 54 giờ cao nhất là tháng 8 với 223 giờ.

C. Tài nguyên đất đai

Với tổng diện tích tự nhiên của huyện là 91.115ha; Trong đó diện tích sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp có 5.005,85ha, chiếm 5,49%

tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp có 64.731,22ha, chiếm 71,04%; đất chuyên dùng có 4.890,79 ha, chiếm 5,37 %; đất ở có 483,53ha, chiếm 0,53%; đất chưa sử dụng có 14.268,61ha, chiếm 15,66%. Diện tích đất nông nghiệp không đáng kể bình quân là 1.038m2 /người; đất lâm nghiệp bình quân là 1,34ha/người; diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất đồi núi còn 12.925,78ha, đây thật sự là tiềm năng lớn để phát triển sản xuất lâm nghiệp.

Về thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện Chợ Đồn có các loại đất sau:

+ Đất feralit nâu vàng phát triển trên đá vôi, phân bố ở vùng phía Bắc của huyện từ Thị trấn Bằng Lũng đến xã Nam Cường. Đất tơi xốp, độ ẩm cao, tầng đất dầy, hàm lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ mùn 1,9 - 3,5%.

+ Đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét và đá biến chất, phân bố ở vùng đồi núi thấp thuộc các xã phía Nam. Đất có tầng dầy trung bình, có thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc pha sét. Ở những nơi có thảm thực bì rừng che phủ có tỷ lệ mùn khá cao ( 3 - 3,5%), tỷ lệ đạm trung bình, đất thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp, ở những nơi có độ dốc thấp, gần nguồn nước có thể trồng cây ăn quả.

+ Đất dốc tụ và phù sa: Sản phẩm của quá trình bồi tụ và sa lắng của sông suối phân bố ở các thung lũng và dọc theo các con sông, suối. Tầng đất dày, có thành pần cơ giới từ thịt nặng đến sét, đất hơi chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp cho trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, lạc, đậu tương.

D. Thuỷ văn

Huyện Chợ Đồn có hệ thống suối khá dầy đặc nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn sông Cầu, Sông Năng, sông Phó Đáy, sông Bình Trung với đặc điểm chung là đầu nguồn, lòng sông hẹp, dốc, thủy chế thất thường. Giao thông đường sông không thể phát triển được do sông, suối dốc, lắm thác ghềnh, một số con suối cạn vào mùa khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh có thể xảy ra lũ quét.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và khả năng tích lũy các bon của rừng vầu đắng (indosasa angustata mc clure) thuần loài tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)