Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.5. Tính toán xử lý số liệu
Dựa trên kết quả điều tra ô tiêu chuẩn thực hiện tính toán xử lý số liệu như sau:
a. Phương pháp tính toán sinh khối
* Xác định sinh khối tươi (Wt) cây tiêu chuẩn và rừng Vầu đắng Sinh khối tươi cây tiêu chuẩn theo công thức:
Wt = Wt(th) + Wt(c) + Wt(l) + Wt(tn) (kg/cây) (2.1) Sinh khối tươi/ha được tính bằng tổng sinh khối tươi các cây ở 3 cấp tuổi : Wt/ha = Wttuổi1 x Ntuổi1/ha + Wttuổi2 x Ntuổi2/ha + Wttuổi3 x Ntuổi3/ha (3.2) Trong đó:
Wt(th), Wt(c),Wt(l), Wt(tn): sinh khối tươi bộ phận thân, cành, lá và thân ngầm.
N: số cây trong 1 ha.
* Xác định sinh khối khô (Pk) cây tiêu chuẩn và rừng Vầu đắng Sinh khối khô từng bộ phận cây tiêu chuẩn theo công thức:
Pki= Wti x
i ki
M
W (2.2)
Trong đó:
Pki là sinh khối khô bộ phận i của cây tiêu chuẩn.
Wti là sinh khối tươi bộ phận i cây tiêu chuẩn.
Wki là khối lượng mẫu khô của bộ phận i sau khi sấy.
Mi là khối lượng mẫu tươi bộ phận i cây tiêu chuẩn.
Tổng sinh khối khô của cây tiêu chuẩn được tính như sau:
Pk (cây) = Pk (th) + Pk (c) + Pk (l) + Pk (tn) (kg/cây) (2.3) Tổng sinh khối khô trên ha được tính như sau:
Pk (ha) = Pk(cây) x N/ha (tấn/ha) (2.4)
Trong đó: Pk (th), Pk (c), Pk (l), Pk (r) là sinh khối thân, cành, lá, thân ngầm khô.
* Xác định sinh khối của cây bụi, thảm tươi
Sinh khối các bộ phận cây bụi thảm tươi, trong 1 ha được tính theo công thức:
Mt = mt x 10000 (tấn/ha) (2.5) Trong đó:
Mt: là sinh khối khô hoặc sinh khối tươi của tất cả các bộ phận (thân và cành, lá) của cây bụi thảm tươi trong 1 ha
mt là khối lượng trung bình của cây bụi thảm tươi trong 5 ô dạng bản (kg/m2).
Sinh khối vật rơi rụng trên 1 ha được tính theo công thức:
MRr = mRr x 10000 (tấn/ha) (kg/ha) (2.6) Trong đó: MRr là sinh khối khô hoặc sinh khối tươi các bộ phận i của vật rơi rụng trong 1 ha; mRr là khối lượng trung bình bộ phận tương ứng của vật rơi rụng trong 5 ô dạng bản (kg/m2).
b. Phương pháp tính toán lượng các bon tích lũy
* Xác định lượng các bon tích lũy (Ck) cây tiêu chuẩn và rừng Vầu đắng Hàm lượng carbon trong sinh khối được tính theo công thức như sau:
Cki = Pki x Ci(%) (2.7)
Trong đó: Cki là lượng các bon tích lũy trong bộ phận i cây tiêu chuẩn;
Pki là sinh khối khô bộ phận i cây tiêu chuẩn; Ci(%) là tỷ lệ % các bon tích lũy trong sinh khối khô bộ phận i và Ci=50% (Theo IPCC, 2006) [23].
Tổng lượng carbon của cây tiêu chuẩn được tính như sau:
Ck= Ck(th) + Ck(c) + Ck(l) + Ck(tn) (kg/cây) (2.8) Tổng lượng các bon tích luỹ trên 1 ha là:
Ctổng (tấn/ha) = Ck × N/ha (tấn/ha) (2.9) Trong đó: Ck (th), Ck (c), Ck (l), Ck (tn) là lượng các bon thân, cành, lá, thân ngầm.
* Lượng các bon tích lũy trong cây bụi thảm tươi được tính theo công thức:
Mki MkikCi(%) (2.10) Trong đó:
Mkilà lượng các bon tích lũy trong cây bụi thảm tươi
k
Mki là sinh khối khô của bộ phận thứ i
Ci(%) là tỷ lệ % các bon trong sinh khối khô bộ phận i và Ci=50%
(Theo IPCC, 2006) [23].
Lượng các bon tích lũy trong vật rơi rụng được tính theo công thức:
i ki
ki M k C
M (%) (2.11) Trong đó:
Mkilà lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng.
Mkik là sinh khối khô của bộ phận thứ i.
Ci(%) là tỷ lệ % carbon trong sinh khối khô bộ phận i và Ci=50% (Theo IPCC, 2006) [23].
* Công thức tính lượng CO2 hấp thụ CO2 = C ×
12
44 (tấn/ha) (Theo Hairiah K. và cs, 2010) [21] (2.12) Trong đó: C là lượng carbon của cây tích lũy.
* Tính lượng các bon tích lũy trung bình theo thời gian
Trong nghiên cứu này, thông tin về tích lũy các bon sẽ được sử dụng để tính toán lượng các bon tích lũy trung bình theo thời gian.
Các bon tích lũy trung bình theo thời gian được tính theo công thức (Hairiah K. và cs., 2011) [21]:
Cta= (Ic x Tf)/2 (2.2) Trong đó: Cta (tấn C/ha) là lượng các bon tích lũy trung bình theo thời gian; Ic = Cs/Tf (tấn C/ha/năm); Tf là tuổi (năm) của rừng cho đến khi đo mẫu, đối với rừng tự nhiên Tf = 50 năm; Cs (tấn/ha) là lượng các bon tích lũy tại thời điểm đo mẫu.
Chương 3