Đặc điểm sinh khối khô lâm phần Vầu đắng thuần loài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và khả năng tích lũy các bon của rừng vầu đắng (indosasa angustata mc clure) thuần loài tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 54 - 59)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Sinh khối rừng Vầu đắng thuần loài huyện Chợ Đồn

3.2.3. Đặc điểm sinh khối khô lâm phần Vầu đắng thuần loài

Sinh khối khô cây tiêu chuẩn được xác định sau khi đã được sấy khô. Kết quả xác định sinh khối cây tiêu chuẩn loài Vầu đắng được trình bày tại bảng 3.10 và Phụ lục 1.

Những dẫn liệu tại bảng 3.10 cho thấy giá trị trung bình (tính trung bình dựa trên 9 cây tiêu chuẩn ở mỗi cấp tuổi trên một xã) sinh khối khô cây tiêu chuẩn loài Vầu đắng tại huyện Chợ Đồn: cây cấp tuổi 1 biến động từ 8,50 - 8,58 kg/cây; cây cấp tuổi 2 biến động từ 8,23 - 9,52 kg/cây; cây cấp tuổi 3 biến động từ 8,44 - 9,60 kg/cây.

Tỷ lệ đóng góp của các phần trong cây tiêu chuẩn. Ở cấp tuổi 1 lá chiếm 8,01 - 8,74 %, cành 18,60 - 19,47 %, thân 64,84 - 66,98 % và thân ngầm 6,41 - 6,95 %; Ở cấp tuổi 2 lá chiếm 7,57 - 9,23 %, cành 18,95 - 22,13 %, thân 63,94 - 64,53 % và thân ngầm 6,36 - 7,28 %; Ở cấp tuổi 3 lá chiếm 8,23 - 8,89 %, cành 17,90 - 22,13 %, thân 63,57 - 66,28 % và thân ngầm 6,07 - 6,94 %.

Bảng 3.10. Sinh khối trung bình cây tiêu chuẩn Cấp tuổi

Sinh khối khô (kg/cây)

Nơi lấy mẫu Cành Thân Thân

ngầm

Tổng SK

1 0,68 1,58 5,69 0,54 8,50 Ngọc Phái

1 0,75 1,67 5,56 0,60 8,58 Phong Huân

2 0,72 2,11 6,09 0,61 9,52 Ngọc Phái

2 0,76 1,56 5,31 0,60 8,23 Phong Huân

3 0,79 2,12 6,10 0,58 9,60 Ngọc Phái

3 0,75 1,51 5,59 0,59 8,44 Phong Huân

3.2.3.2. Đặc điểm sinh khối khô các cá thể cây Vầu đắng

Sinh khối khô của thực vật là khối lượng vật chất khô kiệt sau khi được sấy trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 1050C và thời gian 6 - 8 giờ. Sinh khối khô của cây Vầu đắng bao gồm sinh khối khô của thân, cành, lá và thân ngầm của cây. Như vậy, sinh khối khô của các bộ phận là sinh khối tươi trừ đi hàm

lượng nước trong các bộ phận đó. Kết quả xác định sinh khối khô cho rừng Vầu được tổng hợp ở bảng 3.11 và 3.12.

Những dẫn liệu tại bảng 3.11 và 3.12 cho thấy sinh khối khô trong hợp phần cây Vầu trong rừng Vầu đắng biến động từ 24,36 - 41,70 tấn/ha. Trong đó, trung bình sinh khối thân chiếm 58,4 %, cành chiếm 16,39 %, lá chiếm 19,22 % và thân ngầm chiếm 5,99 % (Hình 3.1).

Hình 3.1. Tỷ lệ sinh khối khô các hợp phần của cây Vầu

Bảng 3.11. Sinh khối khô các cá thể cây Vầu đắng tại xã Ngọc Phái OTC

Sinh khối khô các bộ phận

(tấn/ha) Tổng

(tấn/ha)

Thân Cành Thân

ngầm

1 22,07 6,77 2,37 2,11 33,32

2 18,63 4,83 2,01 1,36 26,83

3 17,08 6,37 2,36 1,94 27,75

4 19,68 5,12 1,75 1,58 28,12

5 19,25 6,20 1,59 1,23 28,28

6 18,33 7,17 2,28 2,10 29,88

7 17,25 6,50 2,44 1,87 28,06

8 20,63 6,17 2,62 1,64 31,07

9 18,43 6,75 2,07 1,81 29,07

TB 19,04 6,21 2,17 1,74 29,15

Bảng 3.12. Sinh khối khô các cá thể cây Vầu đắng tại xã Phong Huân OTC

Sinh khối khô các bộ phận

(tấn/ha) Tổng

(tấn/ha)

Thân Cành Thân ngầm

1 17,93 2,21 5,06 1,85 27,05

2 15,07 2,43 5,15 1,71 24,36

3 18,68 2,73 5,68 1,75 28,84

4 16,98 3,19 8,68 1,91 30,76

5 16,73 5,18 8,73 1,74 40,39

6 17,65 4,59 8,55 1,81 41,70

7 14,35 4,75 7,35 1,72 35,17

8 15,35 4,52 7,35 1,70 36,92

9 15,43 4,22 6,31 1,84 32,79

TB 16,46 3,76 9,52 1,90 33,11

3.2.3.3. Tổng sinh khối khô toàn lâm phần Vầu đắng thuần loài

Sinh khối khô của lâm phần là tổng trọng lượng khô kiệt của các thành phần nghiên cứu trong cả lâm phần trên một đơn vị diện tích (tính bằng tấn/ha). Đề tài đã tiến hành chặt hạ đo đếm sinh khối tươi sau đó đem sấy khô kiệt, tổng sinh khối khô bao gồm: tầng cây vầu; cây bụi, thảm tươi và thảm mục. Kết quả xác định tổng sinh khối khô cho lâm phần Vầu đắng thuần loài được tổng hợp ở bảng 3.13 và 3.14.

Bảng 3.13. Sinh khối khô rừng Vầu đắng thuần loài tại xã Ngọc Phái

OTC

Sinh khối khô lâm phần

Tổng (tấn/ha)

Vầu đắng Thảm tươi Thảm mục

K. lượng (tấn/ha)

Tỷ lệ (%)

K. lượng (tấn/ha)

Tỷ lệ (%)

K. lượng (tấn/ha)

Tỷ lệ (%)

1 33,32 72,09 4,68 10,13 8,22 17,78 46,22

2 26,83 69,20 2,99 7,71 8,95 23,08 38,77

3 27,75 70,59 3,82 9,72 7,74 19,69 39,31

4 28,12 68,54 4,11 10,02 8,8 21,45 41,03

5 28,28 70,17 4,47 11,09 7,55 18,73 40,30

6 29,88 72,77 3,31 8,06 7,87 19,17 41,06

7 28,06 68,37 4,02 9,80 8,96 21,83 41,04

8 31,07 72,09 4,32 10,02 7,71 17,89 43,10

9 29,07 70,75 3,93 9,56 8,09 19,69 41,09

TB 29,15 70,51 3,96 9,57 8,21 19,92 41,32

Dẫn liệu tại bảng 3.13 cho thấy tổng sinh khôi khô trung bình toàn lâm phần Vầu đắng tại xã Ngọc Phái dao động từ 38,77 - 46,22 tấn/ha, trung bình đạt 33,11 tấn/ha. Cấu trúc sinh khối khô của toàn lâm phần Vầu đắng tập trung chủ yếu ở sinh khối khô của cây Vầu đắng với tỷ lệ chiếm trung bình là 70,51%; tiếp đến là sinh khối khô của thảm mục chiếm trung bình 19,92 %; và thấp nhất là sinh khối khô cây bụi, thảm tươi chiếm trung bình 9,57%.

Bảng 3.14. Sinh khối khô rừng Vầu đắng thuần loài tại xã Phong Huân

OTC

Sinh khối khô lâm phần

Tổng (tấn/ha)

Vầu đắng Thảm tươi Thảm mục

K. lượng (tấn/ha)

Tỷ lệ (%)

K. lượng (tấn/ha)

Tỷ lệ (%)

K. lượng (tấn/ha)

Tỷ lệ (%)

1 27,05 69,36 4,93 12,64 7,02 18,00 39,00

2 24,36 69,11 3,70 10,50 7,19 20,40 35,25

3 28,84 73,53 3,55 9,05 6,83 17,41 39,22

4 30,76 76,01 2,44 6,03 7,27 17,96 40,47

5 40,39 80,23 2,78 5,52 7,17 14,24 50,34

6 41,7 80,32 2,98 5,74 7,24 13,94 51,92

7 35,17 77,93 3,25 7,20 6,71 14,87 45,13

8 36,92 80,98 2,07 4,54 6,6 14,48 45,59

9 32,79 75,87 3,20 7,40 7,23 16,73 43,22

TB 33,11 75,93 3,21 7,63 7,03 16,45 43,35

Dẫn liệu tại bảng 3.14 cho thấy tổng sinh khối khô trung bình toàn lâm phần Vầu đắng tại xã Phong Huân dao động từ 35,25 - 51,92 tấn/ha, trung bình đạt 43,35 tấn/ha. Sinh khối khô của cây Vầu đắng chiếm tỷ lệ chiếm trung bình là 75,93%; tiếp đến là sinh khối khô của thảm mục chiếm trung bình 16,45 %; và thấp nhất là sinh khối khô cây bụi, thảm tươi chiếm trung bình 7,63 %.

Từ dẫn liệu bảng 3.13, 3.14 của 02 xã cho thấy tổng sinh khối khô trung bình dao động từ 35,25 – 51,92 tấn/ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và khả năng tích lũy các bon của rừng vầu đắng (indosasa angustata mc clure) thuần loài tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)